Không dùng tiền mặt – thói quen mới của người Việt
Nếu vào khoảng những năm 2005 – 2006, khi mới xuất hiện tại Việt Nam, giao dịch không dùng tiền mặt ít được quan tâm thì chỉ sau 14 năm, tỉ lượng người dùng internet banking, mobile banking và ví điện tử tăng lần lượt 64% và 198%.
Trong chuỗi hoạt động của cuộc thi ACB WIN 2020, ACB đã tổ chức buổi thảo luận trực tuyến chủ đề “ Xã hội không tiền mặt” dành cho cộng đồng vào hôm qua như một hướng cung cấp thêm thông tin cho các bạn quan tâm đến cuộc thi.
Một xu hướng đang dần thành thói quen
Host của buổi livestream, ông Nguyễn Trần Nam (Phó Giám Đốc – Phòng Ngân hàng số ACB) đã mở đầu bằng câu chuyện “quên mang ví tiền” dành cho các diễn giả.
Trước đây, nếu quên ví, chúng ta sẽ nghĩ đến việc mượn đỡ tiền ai đó xài tạm hoặc “thê thảm” hơn là phải ráng không chi tiêu khi đó. “Nhưng bây giờ, chúng ta có thể nghĩ đến phương án dùng điện thoại thông minh để thanh toán” – ông Từ Tiến Phát (Phó Tổng Giám Đốc ACB). Bà Nguyễn Ngọc Như Uyên (Phó Tổng Giám Đốc ACB) bật mí thêm, sắp tới, nếu cần tiền mặt mà lỡ quên mang ví thì khách hàng của ACB có thể dùng hình thức rút tiền không cần thẻ ‘cash by code’ tại ATM/CDM trên toàn hệ thống.
Việc thanh toán không tiền mặt đang chuyển dịch từ xu hướng dần thành thói quen chi tiêu mỗi ngày. Thật ra, phần lớn người dùng cũng đã quen sử dụng thẻ thay cho tiền mặt từ trước đây. Hiện nay, không chỉ khách hàng cá nhân mà doanh nghiệp cũng sử dụng thẻ để kiểm soát dòng tiền, ứng tiền nhanh tức thời hay chi lương tự động.
Theo ông Nguyễn Hiếu Nhân (Giám Đốc Khối KHDN ACB), nhiều doanh nghiệp bán lẻ còn khuyến khích khách hàng thanh toán không tiền mặt. Họ tăng các máy POS, QR code nhằm giảm thiểu chi phí kiểm đếm, chi phí đổi tiền lẻ, nạp rút tiền mặt. Trong thời gian tới, ACB còn cho ra mắt softPOS.
Sự canh tranh giữa các hình thức thanh toán không tiền mặt
Video đang HOT
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các giải pháp hữu ích để phục vụ thói quen không dùng tiền mặt đã tạo nên sự “cạnh tranh lành mạnh” giữa các hình thức thanh toán.
Một câu hỏi thú vị đặt ra: hình thức nào sẽ chiếm ưu thế? Ông Phát khẳng định sự cạnh tranh là hiển nhiên, và giải pháp nào tạo được sự gắn kết của khách hàng lớn hơn sẽ giành lợi thế. Như trường hợp của các ví điện tử thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi khi giao dịch qua ví, do có quá nhiều lựa chọn nên khi ví này hết khuyến mãi người dùng sẽ nhanh chóng chuyển sang dùng ví khác.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất không phải sự cạnh tranh giữa các loại hình sản phẩm/dịch vụ mà là giữ chân được khách hàng. Chương trình gắn kết khách hàng rất quan trọng, phải hấp dẫn và giúp khách hàng dễ dàng sử dụng các ưu đãi dành riêng cho mình. Khách hàng tích lũy điểm thưởng cho tất cả các giao dịch với ACB và có thể đổi điểm thành 120 loại quà tặng khác nhau, tất cả đều trên nền tảng số. Lifestyle App của ACB là một ứng dụng như vậy.
Tăng sự an tâm cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ số
Thống kê của NHNN cho thấy, tăng trưởng số lượng và giá trị giao dịch thanh toán điện tử năm 2019 qua kênh mobile banking lần lượt là 198% và 210%; các kênh ineternet banking và ví điện tử cũng đều tăng trưởng khoảng 37-86% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng ấn tượng này cũng kéo theo những hệ lụy với sự gia tăng các hình thức lừa đảo, hack thẻ ngày càng tinh vi hơn. Các hình thức giao dịch không dùng tiền mặt có an toàn hơn truyền thống không?
