Không đủ can đảm bỏ chồng
Tôi là nữ, 40 tuổi, đang trong mớ bòng bong cảm xúc và suy nghĩ, không biết đi như thế nào là tốt nhất hoặc ít tệ nhất cho đời mình.
Tôi không thật sự xinh đẹp, không giỏi, chỉ luôn chăm chỉ và chỉn chu, cũng không quá thua kém về hình thức và trình độ. Có điều, tôi nghĩ mình có nhiều mâu thuẫn. Tôi thấy mình nóng nảy, dữ dằn khi ở nhà, ra ngoài lại được khen là điềm đạm, khéo léo. Tính cách tôi hướng nội, thích lãng mạn, có thể ở lì trong nhà nhiều ngày với phim ảnh, ca nhạc, đọc sách mà không thấy cần phải ra ngoài.
Tôi khao khát được yêu thương, coi trọng giá trị gia đình nhưng lại không có được cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thời trẻ, tôi sống kiểu lý tưởng cứng nhắc, giữ kẽ, khó mở lòng. Vì thế, dù có khá nhiều người theo đuổi, tôi vẫn là hình tượng “cây đại thụ không biết đổ” như lời bạn bè nói. Tôi luôn tránh né những ai có tình cảm với mình vì sợ hãi, mãi cho tới khi gặp anh, chồng tôi bây giờ. Tôi có thích đơn phương một vài người nhưng anh là mối tình duy nhất và chính thức cho đến tận giờ.
Ban đầu gặp anh, tôi thấy ấm áp vì nhìn anh khá hiền lành, thân thiện. Không ngờ đằng sau hình ảnh trong trẻo đó, theo thời gian, anh là một người đàn ông với tâm hồn mãi không lớn, vô tâm, thậm chí là gia trưởng và ích kỷ. Vì xác định phấn đấu cho sự nghiệp trước nên chúng tôi quen nhau nhiều năm, khoảng cách dù không xa nhưng gặp nhau như lịch trình, tôi thèm được quan tâm mà ngại không dám đòi hỏi. Sau vài năm làm nghề, được tiếp xúc với môi trường vung vít tiền bạc trên bàn nhậu nên sự chỉn chu trong anh mất dần. Nhiều khi tôi bật khóc với những câu nói, hành động vô tâm đến đau lòng của anh với tôi, với mọi người xung quanh.
Gần ngày cưới, cảm giác lo lắng nhiều hơn nhưng tôi không đủ can đảm để quyết định. Tôi sợ phải bắt đầu lại thời gian tìm hiểu một ai đó, sợ chê anh thì người khác có hơn anh không, cảm thấy nặng nghĩa với anh, sợ bỏ anh thì mang tiếng khi anh vẫn chọn đi cùng tôi sau chừng đó năm tháng. Ngược lại, anh lấy tôi vì anh và gia đình thấy ở tôi là mẫu người chung thủy, giữ mình, đảm đang, cũng có chút hãnh diện nhất định trong nghề nghiệp. Tôi dấn thân vào cuộc hôn nhân với hy vọng trao yêu thương sẽ nhận về yêu thương, “tình yêu sẽ hóa giải được mọi điều”, anh yêu tôi nên sẽ vì tôi mà cùng cố gắng. Tôi đã không hiểu đó chỉ là mộng tưởng, tình yêu hậu hôn nhân sẽ bớt đi sự si mê, tính cách con người định hình khi ở tuổi 30 cũng khó lòng mà thay đổi.
Giờ chúng tôi tương đối vững vàng về kinh tế, có điều cuộc sống gia đình thiếu sự sẻ chia. Những năm đầu lấy nhau, chồng không đưa lương và cất riêng thu nhập của anh. Đôi khi tôi chạnh lòng nhưng vẫn chấp nhận chuyện đó, hồn nhiên nghĩ rằng cố gắng thu vén chi phí gia đình với thu nhập của mình, còn thu nhập của chồng để lo đầu tư nhà cửa, xe cộ về sau. Những năm đầu bận rộn với việc sinh nở và nuôi con, những khoản tích lũy mà tôi có được và góp vào cùng mua tài sản ít hơn nhiều so với anh. Anh vốn đề cao giá trị thành công qua vật chất nên khi có chút của nả trong tay đã khoe khoang, so sánh và thường chế giễu sự đóng góp và công việc của vợ. Ngay từ ngày đầu lấy nhau cho đến giờ, anh thoải mái đi sớm về khuya, sa đà nhậu nhẹt với lý do vì công việc. Con cái, nhà cửa một mình tôi quán xuyến.
