Không đưa tin công bố kết quả cuộc lấy phiếu tín nhiệm lần này
Thông cáo báo chí ngày 13/11 từ trung tâm báo chí kỳ họp cho biết, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội yều cầu phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí không tham dự và đưa tin về các nội dung liên quan đến hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, kể cả phần ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu.
Thông báo của Trung tâm báo chí kỳ họp được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội. Cụ thể, thông cáo báo chí liệt kê rõ các nội dung báo chí không được tham dự và đưa tin trong 2 ngày, hôm nay (14/11) và ngày mai (15/11).
Ảnh: Việt Hưng
Theo chương trình, buổi sáng hôm nay, sau phần nghe báo cáo về việc lấy phiếu tín nhiệm những người thuộc đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽ biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, báo chí không dự phiên thảo luận ở các đoàn ĐBQH về việc lấy phiếu.
Buổi sáng ngày mai, phần UB Thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn thư ký kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm; Quốc hội bầu Ban kiểm phiếu và phần Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm cũng không có sự tham dự của báo chí.
Video đang HOT
Buổi chiều cùng ngày, khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, báo chí cũng không được tham dự và đưa tin.
Diễn biến này khác với phiên lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên tổ chức tại kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2013). Khi đó, báo chí được theo dõi toàn bộ cả quá trình các đại biểu ghi, bỏ phiếu và nội dung công bố kết quả tín nhiệm ngay sau khi Ban kiểm phiếu làm việc.
Trao đổi về vấn đề công khai kết quả lấy phiếu tại trong lần đầu tiên đó, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng nêu rõ, quy trình lấy phiếu được công khai với việc báo chí tham gia ngay từ khâu các đại biểu bỏ phiếu, công bố kết quả phiếu theo từng chức danh. Kết quả lấy phiếu được công bố theo 3 mức độ tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, công bố theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”.
Lật lại Nghị quyết 35 năm 2013 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng có thể thấy 2 nguyên tắc công khai; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được ghi rõ tại Điều 4.
P.Thảo
Theo Dantri
Người được lấy phiếu tín nhiệm phải kê khai tài sản
Bản kê khai tài sản của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến các đoàn đại biểu Quốc hội. Đây là nội dung mới trong lần lấy phiếu tín nhiệm lần này.
Trả lời trên VTV tối 13/11, ông Hà Minh Sơn, Phó trưởng ban công tác đại biểu Quốc hội cho biết, công tác chuẩn bị cho hoạt động lấy phiếu tín nhiệm đã hoàn tất. Kỳ này, việc lấy phiếu vẫn được thực hiện theo quy định của Nghị quyết 35.
"Rút kinh nghiệm từ lần lấy phiếu trước, lần này chúng tôi chuẩn bị suôn sẻ và thuận tiện hơn. Cụ thể, chúng tôi đã thành lập các nhóm giúp việc chuẩn bị tài liệu liên quan phục vụ cho ban kiểm phiếu, quá trình kiểm phiếu sao cho khoa học", ông Sơn nói.
Ông Hà Minh Sơn, Phó trưởng ban công tác đại biểu Quốc hội
Theo ông điểm mới của lần lấy phiếu lần này là có hướng dẫn rõ bản báo của người được lấy phiếu tín nhiệm nên bố cục thế nào, trong đó có phần nói về chức trách nhiệm vụ được giao, phần nói về tự rèn luyện, tự kiểm điểm về phẩm chất đạo đức, lối sống. Khi thực hiện chức trách nhiệm vụ ấy thì tự thấy mình có hạn chế gì, hướng khắc phục trong thời gian tới như thế nào. Trước đây, không đưa ra mẫu chung nên người được lấy phiếu làm bản báo cáo không theo khuôn khổ chung, người viết quá dài, người viết ngắn.
Điểm mới thứ hai là vấn đề kê khai tài sản. Kỳ trước chưa có nội dung này vì tháng 7/2013 Chính phủ mới ban hanh nghị định về minh bạch tài sản thu nhập cá nhân, trong nghị định có quy định việc kê khai tài sản còn phục vụ cho việc lấy phiếu tín nhiệm. Bản kê khai tài sản nay đã gửi đến các đoàn đại biểu quốc hội
"Việc lấy phiếu tín nhiệm là việc mới, hết sức hệ trọng. Việc đánh giá đòi hỏi phải chính xác, thận trọng, khách quan công tâm. Các đại biểu phải nghiên cứu cân nhắc rất toàn diện, khi cầm bút khi vào lá phiếu xác định mức tín nhiệm thì cần đòi hỏi sự thận trọng", ông Sơn nói.
Dự kiến, ngày 14/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sẽ báo cáo một số vấn đề về việc lấy phiếu tín nhiệm những người thuộc đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Quốc hội sẽ biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và tiến hành thảo luận ở đoàn về nội dung này. Ngày 15/11, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Xuân Hoa
Theo VNE
Phiếu tín nhiệm: Kỳ vọng và động lực Hơn cả một sự đánh giá, việc lấy phiếu tín nhiệm là bày tỏ sự kỳ vọng và những bước đột phá của mỗi chức danh trên cương vị của mình. Theo chương trình làm việc của kỳ họp thì sự kiện này sẽ diễn ra vào ngày 15/11 tới đây. Hơn lúc nào, sự kỳ vọng sẽ được thể hiện qua lá...