Bà Như Uyên cho biết nhiều năm qua, ACB đầu tư mạnh tay cho việc tăng cường bảo mật hệ thống công nghệ ngân hàng khi xu hướng dịch chuyển kênh giao dịch lên online ngày càng tăng, đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm số mang tính an toàn cao.
Sau khi đưa ra một số hướng dẫn giúp khách hàng bảo mật thông tin khi mua sắm online, mua sắm tại máy POS, ông Nguyễn Tâm Khoa (Giám đốc Trung Tâm Thẻ ACB) cũng tiết lộ: “ACB sẽ tiến thêm một nấc thang nữa, thanh toán thẻ mà chỉ chạm thẻ vào máy chứ không trao tay thì càng an toàn. Rõ ràng, với thẻ contactless (thẻ táp vào máy POS) chủ thẻ ACB hoàn toàn tận hưởng tiện ích này”.
ACB đang cải tiến, bổ sung các tính năng và sản phẩm mới trên internet banking và mobile banking như tính năng rút tiền tại ATM không cần thẻ, sản phẩm bảo hiểm hoàn toàn online, sản phẩm tiết kiệm tích lũy online… đồng thời cũng mở thêm tiện ích để tiếp cận khách hàng mới mà không cần gặp trực tiếp thông qua việc sắp triển khai giải pháp eKYC để mở tài khoản, e-form cho cả KHCN và KHDN.
Cuộc thi ACB WIN 2020 đang mở cổng nhận bài dự thi cho chủ đề “Xã hội không tiền mặt” từ nay đến hết 30.09.2020. Bạn có thể truy cập https://win.acb.com.vn/ để biết thông tin chi tiết về cuộc thi.
Hiểm họa hacker dùng kỹ thuật “jackpotting” để đánh lừa máy ATM tự động phun tiền mặt
Hàng chục siêu thị, cửa hàng tại TP.HCM dán nhãn 'Thanh toán không tiền mặt'
Tại siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh, những tấm nhãn "Thanh toán không tiền mặt" đã được dán tại quầy thu ngân, nơi có các thiết bị POS, QR code hay ví điện tử dùng thanh toán cho khách mua hàng
Siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh, một số sạp chợ An Đông, cây xăng.... là những điểm bán lẻ đầu tiên được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đến dán nhãn 'thanh toán không tiền mặt' nhân chuỗi hoạt động hưởng ứng ngày không tiền mặt (16/6) tại TP.HCM
Hàng chục siêu thị, cửa hàng tại TP.HCM dán nhãn 'Thanh toán không tiền mặt'
Thanh toán không tiền mặt ở chợ
Tại siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh, những tấm nhãn "Thanh toán không tiền mặt" đã được dán tại quầy thu ngân, nơi có các thiết bị POS, QR code hay ví điện tử dùng thanh toán cho khách mua hàng. Tại chợ An Đông quận 5, biểu tượng "Thanh toán không tiền mặt" được dán một số sạp của tiểu thương để người mua hàng dễ dàng nhận diện.
Ảnh: Thanh toán không dùng tiền mặt tại chợ An Đông
Dán nhãn "Thanh toán không tiền mặt" không chỉ giúp người mua hàng nhận diện các điểm chấp nhận thanh toán không tiền mặt, mà còn là sự cam kết của nhà bán lẻ với hình thức thanh toán văn minh này, gắn liền với cuộc sống hằng ngày.
Lãnh đạo Saigon Co.op cho biết, thanh toán không tiền mặt ở hệ thống tăng mạnh trong khoảng một năm gần đây. Cụ thể, từ mức 3%-5% trong năm 2019, hiện nay doanh số thanh toán không tiền mặt đã chiếm gần 21%, tức tăng gấp 7 lần, chủ yếu từ ví điện tử, thẻ thanh toán các loại, voucher điện tử, dịch vụ thu hộ... Theo kế hoạch đặt ra trước đó, trong 5 năm, Saigon Co.op sẽ tăng tỉ lệ thanh toán không tiền mặt tại hệ thống lên 30%.