Video đang HOT
Anh vô tâm và ngại khó tới mức có lần con lả đi vì sốt cao, bác sĩ phòng khám khuyên mang con vào bệnh viện vì nghi viêm phổi nặng nhưng anh không muốn, bảo tôi trầm trọng hóa vấn đề, chỉ nghe lời bác sĩ. Tôi đang sinh con ở bệnh viện, anh nhất mực chạy về nhà nằm nghỉ vì không thể chờ lâu, đến nỗi tôi mổ cấp cứu mà không có mặt anh ở đó. Anh nhậu nhẹt nhiều nên tăng cân quá mức, đời sống tình dục vì thế yếu ớt nhưng có khi sau một số cuộc nhậu lại làm khổ tôi suốt đêm. Thực sự những lúc đó cảm giác của tôi phẫn uất vô cùng. Tôi khóc ướt gối vì cô đơn và thất vọng, sau nhiều năm cố gắng nhưng có vẻ tình hình ngày càng tệ.
Tôi quyết định ly thân, đến nay đã được 4 năm. Thực sự, từ ngày ly thân, cuộc sống của tôi tốt hơn, tinh thần thoải mái hơn, có thời gian dành cho sự nghiệp vì bớt đau khổ, bận tâm vì anh. Thêm nữa tôi cũng bớt bị xét nét từ gia đình anh vì bố mẹ vốn đề cao con mình. Có điều, ly thân nhưng chúng tôi vẫn ở chung nhà, những va chạm trong cư xử hàng ngày vẫn còn đó. Thâm tâm dù khao khát tình yêu nhưng tôi nghĩ đến tuổi này rồi thôi đành chôn chặt, chỉ cần con cái có gia đình đủ đầy, chỉ cần tôi có một người bạn đồng hành với tình thương để bình an cùng nhau đi đến tuổi già, khi mà con cái rời đi, thế là đủ.
Tôi vẫn mong anh thay đổi, chỉn chu để cùng nuôi dạy con dù không còn yêu anh cũng được, tôi sẽ sống trọn vẹn vì cái nghĩa. Vả lại, kiểu người như tôi cũng không có đủ can đảm để dứt bỏ khi anh không chủ động ly dị sau chừng đó năm không còn quan hệ vợ chồng đúng nghĩa, dù tôi đã thẳng thắn đề nghị. Tôi sợ mình là kẻ tàn nhẫn, sợ anh sẽ trượt dài sau khi gia đình đổ vỡ.
Mối lương duyên khổ sở của chúng tôi không biết đến bao giờ mới kết thúc. Giờ anh mê nhậu tới mức có thể ngồi từ sáng đến quá nửa đêm nếu bàn nhậu vẫn còn người, sẵn sàng vì nhậu quên con. Tôi cư xử với anh càng ngày càng xấu xí, không thể giữ ý tứ được nữa. Thực sự, tôi đau lòng nhìn các con thiếu một gia đình hòa thuận, phải chứng kiến cảnh bố mẹ lạnh nhạt, chì chiết lẫn nhau. Các con còn nhỏ, tôi sợ ảnh hưởng lên chúng sẽ nặng nề. Hỏi cháu lớn muốn bố mẹ ở cùng nhau hay ly hôn, cháu chỉ bảo: “Con không biết”, làm tôi bối rối.
