Không dùng ngân sách mua nhà băng yếu kém
Đại diện Chính phủ cho biết nếu phải mua cổ phần nhà băng yếu kém như VNCB, Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng nguồn vốn huy động bên ngoài, chứ không lấy từ ngân sách.
Đại diện Chính phủ cho biết nếu phải mua cổ phần nhà băng yếu kém như VNCB, Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng nguồn vốn huy động bên ngoài, chứ không lấy từ ngân sách.
Trước phiên họp báo thường kỳ chiều 1/4, Văn phòng Chính phủ nhận được nhiều ý kiến lo ngại chủ trương mua lại các nhà băng thua lỗ sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải ôm vào một khoản nợ xấu lớn, rất khó xử lý và nguy cơ mất vốn cao.
Về vấn đề này, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết quan điểm nhất quán của cơ quan điều hành không dùng ngân sách để cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, và mua lại – xử lý ngân hàng yếu kém nói riêng. “Nguồn để xử lý chủ yếu là từ vốn huy động trong và ngoài nước. Trong trường hợp phải bỏ tiền ra để mua cổ phần của đơn vị yếu kém thì Ngân hàng Nhà nước sử dụng nguồn vốn của mình theo quy định”, ông Nên cho biết.
Sau khi mua lại, cơ quan quản lý sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý. Nợ xấu của các ngân hàng yếu kém (phần lớn có liên quan hoặc có tài sản bảo đảm là bất động sản) sẽ được thu hồi, xử lý triệt để bằng các biện pháp cơ cấu lại. Đồng thời, ông Nên tin rằng, các hoạt động kinh doanh mới của ngân hàng cũng sẽ tạo lợi nhuận bù đắp các tổn thất còn lại (nếu có), nên không lo ngại về khả năng thu hồi.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, đại diện Chính phủ còn cho biết, sau tái cơ cấu, Ngân hàng Nhà nước, sẽ thu được tiền từ bán lại các cổ phần đã mua cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài trường hợp của Ngân hàng Xây dựng (VNCB) vừa qua, Ngân hàng Nhà nước từng nhắc tới khả năng sẽ xử lý Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và Dầu khí Toàn cầu (GPBank) theo phương án mua lại cổ phần.
Theo VnExpress
Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ như thế nào?
Tuy không tỏ ra công khai nhưng rõ ràng đã có sự rạn nứt trong "mối quan hệ đặc biệt" giữa Mỹ và Anh kể từ khi London quyết định tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng mà không hề tham vấn Mỹ. Không những vậy, ngày 16/3, cả Đức, Pháp và Ý lại tiếp tục theo bước người Anh, gia nhập AIIB.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Nguy cơ làm xấu đi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Từ nay trở đi, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương có nguy cơ bị lu mờ bởi một đối tượng mới - AIIB. Tất nhiên cũng không thể không nhắc tới sự quản lý, kiểm soát tình hình yếu kém của Mỹ. Mặc cho những nỗ lực vận động đồng minh không tham gia AIIB từ nhiều tháng nay, Washington vẫn không tránh khỏi trở thành kẻ thua cuộc.
Thể chế mới này được Trung Quốc đưa ra vào tháng 10 năm ngoái với số vốn lên tới 50 tỷ USD. Nó đã được phần lớn các quốc gia châu Á chào đón, chỉ trừ đồng minh thân cận của Mỹ là Hàn Quốc và Úc. Thực ra trước đó 6 tháng, hai quốc gia này đã thực hiện nhiều cuộc vận động hành lang để Mỹ cân nhắc lại vị trí của họ. Còn về phía Nhật Bản, quốc gia tài trợ chính cho Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cũng không có ý định tham gia vào AIIB được xem như đối thủ của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và ADB.
Một chiến lược ngoại giao xuất sắc của Bắc Kinh
Bắc Kinh giờ đây có thể vui mừng trước sự thành công của công tác đối ngoại vừa qua. Trung Quốc, từ nhiều năm nay, đã tận dụng sự cạnh tranh giữa các quốc gia phương Tây để thu về nhiều lợi ích khác nhau (tín dụng, chuyển giao công nghệ hay thậm chí cả những ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư). Còn lần này, con rồng châu Á đã thành công trong việc cô lập Washington, khiến nước Mỹ tự vướng vào những cuộc tranh luận chính trị nội bộ giữa Nhà Trắng, Kho bạc và Quốc hội - cơ quan thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng hòa - những người đang tìm cách hạ bệ chính quyền Obama.
