Không đưa việc lấy phiếu tín nhiệm vào luật Tổ chức Quốc hội
Dự thảo luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi đưa ra xin ý kiến UB Thường vụ QH ngày 15/4 không có quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm vì còn chờ sửa Nghị quyết về vấn đề này. Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm cơ bản giữ như quy định hiện hành.
Cụ thể, theo dự thảo luật, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của UB Thường vụ Quốc hội; Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia; những người giữ các chức vụ khác do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm do UB Thường vụ Quốc hội đề nghị, hoặc có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu, hoặc có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc các ủy ban của Quốc hội. Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm được đại biểu đưa ra bằng văn bản, nêu rõ họ tên, chức vụ của người bị đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm và lý do đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm, sẽ được tập hợp đầu mỗi kỳ họp.
Trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm.
Những người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn cũng có thể xin từ chức nếu vì lý do sức khoẻ hoặc vì lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.
Sau lần đầu lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 5, hoạt động này phải tạm dừng để chờ sửa quy định, cách thức thực hiện. (Ảnh: TTXVN)
Về đề xuất quy định sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao phai tuyên thê trung thanh vơi Tô quôc, Nhân dân va Hiên phap, ban soạn thảo dự án luật cho biết, quá trình góp ý hoàn thiện dự án luật, có ý kiến đề nghị tất cả các chức danh do Quốc hội bầu phải tuyên thệ khi nhậm chức.
Video đang HOT
Ý kiến khác cho rằng chỉ nên quy định về tuyên thệ khi nhậm chức đối với các chức danh Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội hoặc bổ sung chức danh Chánh án TAND tối cao, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước, Viện trưởng VKSND tối cao.
Ngược lại, có ý kiến đề nghị bỏ quy định về việc tuyên thệ nhậm chức. Một số vị đề nghị gộp quy định về việc tuyên thệ nhậm chức tại các điều riêng thành một điều chung quy định về vấn đề này.
Theo ban soạn thảo, quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức nhằm tôn vinh và đề cao trách nhiệm trước nhân dân của những người giữ các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước do Quốc hội bầu. Chức danh nào phải tuyên thệ khi nhậm chức đã được quy định trong Hiến pháp và trong dự thảo Luật Tổ chức Quốc hội chỉ thể chế hóa nội dung này.
Việc quy định về tuyên thệ nhậm chức tại các điều riêng cũng được ban soạn thảo lý giải là nhằm làm rõ quy trình tuyên thệ nhậm chức của mỗi chức danh được thực hiện ngay sau khi người đó được bầu. Nếu gộp việc tuyên thệ của các chức danh vào trong một điều sẽ dẫn đến cách hiểu sau khi tất cả các chức danh này được bầu sẽ thực hiện tuyên thệ cùng một lúc. Do đó, cơ quan soạn thảo luật đề nghị được giữ như dự thảo, tức là trong mỗi điều về bầu các chức danh nói trên đều có một dòng quy định, sau khi được bầu, các chức danh đứng đầu các cơ quan nhà nước “tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp”.
Về nội dung “Tổng thư ký Quốc hội” thay thế cho đoàn thư ký kỳ họp hiện nay, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, là thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội. Có ý kiến đề nghị thay các chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội bằng chức danh Tổng thư ký Quốc hội, ủy viên thư ký Quốc hội. Việc lập chức danh này thực chất là sắp xếp, bố trí lại công việc cho hợp lý hơn. Mô hình này cũng tương tự như mô hình tổ chức bộ máy giúp việc nghị viện của nhiều nước trên thế giới.
Tổng thư ký Quốc hội chịu trách nhiệm phát hành thông cáo về nội dung phiên họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các hoạt động khác của Quốc hội; tổ chức công tác thông tin báo chí tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
P.Thảo
Theo Dantri
Không để người dân chật vật sau thu hồi đất
Chiều qua, 12-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Nội dung được nhiều Ủy viên UBTVQH quan tâm nhất chính là thu hồi đất. Đây cũng là vấn đề gây nhiều bức xúc tại các địa phương hiện nay.