Tôi thực sự không biết làm gì cho phải, chỉ biết trấn an con: “Chuyện của bố mẹ là chuyện người lớn, của những người xa lạ vì yêu thương nhau hoặc vì các con nên mới phải ở chung nhà. Còn các con, dù có thế nào cũng chỉ nên chăm ngoan, học giỏi để sau này có được cuộc sống tốt đẹp cho chính mình. Có thế nào các con cũng phải hiếu thuận với bố mẹ, đó là gốc rễ của nhân cách tốt đẹp”. Cháu giờ ngoan ngoãn, tự lập nhưng tôi lo sợ rồi có ngày cháu sẽ nổi loạn vì thiếu niềm tin từ hình ảnh của bố mẹ.
Tôi thật sự kém cỏi. Bước tới, tôi không biết bằng cách nào để có được cuộc sống gia đình tốt đẹp. Dừng lại, tôi cũng không dám khi chưa nhận được sự đồng thuận từ các con. Tôi xin nhận mọi lời góp ý thẳng thắn từ bạn đọc để tìm ra lối đi cho mình và gia đình mình. Xin cảm ơn bạn đọc chia sẻ.
Buồn vì bố nát rượu, lắm điều
Gia đình không được hoà thuận, chỉ vì ông bố hay rượu chè say xỉn, lắm điều. Làm thế nào để bố chịu từ bỏ "ma men"?
Bố mẹ tôi đến với nhau khi còn khá trẻ, khi bố tôi vừa đi bộ đội về còn mẹ tôi thì mới bước vào làm công chức ở xã. Bố mẹ sinh được 2 chị em tôi, nuôi chúng tôi ăn học tử tế.
Chuyện của gia đình tôi khá phức tạp. Tôi cũng không biết nó bắt đầu từ khi nào, nhưng càng ngày nó càng trở nên trầm trọng hơn. Vấn đề tập trung chủ yếu vào bố. Sau khi đi bộ đội về, bố tôi có đi làm công nhân một thời gian rồi ông về nghỉ hưu. Từ đó, ông ở nhà lo cơm nước, giặt giũ quần áo cho vợ con, cấy mấy mảnh ruộng của nhà để lấy gạo ăn, thỉnh thoảng bán để kiếm thêm chút tiền, không làm thêm bất cứ công việc nào khác, mặc dù bố xin nghỉ trước tuổi nhiều năm.
Những năm chúng tôi còn bé mọi việc trong nhà đều do ông lo cả. Ông cũng tỏ ra là người chiều vợ con, người ngoài nhìn vào đều khen ông là người hiền lành, chăm chỉ. Lớn lên rồi, tôi mới nhận thấy, bố tôi thuộc tuýp người không suy nghĩ nhiều trong cả hành động và lời nói.
Chuyện tiền bạc, ông tiêu pha thoáng và không tiết kiệm. Nhà ở nông thôn, rau cỏ trong vườn nhà, gia súc, gia cầm, trứng... cũng tăng gia được nên việc chi tiêu vào những bữa ăn cũng không đáng là bao. Mẹ tôi còn đi làm, bà chịu trách nhiệm đi chợ, còn việc nấu nướng thì vẫn do bố tôi đảm nhận. Đồng lương hưu, ông toàn quyền chi tiêu cho nhu cầu cá nhân.
Bố tôi là người không tiết kiệm có cái quạt máy hỏng, cái phích điện hơi bị rỉ nước, là ông sẵn sàng vứt đi rồi lấy tiền của mẹ tôi mua ngay cái mới mà không cần suy nghĩ, sửa sang gì. Gia đình tôi thì không dư giả gì nên thấy vậy mẹ tôi cũng hay cằn nhằn bố, và thế là giữa 2 người lại có chuyện cự cãi qua lại.
Nhưng đó chưa phải là nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn sâu sắc trong gia đình tôi. Mâu thuẫn chính là do ông rất hay uống rượu say, thậm chí ăn cơm ở nhà bố cũng uống say. Giờ thì đã thành nghiện rượu đến nỗi có thời gian nói trước quên sau, hoang tưởng... và dẫn đến hỏng men dạ dày. Mẹ con tôi rất lo lắng, thuốc thang khuyên bảo và cũng phải nhờ đến cả bác ruột là anh của bố khuyên mà cũng không được. Thú thật, tôi thì không phải là người khéo, đôi khi bảo bố không được, tôi cũng cáu gắt và giận bố. Nhưng tôi rất xót xa khi thấy bố phung phí sức khỏe của mình như vậy.