Phía châu Âu, chính phủ David Cameron thì làm khuynh đảo giới truyền thông khi thông báo về việc tham gia AIIB đồng thời sẽ sớm có chuyến thăm tới Thượng Hải - nơi đặt trụ sở của ngân hàng mới này.
London sẽ sớm trở thành trung tâm giao dịch tài chính giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới
Nhiều ngân hàng lớn của Trung Quốc như Ngân hàng Dân sinh Trung Quốc (China Minsheng Bank), Ngân hàng Thương mại Trung Quốc (China Merchants Bank) đã đặt chi nhánh tại London. Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc còn đặc biệt mở các trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ tại đây. Thủ tướng Anh - người đang đối mặt với cuộc bầu cử Quốc hội khốc liệt vào tháng 5 tới, đã nhiều lần tuyên bố rằng các nhà đầu tư Trung Quốc được chào đón tại Anh. "Tôi không thấy có vấn đề hay khó khăn gì với thực tế rằng Trung Quốc đang đầu tư vào lĩnh vực hạt nhân, hàng không và thậm chí cả hạ tầng cơ sở liên quan đến nguồn nước ở Anh", ông Cameron phát biểu hồi cuối năm 2014.
Do vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi Tổng Công ty Đầu tư Trung Quốc (CIC) đã mua lại 10% vốn của Thames Water - công ty xử lý nước lớn nhất Vương quốc Anh, phục vụ hơn 14 triệu khách hàng; Trung Quốc cũng nắm giữ 10% vốn của sân bay nhộn nhịp nhất Vương quốc Anh cũng như châu Âu - Heathrow. Vào năm ngoái, Trung Quốc đã ký cam kết đầu tư trị giá hơn 10 tỷ Euro với Anh, biến đất nước này trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư Trung Hoa.
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, châu Âu đang "miệt mài" cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc. Tổng thống Pháp Franois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã dành nhiều sự chú ý hơn cho Bắc Kinh; Ý, Hy Lạp và Bồ Đào Nha thì trở nên "mềm tính" hơn với các nhà đầu tư Trung Quốc. Còn Anh, xem ra là người chơi hay nhất khi quyết định đánh cược vào trò chơi "được ăn cả, ngã về không", đe dọa tới mối quan hệ đồng minh thân thiết với Mỹ và thậm chí đã tự tạo chút khoảng cách với lục địa châu Âu.
Điều này một lần nữa cho ta thấy Trung Quốc có khả năng chia rẽ phương Tây mạnh mẽ hơn nhiều nhiều người vẫn nghĩ. Nó cũng cho thấy rằng mối quan tâm của Mỹ và các nước châu Âu đã dần khác xa nhau. Kể từ khi Tổng thống Barack Obama thắng cử vào 6 năm trước, Hoa Kỳ đã khẳng định rằng họ vẫn sẽ là "người chơi chính" trong khu vực về kinh tế, chính trị và sự hiện diện quân sự (vốn được biết đến với chiến lược "trục châu Á" và mới đây đã đổi tên thành "tái cân bằng"). Nhưng sự lúng túng của Washington khi đối mặt với AIIB đã khiến Mỹ rơi khỏi vũ đài và nay đang phải cố gắng để giành lại sân khấu.
Theo Hà My (tổng hợp)
PetroTimes
Nhật-Trung: Căng từ ngoại giao đến truyền thông Nhật Bản-Trung Quốc sẽ nối lại đối thoại, song có lẽ vấn đề sẽ phức tạp hơn khi vẫn tiếp tục có những rào cản mới xuất hiện. Tái mở đối thoại và bế tắc mới Nhật Bản và Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc đối thoại an ninh sau bốn năm gián đoạn vào ngày 19/3 tới tại Tokyo. Tại cuộc đối...