Người dân bị thu hồi đất nhận tiền bồi thường tại một dự án ở Hà Nội
(Ảnh minh họa)
Chấm dứt thu hồi đất tùy tiện
Đồng ý cần thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội cho rằng, phải quy định rõ hạn mức được phép thu hồi theo từng cấp quản lý để tránh tình trạng thu hồi tràn lan. Ông nói: "Giai đoạn trước đây chúng ta quy định khá lỏng lẻo nên có nhiều nơi thu hồi tùy tiện, dự án có khi lên tới hàng nghìn ha đất".
Ông Phùng Quốc Hiển yêu cầu, phải có quy định về việc công khai sớm quy hoạch sử dụng đất, tránh để người dân không biết sẽ phải chịu thiệt thòi. Ông ví dụ: "Tôi thấy truyền hình có phóng sự phản ánh người dân vừa nhận tiền bồi thường đất khỏi trụ sở ủy ban xã thì bị người ta xô tới lấy hết sạch. Các đối tượng này chính là dạng đầu nậu đất, biết trước quy hoạch nên đã bỏ tiền mua đất của người dân với giá rẻ mạt để sau này lấy hết tiền bồi thường đất của dân...".
Cũng quan tâm tới thu hồi đất nhưng ở góc độ xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Trương Thị Mai cho rằng, phải có chế tài xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ nghề nghiệp cho người dân sau thu hồi đất. Bà nói: "Người dân mất đất được bồi thường bằng tiền nhưng ôm một đống tiền mà không nghề nghiệp gì thì chẳng mấy mà hết. Đào tạo nghề cho dân thì tạm bợ, tìm kiếm việc làm cho họ như thế nào cũng chẳng ai quan tâm. Cuối cùng, người dân đều phải tự lo cuộc sống sau thu hồi đất...".
Phải công khai sớm quy hoạch sử dụng đất, không để người dân chịu thiệt thòi
Bồi thường phải xứng đáng
Là ĐBQH tỉnh Thái Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu vụ việc đối tượng Đặng Ngọc Viết mang súng vào trụ sở UBND TP Thái Bình bắn thẳng vào 5 cán bộ Trung tâm phát triển Quỹ đất TP (xảy ra chiều 11-9) để khẳng định tính chất hết sức phức tạp của vấn đề thu hồi đất. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, khi bồi thường đất cho dân, phải cân nhắc, tính toán làm sao đảm bảo quyền lợi người dân.
Dẫn lại vụ việc của ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng), ông Nguyễn Hạnh Phúc nói: "Bãi bồi trước mênh mông nước như thế, người dân phải bỏ biết bao công sức, tiền của để quai đê, lấn biển nhưng sau khi thu hồi lại bồi thường với giá quá thấp thì đúng là khó chấp nhận. Giá bồi thường phải tính toán như thế nào đó để xứng đáng với công sức của người dân, không để họ mất hết, dẫn tới việc phải dùng hình thức tiêu cực để chống đối chính quyền..."
Cho ý kiến vào dự án luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Không chỉ liên quan mật thiết tới đời sống người dân, dự án Luật đất đai (sửa đổi) còn có ý nghĩa quan trọng tới ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Ngoài những mặt tích cực, tệ tham nhũng, tiêu cực, khiếu nại tố cáo cũng từ đất đai mà ra".
Do đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu cơ quan soạn thảo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến từ UBTVQH để rà soát lại dự án luật, đảm bảo tính khả thi và khắc phục được những yếu kém, tồn tại. Cùng với đó, phải hạn chế tối đa các mặt tiêu cực, thất thoát, lãng phí đất đai. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: "Phải xem xét lại thật kỹ lưỡng, chu đáo trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tới, không thể kéo dài thêm nữa". Đặc biệt, phải hết sức lưu ý các nội dung có liên quan tới dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 bởi theo Chủ tịch Quốc hội, "nếu Hiến pháp không được Quốc hội thông qua thì luật này cũng phải dừng lại".
Chính Trung
Theo ANTD
Phiên xử 5 công an đánh chết người: 'Áp lực' đến từ đâu? Bài trả lời PV "rất thật thà" của ông Chánh án TAND TP. Tuy Hòa (Phú Yên) đã nói đến việc HĐXX phải "chịu áp lực" khi đưa ra phán quyết. Một phiên tòa xét xử tại TAND TP.HCM Như vậy "áp lực" đến từ đâu, và sự độc lập của HĐXX liệu có còn? PV đã có cuộc trao đổi với luật...