Không đội MBH: HS ở lại trường “né” phạt
Hôm nay (7/3), CSGT mới chỉ nhắc nhở đối với các trường hợp đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, tuy nhiên, tại trường PTTH Việt Đức, mặc dù đã tan học, nhiều học sinh vẫn không dám ra về vì sợ bị phạt.
Từ ngày 10/3, lực lượng CSGT (Công an TP Hà Nội) sẽ chính thức xử phạt đối với những người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm. Theo đó, Đoàn Thành niên (thuộc các Đội, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội) có 3 ngày ra quân để truyền thông, nhắc nhở những người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Sáng nay, Đội CSGT số 1 (Hà Nội) đã triển khai lực lượng chốt chặn tại các điểm thường xuất hiện nhiều xe đạp điện qua lại để làm nhiệm vụ. Qua đó cho thấy, lâu nay, những người đi xe đạp điện đều rất ít khi đội mũ bảo hiểm.
Tại ngã tư Hàng Bài – Tràng Tiền, hai bạn học sinh ngơ ngác nói rằng không biết rằng đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm
Tại nhiều điểm, khi được hỏi, các học sinh đều trả lời rằng, không biết quy định đi xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Mặt khác, họ cũng không biết dịp này, CSGT Hà Nội ra quân xử phạt lỗi này. Thậm chí, một số học sinh tỏ ra thờ ơ, không quan tâm. Có người tỏ ra khó chịu khi bỗng dưng bị CSGT gọi lại.
Chị Trần Thu Trang (công tác tại một công ty truyền thông) cho hay, chị biết sơ sơ về quy định đội mũ bảo hiểm. Nhưng trước giờ không thấy ai bị xử phạt lỗi này nên chị nghĩ không cần đội.
“Tuy nhiên, nếu từ nay CSGT xử phạt thì em sẽ chấp hành”, chị Trang nói.
“Biết có quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, nhưng trước giờ không thấy ai bị phạt”, chị Trần Thu Trang nói
Trước cổng trường THPT Việt Đức, tổ công tác đã dừng xe, nhắc nhở rất nhiều học sinh. Tuy nhiên, đến gần 12h trưa tan trường, thấy có bóng dáng CSGT ngoài cổng, nhiều học sinh đã cảnh báo cho nhau, không ra khỏi cổng trường vì sợ bị phạt.
Video đang HOT
Trường này vốn rất nhiều học sinh đi học bằng xe đạp điện, nhưng hôm nay, giờ tan học, hầu hết chỉ người đi bộ và đi xe đạp ra khỏi cổng. Một số ít học sinh đi xe đạp điện mang mũ bảo hiểm mới dám phóng ra. Một số khác không đội mũ lại “chơi bài” xuống dắt xe ung dung đi ra chứ không ngồi lên điều khiển.
Khi tổ công tác vừa đi khỏi, nhiều chiếc xe đạp điện không mũ bắt đầu xuất hiện trở lại trước cổng trường.
Theo kế hoạch, từ ngày 7/3 đến ngày 9/3, CSGT TP. Hà Nội sẽ ra quân nhắc nhở người điều khiển xe đạp điện, ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy định. Sau 3 ngày này, từ 10/3, hành vi trên sẽ bị CSGT lập biên bản xử phạt.
Nhiều người đi xe đạp điện thờ ơ với mũ bảo hiểm
Ngơ ngác không hiểu chuyện gì
Khó chịu vì tự dưng bị CSGT gọi lại
Khi CSGT hỏi, đa số các bạn học sinh nói rằng không biết có quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện
Tan học, HS dắt xe rời khỏi cổng trường để “né” CSGT
Khi tổ công tác dời đi, từ trong trường, xe đạp điện lại phóng ra
Sáng nay, một số người bị nhắc nhở thắc mắc, luật chỉ quy định xe đạp máy (tức xe có máy) mới phải đội mũ bảo hiểm chứ xe đạp điện không quy định.
Khoản 5, Điều 3, Nghị định 34 giải thích: Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (bao gồm cả xe đạp điện).
Khoản 4, Điều 11, Nghị định 34 quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
- Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo 24h
Giảm án cho người tát công an
Việc lực lượng thi hành công vụ kéo giật ghế làm người bạn của bị cáo ngã xuống đất là sai, không chuẩn mực (ảnh minh họa)
Trong quá trình làm nhiệm vụ, một chiến sĩ công an kéo giật ghế làm một người ngã xuống đất, bạn của người này bức xúc cự cãi và tát lại chiến sĩ công an.
Ngày 5/3, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thế Cường (35 tuổi, ngụ tại Long Biên), tuyên giảm hình phạt cho bị cáo từ 10 tháng tù giam xuống còn 10 tháng tù cho hưởng án treo về tội chống người thi hành công vụ.
Án sơ thẩm thể hiện ngày 14/9/2012, Cường đang cùng bạn bè ngồi uống bia tại quán vỉa hè phố Ngọc Lâm (Long Biên) thì có khoảng 10 người gồm công an phường và thanh tra xây dựng làm nhiệm vụ trật tự đô thị. Lực lượng chức năng yêu cầu Cường và bạn bè đứng dậy để tịch thu bàn ghế nhưng người bạn của Cường không dậy nên bị một chiến sĩ công an kéo giật ghế làm người này ngã xuống đất.
Trong lúc tranh luận để bảo vệ bạn, Cường dùng tay tát vào mặt ông Nguyễn Minh Đức (công an phường Ngọc Lâm). Cường bị đưa về trụ sở công an phường và sau đó bị tòa án nhân dân quận Long Biên xử phạt 10 tháng tù giam.
Theo HĐXX phúc thẩm, việc lực lượng thi hành công vụ kéo giật ghế làm người bạn của bị cáo ngã xuống đất là sai, không chuẩn mực. Hành động của bị cáo là nhất thời, bị cáo có bố là liệt sỹ, vì thế không nhất thiết phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội mà chỉ cần cho bị cáo hưởng án treo cũng có tác dụng giáo dục.
Ngoài ra, HĐXX rút kinh nghiệm TAND quận Long Biên đưa công an phường Ngọc Lâm tham gia vụ việc với tư cách nguyên đơn dân sự là sai, mà chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Theo 24h
Bắt giam 38 bị can vụ "Đá gà truyền thống" Trường gà cá độ ăn tiền quy mô lớn núp bóng "Câu lạc bộ chọi gà truyền thống". Liên quan tới vụ đột kích trường gà ở tổ dân phố Trà Long, phường Ba Ngòi, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 27/2, chiều 5/3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Cam Ranh đã ra quyết định khởi tố...