Không dừng thu phí BOT Pháp Vân Cầu Giẽ
Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã hoàn thành sao lưu giữ liệu theo chỉ đạo của Bộ GTVT.
Ngày 10-6, Tổng cục Đường bộ Việt Nam xác nhận nhà đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đã hoàn thành sao lưu dữ liệu thu phí vào ngày 9-6. Vì vậy, trạm thu phí này không bị dừng thu phí.
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản gửi Bộ GTVT báo cáo công tác sao lưu dữ liệu thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Dự án Pháp Vân – Cầu Giẽ nằm ở cửa ngõ Thủ đô Hà Nội. Ảnh: VIẾT LONG
Theo đó, ngày 28-11-2018, đoàn kiểm tra của Tổng cục thực hiện kiểm tra công tác sao lưu dữ liệu thu phí tại các trạm thu phí thuộc dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình thức BOT do Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ quản lý và khai thác. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Tổng cục đã có thông báo yêu cầu Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ phải thực hiện ngay công tác sao lưu dữ liệu thu phí.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngày 13-5, Cục Quản lý Đường bộ I (Tổng Cục Đường bộ VN) có văn bản báo cáo việc kiểm tra sao lưu dữ liệu thu phí tại trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Pháp Vân – Cầu Giẽ. Theo báo cáo của Cục Quản lý Đường bộ I, Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn chưa thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí theo yêu cầu.
Thực hiện chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn kinh doanh, khai thác, Tổng cục Đường bộ báo cáo Bộ GTVT phương án xử lý là yêu cầu đơn vị này dừng thu phí kể từ ngày 10-6 cho đến khi Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí dịch vụ theo đúng quy định.
Trao đổi với PV PLO sau đó, ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ, khẳng định dữ liệu tại các trạm thu phí vẫn thường xuyên được sao lưu. Tuy nhiên, theo quy định mới nâng cấp thời gian sao lưu hình ảnh, video từ 45 ngày lên một năm và lưu giữ số liệu từ một năm lên năm năm.
“Hiện chúng tôi nhập khẩu các thiết bị và đã lắp đặt, nâng cấp thiết bị lưu giữ theo yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam”, ông Khôi khẳng định.
V.LONG
Theo PLO
Dự án BOT hoàn thành vẫn không chịu bàn giao tài sản, hệ thống ATGT
Tại sao Công ty Toàn Mỹ 14 vẫn chưa bàn giao xong tài sản, hệ thống ATGT của Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên?
Hiện tường hộ lan chưa được tháo dỡ tại Km 1822
Tháng 6/2014, Cục Quản lý đường bộ III (QLĐB, Tổng cục đường bộ Việt Nam) có văn bản số 717/CQLĐBIII - ATGT chỉ đạo về việc thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ tại các dự án nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ (QL) gồm: QL1, QL14 và QL19. Cục QLĐBIII yêu cầu các Nhà đầu tư BOT thực hiện việc tháo dỡ, thu hồi và bàn giao tài sản kết cấu hạ tầng, không sử dụng lại vào dự án thì hoàn trả cho Cục QLĐB để quản lý theo định.
Tuy nhiên, sau 4 năm hoàn thành, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng lắp đặt công trình Toàn Mỹ 14 (gọi tắc Công ty Toàn Mỹ 14) vẫn chưa bàn giao xong hệ thống ATGT gồm: hộ lan, cột biển báo thu hồi từ Dự án do đơn vị thực hiện (qua địa bàn tỉnh Đắk Nông).
"Vật tư thu hồi phải đầy đủ về số lượng và đúng tình trạng ban đầu theo biên bản thống kê chi tiết trước khi bàn giao mặt bằng cho từng gói thầu và nhà đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo các nhà thi công vận chuyển đến kho, bãi theo yêu cầu của Cục QLĐB III. Trường hợp thất thoát hoặc hư hỏng tài sản thì nhà đầu tư, nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm bồi hoàn tài sản Nhà nước", công văn nêu rõ.
Số lượng tôn sóng được lực lượng TTGT Chi cục QLĐB III.5 phát hiện vứt bỏ trong vườn nhà dân, sau đó được đưa về trụ sở UBND xã Đắk Gằn chờ xác minh, xử lý
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Lãnh, Phó chi cục trưởng Chi cục QLĐB III.5 cho biết: "Dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều năm nay nhưng đến nay việc tháo dỡ, thu hồi và bàn giao tài sản là hệ thống ATGT gồm: hộ lan, cột biển báo tại dự án của Công ty Toàn Mỹ 14 vẫn chưa thực hiện xong. Hiện một số hộ lan bị bỏ bê, không được tháo dỡ để bàn giao. Mặc dù, Chi cục đã nhiều lần nhắc nhở".
Theo số liệu từ Chi cục QLĐB III.5, tại biên bản bàn giao, giao Công ty Toàn Mỹ 14 gồm:160 trụ biển báo đã nộp lại 12 trụ còn lại 154 trụ. Hộ lan là 425 tấm đã nộp lại 114 tấm còn lại 311 tấm. Trụ hộ lan giao 425 trụ đã nộp 51 trụ còn lại 374 trụ.
"Trước khi thực hiện dự án, đơn vị quản lý có hồ sơ giao đầy đủ tài sản trên tuyến, khi xong dự án tài sản nào không sử dụng thì bắt buộc phải giao về Chi cục quản lý, sử dụng cho các dự án khác. Tuy nhiên đến nay, việc hoàn trả hệ thống ATGT vẫn không được Công ty Toàn Mỹ 14 thực hiện đầy đủ", ông Lãnh khẳng định.
Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, qua công tác kiểm tra trên tuyến đường Hồ Chí Minh qua xã Đắk Gằn lực lượng TTGT của Chi cục III.5 phát hiện một số vật tư công trình đường bộ trong vườn rẫy nhà dân, sau đó TTGT đã phối hợp với công an xã thu giữ vận chuyển về UBND xã chờ xác minh nguồn gốc để xử lý gồm: 12 tấm tôn sóng, 10 trụ đỡ. Tiếp đó, theo quan sát, tại Km 1822 (bên trái tuyến) hàng chục mét tôn sóng bị vùi lấp trong cỏ, hoen gỉ không được tháo dỡ. Theo tìm hiểu, tất cả hệ thống ATGT đều thuộc trách nhiệm của Công ty Toàn Mỹ 14 tháo dỡ và bàn giao.
Theo Baogiaothong
Sẽ giám sát doanh thu các trạm BOT qua dữ liệu trực tuyến Dữ liệu tại cac tram thu phí môt dưng va không dưng sẽ được truyền trực tuyến về Tổng cục Đường bộ, Bộ GTVT để phục vụ công tác giám sát doanh thu. Tổng số tiền thu phí sử dụng đường bộ trong năm 2018 tại 57 dự án BOT (chưa bao gồm các dự án đường cao tốc) đạt hơn 12.192 tỷ...