Rượu không chỉ phá hủy sức khỏe của bố mà nó còn khiến ông không kiểm soát được hành động, lời nói của mình. Mẹ tôi là cán bộ công chức xã, công việc khá là bận rộn, có hôm phải về muộn, có hôm thì còn mang việc về nhà làm. Nhưng tôi thấy mẹ tôi vẫn luôn có ý thức sắp xếp công việc để chăm lo gia đình. Đặc biệt trong việc đối ngoại thì mẹ tôi làm rất tốt.
Trong họ, ngoài làng, nhà nào có công to việc lớn mẹ tôi đều có mặt một cách có trách nhiệm. Vậy mà bố rất hay chì chiết, đay nghiến, nổi nóng vô cớ với mẹ làm nhà cửa không vui, ông còn đập phá đồ đạc: ấm chén, điện thoại bàn, điện thoại di động... ông lia ra sân, ra vườn không hề nghĩ ngợi, sau đó lại đi sắm mới như chưa có chuyện gì xảy ra.
Hễ vợ con có nói gì thì bố lại nói giọng hằn học: "vâng thằng này ngu, thằng này không có trình độ, thằng này chẳng biết cái gì, mẹ con mày lắm chữ. Để tao chết đi cho mẹ con mày sung sướng... rồi văng tục, chửi bậy. Dù bố có như vậy, nhưng trong lòng cả ba mẹ con tôi đều tôn trọng bố hết mức. Có lần bố nặng lời với mẹ, tôi giận thay mẹ mà mẹ vẫn dạy tôi không được vậy, đấy là chuyện bố mẹ, phận làm con không được vậy.
Ba mẹ con tôi muốn giữ êm cửa nhà, dù gì mẹ tôi cũng là công chức cấp xã, các con đều học hành tử tế nên góp ý với bố. Biết được điểm yếu của mẹ con tôi, bố tôi lại càng cố nói to cho cả ngõ nghe thấy, rồi ra sân đập bàn đập ghế, chửi rằng: Lũ chúng mày trứng cứ đòi khôn hơn vịt, tao chưa nhờ chúng mày được cái gì mà nứt mắt ra đã lên lớp dạy đời, mất dạy, láo toét. Bố chửi con như vậy thì được nhưng tôi không thích cái kiểu vơ đũa cả nắm. Mẹ tôi là vợ chứ không phải là con, để mà ông nói như vậy.
Có lần mẹ tôi đứng nói chuyện với các bác ở ủy ban, bố tôi đi uống rượu ở đâu về, rồi cứ ầm ầm chửi làm mẹ tôi rất xấu hổ với những người xung quanh. Chuyện chả hay ho gì nên mẹ tôi cho qua thì bố lại bảo khinh ông, không thèm đáp lời. Tôi rất chán nản nên quyết tâm thi đỗ một trường đại học xa nhà để không phải chứng kiến những cảnh đấy nữa. Tuy nhiên, sau khi tôi đi học thì những chuyện như vậy vẫn chưa dừng lại. Thỉnh thoảng lại một lần nhà cửa ầm ĩ.
Giờ thì chỉ còn mình mẹ ở nhà để chịu đựng những cơn tức giận vô cớ của bố, mà có những lần tới tận nửa đêm. Tôi chỉ biết động viên mẹ chứ chẳng làm được gì, gọi điện nói chuyện với bố thì ông toàn lảng đi hoặc dập máy. Thương mẹ, tôi phải làm sao đây?/.
Anh có thể tự sửa các vật dụng trong nhà Anh chào em - người mà anh đang tìm kiếm mấy chục mùa xuân qua, anh sinh ra và lớn lên tại một nơi cách Hà Nội khoảng 100 km. Anh năm nay đã ngoài 30 tuổi - cái tuổi cũng không còn trẻ để mơ mộng cao xa hão huyền, hay lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết nữa....