Không đủ nhân tài, Trung Quốc vẫn mơ trí tuệ nhân tạo
Giấc mơ dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc hiện bị cản trở khá nhiều do tình trạng thiếu nhân tài, trong khi đó Mỹ là nơi tập trung của số đông các chuyên gia về AI.
Hồi tháng 7, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đặt mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp AI nội địa trị giá gần 150 tỉ USD trong vài năm tới và hướng tới mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành trung tâm cải tiến công nghệ của thế giới vào năm 2030.
Tuy nhiên, nhật báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) dẫn một báo cáo ngày 1-12 của Viện nghiên cứu Tencent (TRI, Trung Quốc ) cho hay Trung Quốc hiện gặp tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chất lượng để thực hiện hoài bão trở thành một lãnh đạo toàn cầu về trí tuệ nhân tạo.
Báo cáo dài 73 trang của TRI cho biết hiện trên toàn cầu có khoảng 300.000 nhân tài về AI trong khi nhu cầu thật sự mà ngành công nghiệp này đòi hỏi nằm ở con số hàng triệu. Cuộc cạnh tranh càng ác liệt khi có ít hơn 1.000 người được đánh giá có đủ năng lực lèo lái quá trình nghiên cứu và phát triển AI.
Du khách tham dự Triển lãm và Hội nghị về Trí tuệ nhân tạo (AIEC) lần thứ nhất ở Nhật Bản hồi tháng 6 năm nay. Ảnh: EPA
Mỹ hiện dẫn đầu so với các quốc gia khác xét về cả số lượng và chất lượng của các nhân tài AI. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ không thể giải quyết vấn đề thiếu nhân tài ngay tức khắc mặc dù nước này đã đưa AI trở thành một ưu tiên cấp quốc gia.
Trước báo cáo của TRI, nhiều cảnh báo đã được đưa ra về cuộc đua Mỹ-Trung trong lĩnh vực AI. Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS) đánh giá: “Trung Quốc hiện không còn ở vị trí yếu kém hơn Mỹ về công nghệ, mà thay vào đó đã trở thành một đối thủ thật sự có khả năng vượt mặt Mỹ về AI”.
Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc cũng đầu tư nhiều dự án liên quan tới AI. Các viện nghiên cứu AI đang trở thành đối tác của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Ông Zhang Tong, người đứng đầu phòng nghiên cứu AI của Tencent, phát biểu tại một diễn đàn trong năm nay. Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã chọn các công ty Baidu, Alibaba, Tencent và iFlyTek trở thành những thành viên đầu tiên của đội nghiên cứu AI cấp quốc gia. Ảnh: SCMP
Báo cáo của TRI cho biết 1/3 nhân tài AI hiện có đang có mặt tại 367 trường đại học trên khắp thế giới. Mỹ chiếm 46% trong số những trường này trong khi Trung Quốc chỉ có 20 trường đại học nghiên cứu AI. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có năng lực nghiên cứu AI yếu hơn vì nước này xúc tiến AI chậm hơn nhiều so với Mỹ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Mỹ không chỉ dẫn đầu về nghiên cứu AI mà còn có số lượng công ty nghiên cứu AI nhiều nhất thế giới. Các công ty công nghệ lớn ở cả hai quốc gia, gồm Google hay Facebook ở Mỹ và Tencent hay Baidu ở Trung Quốc, đã đầu tư hàng tỉ USD cho nghiên cứu và phát triển các công nghệ AI. Tuy nhiên, Mỹ có số công ty nghiên cứu AI chiếm tới 41% trong khi con số này của Trung Quốc là 22,6%.
Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ liên quan tới AI được mong đợi sẽ giúp tăng sản lượng kinh tế toàn cầu lên thêm 14% vào năm 2030, tức tương đương thêm 15,7 ngàn tỉ USD.
Và Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo ước tính sẽ có sản lượng kinh tế tăng thêm 26% vào thời điểm này. Tuy nhiên, với tình trạng thiếu nhân tài như trên, giấc mơ lãnh đạo toàn cầu về AI của Trung Quốc có thành hiện thực hay không vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Theo Bảo Anh
Pháp luật TP.HCM
Nga khát vọng robot hóa quân đội
Trên con đường hiện đại hóa quân đội, Nga không hề giấu giếm ý định biến các phương tiện không người lái và robot trở thành 1 phần chính trong lực lượng vũ trang tương lai của mình.
Với các dự án phát triển đầy tham vọng, Moscow muốn đưa các khí tài được hỗ trợ bởi công nghệ trí thông minh nhân tạo vào quân đội, song hành cùng với các binh sĩ, xe tăng, máy bay chiến đấu và các khí tài khác.
Phương tiện mặt đất không người lái (UGVs)
Trong gần 2 thập kỷ trở lại, máy bay không người lái là hình mẫu chính khi nhắc tới phương thức vũ trang không con người. Những mẫu máy bay không người lái như MQ-1, , RQ-4 Global Hawk,...đã được sử dụng để giám sát trên không, thậm chí là tham gia tấn công các mục tiêu chiến dịch.
