Không đóng cửa chợ dân sinh, nhà hàng, quán ăn trong cả 4 cấp độ dịch
Chính phủ ngày 12.10 đã ban hành Nghị quyết Quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, áp dụng thống nhất trong toàn quốc.
Theo quy định này, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh quyết định các biện pháp hành chính phù hợp bao gồm các quy định, hướng dẫn cụ thể về công suất, số lượng người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, văn nghệ, sự kiện tập trung đông người…
Hàng quán tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM mở bán lại, bán mang về. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Quy định phân loại 4 cấp độ dịch. Cấp 1 là vùng nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Cấp 2 là nguy cơ trung bình (màu vàng). Cấp 3 là nguy cơ cao (màu cam) và cấp 4 là nguy cơ rất cao (màu đỏ). Có 3 tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch là tỷ lệ ca nhiễm mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc xin và tiêu chí 3 là khả năng thu dung, điều trị của các tuyến. Bộ Y tế sẽ có tiêu chí, phương pháp đánh giá và xác định cấp độ dịch.
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế về đánh giá và xác định cấp độ dịch và tình hình trên địa bàn, UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư quyết định chuyển đổi cấp độ dịch. Trường hợp nâng cấp độ thì phải thông báo trước tối thiểu 48 giờ cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức biết, có sự chuẩn bị.
Chợ thực phẩm An Đông mở cửa, tiểu thương chỉ dám bán cầm chừng
Từ đó, quy định đưa ra các biện pháp áp dụng theo từng cấp độ. Địa phương căn cứ vào tình hình thực tiễn để quy định về số lượng người tham gia. Nhưng với vùng cấp 1 sẽ không giới hạn số người; cấp 2 thì hạn chế, có điều kiện; cấp 3 và cấp 4 thì không tổ chức/hạn chế, có điều kiện.
Với chợ truyền thống, nhà hàng, quán ăn: được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch trên cơ sở đảm bảo phòng chống dịch. Tuy nhiên, vùng cấp 4 thì UBND cấp tỉnh quy định các điều kiện cần thiết để hoạt động đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19 như hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm…
Người dân ra vào TP Vinh cần giấy tờ gì từ ngày 24-9?
Từ 0h sáng 24-9, người dân ngoại tỉnh Nghệ An cần giấy tờ, thủ tục như thế nào khi TP Vinh chuyển sang trạng thái bình thường mới theo chỉ thị 19?
Từ sáng 24-9, TP Vinh sẽ cho các hoạt động nhà hàng, quán ăn, quán cà phê được phục vụ tại chỗ - Ảnh: DOÃN HÒA
Tối 23-9, UBND TP Vinh ban hành kế hoạch hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn TP khi chuyển sang thực hiện chỉ thị 19 từ 0h sáng 24-9.
TP Vinh vẫn cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn, cà phê được hoạt động nhưng không được buôn bán trên vỉa hè và khu vực công cộng; sử dụng không quá 50% chỗ ngồi và đảm bảo khoảng cách. Chủ cơ sở trực tiếp quản lý và nhân viên, người lao động phải xét nghiệm nhanh hoặc RT-PCR 7 ngày/lần.
Các hoạt động này không quá 22h hàng ngày.
TP Vinh sẽ mở cửa trở lại 25 chợ dân sinh kèm theo điều kiện tiểu thương, người lao động trong chợ xét nghiệm tần suất 7 ngày/lần; người bán hàng đeo bao tay để giao nhận tiền, hàng hóa.
Các shipper công nghệ và shipper tự do đều được hoạt động, trong đó shipper tự do phải được UBND phường, xã nơi cư trú cấp thẻ hành nghề và được xét nghiệm COVID-19 trong vòng 3 ngày/lần.
TP Vinh yêu cầu dừng hoạt động các khu vui chơi, giải trí; karaoke, vũ trường, massage, xông hơi, quán bar, spa, làm đẹp, thẩm mỹ, phòng tập gym, yoga, bi da, dịch vụ trò chơi điện tử, điểm truy cập Internet; bể bơi (trừ các bể bơi trong các khách sạn, cơ sở lưu trú để phục vụ khách lưu trú).
Dừng các giải đấu thể thao, các hoạt động bóng đá, bóng chuyền tại sân vận động, khu vực công cộng; các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo tập trung từ 20 người trở lên.
Học sinh mầm non đến trường từ ngày 4-10. Các cấp tiểu học, THCS, THPT, ĐH, CĐ và trường dạy nghề sẽ tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Người dân khai báo y tế tại chốt kiểm soát Trạm thu phí cầu Bến Thủy 2 chiều 23-9 - Ảnh: DOÃN HÒA
TP Vinh sẽ dỡ 13 chốt kiểm soát ra, vào TP; chỉ giữ lại chốt tại cầu Bến Thủy và mở thêm điểm ở ga Vinh, sân bay Vinh để kiểm soát người ngoại tỉnh, ra vào TP Vinh.
Theo đó, người dân nội tỉnh Nghệ An nếu từ vùng chỉ thị 15 vào TP Vinh chỉ cần đến trạm y tế phường, xã khai báo y tế và theo dõi sức khỏe.
Với người dân ngoại tỉnh Nghệ An, nếu từ vùng đang áp dụng chỉ thị 16 đến TP Vinh sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày (chi phí tự chi trả); nếu từ vùng chỉ thị 15 vào TP Vinh phải có giấy xét nghiệm test nhanh hoặc bằng phương pháp RT-PCR âm tính còn hiệu lực và phải cách ly y tế tại nhà 7 ngày.
Trường hợp người dân đến từ khu vực có dịch COVID-19 đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 phải cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú trong 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương và xét nghiệm 3 lần.
21 địa phương ở Nghệ An thành "vùng xanh"
Với việc TP Vinh thực hiện theo chỉ thị 19 từ 24-9, đến nay toàn bộ 21 huyện, thành phố, thị xã ở Nghệ An đều trở thành "vùng xanh", các hoạt động kinh tế, xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Hiện chỉ còn một số khu vực nhỏ khu dân cư phong tỏa, thực hiện cách ly phòng chống dịch.
Kết quả trên đạt được sau hơn một tháng tỉnh Nghệ An đồng loạt giãn cách xã hội các địa phương theo chỉ thị 15, chỉ thị 16 và xét nghiệm diện rộng ở "vùng đỏ".
Tối 23-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An ghi nhận một bệnh nhân COVID-19, là F1 đã được cách ly từ trước. Trong số 1.813 bệnh nhân COVID-19 ở Nghệ An có 1.696 bệnh nhân ra viện, 16 người tử vong và hiện còn 101 bệnh nhân đang điều trị.
TP.Rạch Giá tiếp tục dừng dịch vụ ăn uống, kinh doanh không thiết yếu để phòng Covid-19 Do dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê và một số hoạt động dịch vụ kinh doanh không thiết yếu trên địa bàn TP.Rạch Giá (Kiên Giang) tiếp tục dừng hoạt động. Các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê... tại TP.Rạch Giá phải tạm dừng hoạt động để phòng Covid-19 . ẢNH: XUÂN...