Lý giải về bước chuyển biến nhảy vọt trong cách thức mua sắm của người dùng tại hệ thống Co.opmart, lãnh đạo hệ thống siêu thị này cho biết có rất nhiều nguyên nhân: tác động của truyền thông, người tiêu dùng đã không còn cảm thấy xa lạ với các hình thức thanh toán không tiền mặt nhờ hoạt động truyền thông quảng bá. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng là điều kiện xúc tác khiến cho quá trình chuyển đổi sang thanh toán không tiền mặt nhanh hơn.Yếu tố quan trọng nữa là việc kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa nhà bán lẻ cùng nhà cung cấp, trung gian thanh toán đã tốt hơn, cơ chế pháp lý cho người sử dụng thanh toán không tiền mặt được bảo vệ hơn, giúp cho lòng tin của người dùng về tính bảo mật, an toàn với các phương thức thanh toán số cao hơn.
Chợ An Đông là điểm đầu tiên được UBND Quận 5 chọn triển khai lắp các máy mPOS, để tạo tiền đề cho phát triển thanh toán không tiền mặt tại các chợ khác trên địa bàn quận. Ngoài những lợi ích, hưởng ưu đãi, khuyến mãi từ ngân hàng thì thanh toán không tiền mặt cũng đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách du lịch khi đi mua sắm tại các phố thời trang, phố vàng bạc, phố đông y tại quận 5.
Đại diện Sacombank cũng cho biết, hiện ngân hàng này đã phối hợp với Visa và Nextpay cùng sự hỗ trợ của Phòng kinh tế và UBND quận 5 lắp 30 máy mPOS để thanh toán cà thẻ, quét mã QR chuẩn EMV tại chợ An Đông và sắp tới sẽ nhân rộng thanh toán không tiền mặt tại các chợ khác trên địa bàn quận 5. Vốn quen với "tiền trao cháo múc", nhưng các tiểu thương chợ truyền thống giờ đây đã bắt đầu làm quen và tỏ ra hào hứng với việc cà thẻ, quét mã QR để thanh toán không tiền mặt.
Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng mong muốn thanh toán không tiền mặt tại chợ ngày càng phổ biến hơn nữa. Qua đó tiểu thương cũng được lợi khi không phải lo tiền giả, tiền rách, mất công kiểm đếm... tiền bán hàng được chuyển thẳng vào tài khoản, thuận tiện cho thanh toán, bảo đảm an toàn.
Thanh toán không tiền mặt đang tăng nhanh
Tính đến cuối tháng 4/2020, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng của cả nước tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh internet tăng 3,2% về số lượng và 45,7% giá trị; thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng 189% về số lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Vụ Quản lý thuế DN nhỏ và vừa (Tổng cục Thuế), đến nay đã có 99% doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký nộp thuế điện tử. Tuy nhiên, số lượng cá nhân và hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ này chưa cao. Theo thống kê, hiện có gần 300 DN áp dụng hóa đơn điện tử với tổng số doanh thu xác thực trên 103.600 tỷ đồng và tổng số thuế giá trị gia tăng được xác thực hơn 8.000 tỷ đồng. Hiện cơ quan thuế đang triển khai dịch vụ nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử.
Hiện TP.HCM đang hướng tới xây dựng đô thị thông minh nên việc xây dựng xã hội không tiền mặt là mục tiêu quan trọng cần tiếp tục được đẩy mạnh. Bởi lẽ, một số lĩnh vực có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt còn khiêm tốn như dịch vụ y tế, hiện thu không tiền mặt mới đạt khoảng 50%. Chính quyền TP.HCM cam kết sẽ tiếp tục chỉ đạo các sở ngành thúc đẩy phát triển thanh toán dịch vụ công không dùng tiền mặt theo Chỉ thị 22 của Chính phủ và sẽ làm việc với các đơn vị để thúc đẩy việc này trong năm nay.
Thời gian qua cơ sở pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt đã được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện, tạo nền tảng cho hoạt động thanh toán nói chung, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ mới. NHNN cũng đã trình Chính phủ ban hành Quyết định về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Khi quyết định này được Chính phủ chấp thuận và ban hành sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội. Để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN cho biết sẽ tiếp tục tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Ví MoMo cán mốc 20 triệu người dùng Không lâu sau khi Ví điện tử MoMo chính thức công bố đã có 20 triệu người dùng, trên trang các đối tác MoMo đồng loạt "treo" ảnh chúc mừng. Bài đăng tải trên Facebook, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) viết: "... tự hào là đối tác đồng hành, là "cầu nối" với khách hàng để góp phần nhỏ công sức...