Việc đưa lợi thế máy móc như vậy từ trên không xuống mặt đất đối mặt với nhiều thử thách, đặc biệt là về tính ứng dụng thực tế trên chiến trường. Khác với nhiều quốc gia khác đã phải lắc đầu trước những khó khăn ấy, quân đội Nga lại tỏ rõ quyết tâm đưa UGVs vào lực lượng của mình.
Trong vài năm qua, quân đội Nga đã thử nghiệm nhiều loại UGVs khác nhau mà nổi bật nhất là Nerekhta, Uran-9 và Vikhr.
Nerekhata là UGV có thể được vũ trang với nhiều súng máy hạng nặng cũng như súng phóng lựu AG-30M và tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGMs).
1 chiếc UGV Nerekhta
Loại xe này có thể được dùng để chở quân, tham gia chiến đấu cũng như trinh sát cho các hệ thống pháo binh.
Vào tháng 10, Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ nghiên cứu ứng dụng thực Nerekhta sau khi mẫu UGV này chứng minh được tính vượt trội trên nhiều phương diện của mình trước các phương tiện chiến đấu có người lái khác trong các buổi luyện tập.
Khác với Nerekhta, Uran-9 và Vikhr là 2 mẫu UGV hạng nặng và sẽ đóng vai trò như các mẫu xe chiến đấu bộ binh.
Uran-9 và Vikhr là mẫu xe hạng nặng hơn so với Nerekhta và sẽ đóng vai trò nhiều hơn như các mẫu xe chiến đấu bộ binh
Xe chiến đấu không người lái Vikhr tại Triển lãm quân đội Nga 2016
Vũ khí của Uran-9 bao gồm 1 pháo tự động 30mm 2A72, 1 súng máy đồng trục 7,62mm và tên lửa dẫn đường chống tăng Ataka. Xe Vikhr cũng được vũ trang tương tự, chỉ khác là thay tên lửa chống tăng bằng 1 súng phóng lựu.
Phương tiện máy bay không người lái (UAVs)
Trong việc phát triển và sử dụng máy bay không người lái, nền quốc phòng Nga hiện đang bị tụt hậu so với các quốc gia phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác. Thế nhưng trong 10 năm qua, UAV đã và đang trở thành 1 phần quan trọng, đạt được nhiều thành tựu ấn tượng trong quá trình phục vụ quân đội xứ sở bạch dương.
Binh sĩ Nga với máy bay không người lái trong cuộc tập trận chung giữa quân đội Nga, Belarus và Serbia
Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tiết lộ UAVs của nước này đã bay tổng cộng 96,000 giờ cho 16,000 nhiệm vụ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Gần đây nhất, Chủ tịch Ủy ban An ninh và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Nga Viktor Bondarev tuyên bố nước này đang theo đuổi tham vọng về 1 đội quân máy bay không người lái. Đội quân UAV này sẽ có hàng trăm máy bay được kết nối bằng 1 mạng lưới duy nhất, cho phép hoạt động như 1 đơn vị chiến đấu có thể đe dọa mọi kẻ thù.
Chứng kiến khả năng chiến tranh điện tử của đối thủ, quân đội Mỹ đã không thể khoanh tay đứng nhìn mà buộc phải đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển đội quân UAVs của riêng mình.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Tỷ phú công nghệ Elon Musk và nhà vật lý Stephen Hawking
Nhà vật lý Stephen Hawking và "gã điên" công nghệ Elon Musk đã từng lên tiếng cảnh báo sự nguy hiểm của việc áp dụng công nghệ trí thông minh nhân tao vào quân sự mà cụ thể là vũ trang cho các người máy. Thế nhưng, lời cảnh báo này dường như không có ảnh hưởng mấy tới người Nga.
Vào hồi đầu tháng 11, ông Bondarev cho rằng công nghệ AI sẽ sớm được đưa vào ứng dụng với các khí tài quân sự. Thậm chí trong tương lai, khí tài quân sự được trang bị AI có thể tự động thực hiện các nhiệm vụ song song với các binh sĩ trong các chiến dịch.
"Ngày mà các khí tài được trang bị trí tuệ nhân tạo không còn xa nữa. Tại sao lại không tin tưởng giao phó các hệ thống phòng thủ, phòng không cho các trí tuệ nhân tạo?", ông Bondarev nói với các phóng viên như vậy vào 1/11.
Tuy nhiên, việc xúc tiến AI cho các UGVs, UAVs, và robot của Nga đang khiến nhiều quốc gia lo lắng với lí do có thể làm nổ ra 1 cuộc chạy đua vũ trang mới giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và nhiều cường quốc khác.
Theo Danviet/Mai Đại (Bussiness Insider)
Dấu hiệu Mỹ quyết ở lại Syria Theo Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nga, Moscow kịch liệt phản đối kế hoạch ở lại Syria của Mỹ sau khi đánh bại nhóm khủng bố IS. Phản ứng của Nga Tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Viktor Bondarev được hãng Sputnik đăng tải hôm 29/11....