Không đòi được lương của doanh nghiệp phải làm gì?
Công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Hỏi: Công ty kinh doanh thua lỗ, sau khi bị Ngân hàng kê biên các tài sản của Công ty để phát mãi thì Công nhân mới biết, đến thời điểm này thì Công ty không còn tài sản để trả lương cho Công nhân, vậy Công nhân cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Ảnh minh họa.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật CHÂU VIỆT VƯƠNG – CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến như sau:
Theo như thông tin của bạn cung cấp thì Công ty nơi bạn làm việc chưa bị phá sản, nếu như Công ty nợ lương, bạn có thể yêu cầu Công ty thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho mình theo nguyên tắc tại Điều 96 Bộ luật lao động năm 2012:
- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
- Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Trường hợp Công ty không thanh toán đầy đủ tiền lương đúng hạn cho mình, bạn còn có quyền làm đơn gửi ra phòng Lao động Thương binh Xã hội nơi Công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết vì căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định về trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
- Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
Video đang HOT
Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nếu vẫn không giải quyết được bạn có quyền nộp hồ sơ khởi kiện ra Tòa án Nhân Dân quận huyện nơi Công ty có trụ sở.
Về Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Ngoài ra bạn cũng có thể làm đơn tố cáo hành vi của người sử dụng lao động công ty bạn gửi ra Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội để yêu cầu xử lý.
Việc công ty không trả lương đúng hạn và nợ lương là đã vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 13 Nghị định88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
- Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm nhue đã viện dẫn nêu trên.
Vì vậy trong trường hợp trên người lao động có thể khiếu nại trực tiếp đến người sử dụng lao động hoặc tố cáo lên Thanh tra Sở lao động để được giải quyết. Bên cạnh đó người lao động cũng có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi Công ty đặt trụ sở để đòi quyền lợi theo thủ tục tố tụng dân sự.
Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Người lao động được gì từ luật Bảo hiểm xã hội mới?
Ngày mai, 1/1/2016, luật BHXH mới, có hiệu lực sẽ tác động lớn đến doanh nghiệp và người tham gia bảo hiểm xã hội. Nhiều quyền lợi hơn, nhưng nên lo hay nên mừng trước những quyền lợi này.
Doanh nghiệp vừa lo, vừa sợ
Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân sẽ áp dụng một thang bảng lương thống nhất. Theo quy định của luật BHXH mới thì tiền lương tháng đóng bào hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương. Như vậy, với doanh nghiệp nhà nước, nguồn gốc nhà nước thì các khoản chi phí về BHXH sẽ tăng lên đáng kể từ năm 2016 và kèm theo các mức xử lý vi phạm khi chốn hoặc gian lận đóng BHXH trong luật hình sự sửa đổi khiến doanh nghiệp vừa lo, vừa sợ.
Bà Lê Thị Thoa, Trưởng phòng tổ chức lao động, công ty Hưng Việt, Hưng Yên cho biết: "Ở các cơ quan nhà nước thì sẽ trả lương cho người lao động (NLĐ0 theo hệ số và trợ cấp cố định, còn chúng tôi, các doanh nghiệp may, trả lương của công nhân theo sản phẩm nên tiền lương của họ tùy thuộc vào từng tháng. Có tháng họ làm nhiều sản phẩm thì lương cao, những tháng làm ít hơn thì lương sẽ thấp. Vì vậy, các khoản phụ cấp của họ chỉ sau 1 năm mới có thể tổng kết và biết được con số chính xác là bao nhiêu". Là người trực tiếp theo dõi việc đóng BHXH ở công ty, nhưng thời điểm cận kề, năm 2016 chị Thoa cũng không phân biệt được, đâu là phụ cấp lương, đâu là các khoản bổ sung.
May 10 là công ty có nguồn gốc nhà nước. Từ trước đến nay công ty trả lương cho người lao động theo sản phẩm, nhưng vẫn áp dụng thang bảng lương như các đơn vị hành chính sự nghiệp là 1.150.000 để đóng BHXH. Như vậy, theo quy định mới, bắt đầu từ năm 2016 với mức lương tối thiểu là 3,5 triệu đồng, công ty sẽ phải dùng thang bảng lương theo khu vực doanh nghiệp để đóng BHXH như các thành phần kinh tế khác.
Số tiền đóng BHXH tăng trên 30%, tức là, trong 50 tỷ đồng lợi nhuận công ty thì 23 tỷ đồng sẽ đóng BH.
Thay đổi cách đóng, để đảm bảo công bằng XH và đảm bảo đời sống cho NLĐ khi về già.
Ông Trần Mạnh Cường, Phó Trưởng phòng tài chính, Tổng công ty May 10 cho biết: Khi chuyển đổi theo bảng lương, hiện nay, theo tính toán của chúng tôi, năm 2016, dự tính công ty sẽ phải đóng tăng khoảng 23 tỷ, trong đó, người sử dụng lao động phải đóng 17 tỷ gồm có BHXH và kính phí công đoàn. Đây là một khoản ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chi phí của công ty.
Hiện nay, có khoảng 3 triệu lao động đang làm việc tại các công ty nhà nước và các công ty có nguồn gốc nhà nước. Việc đóng BH theo thang bảng lương doanh nghiệp (DN) đáng lẽ ra phải được áp dụng từ năm 2013, nhưng đã hoãn lại đến năm 2016.
Thay đổi cách đóng, để đảm bảo công bằng XH và đảm bảo đời sống cho NLĐ khi về già. Ngoài ra, theo quy định mới, NLĐ, người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH theo thu nhập. Nghĩa là, ngoài lương cố định, công nhân còn hưởng thêm các khoản phụ cấp khác, tùy theo mức độ chuyên cần, năng suất lao động và tình hình tài chính của công ty. Tất cả các khoản này đều có thể làm thay đổi mức đóng bảo hiểm.
Luật BHXH mới, hướng đến tương lai xa cho người lao động
Trả lời trước báo giới, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, ông Phạm Minh Huân cho biết: "Từ ngày 01/01/2016, luật BHXH mới được ban hành. Trên thực tế, chúng ta sẽ điều chỉnh lại mức đóng. Điều mà người sử dụng lao động và người lao động rất quan tâm.
Về vấn đề trước mắt thì có thể quy định mới này không mang lại lợi cho họ. Nhưng về lâu dài thì chúng tôi nghĩ chúng ta phải tính toán. Bảo hiểm là câu chuyện chúng ta tính cho 10 năm, 20 năm sau. Vậy nên, ngoài việc người sử dụng lao động chăm lo đến tiền lương, thu nhập cho NLĐ để bảo đảm cho cuộc sống hiện tại thì phải chăm lo tiếp cho cuộc sống tương lai của NLĐ. Chính vì thế, BHXH tính đến việc hướng tới tương lai cho NLĐ".
ông Phạm Minh Huân, thứ trưởng bộ LĐTB&XH trả lời báo chí.
Bộ trưởng cho biết thêm: "Thời điểm thực hiện luật BHXH trùng với thời điểm chúng ta điều chỉnh mức lương tối thiểu. Vấn đề này, Hội đồng tiền lương quốc gia khi trao đổi giữa các bên đã tính toán yếu tố này, nên có nhiều tiếng nói khác nhau. Phía đại diện người SDLĐ thì mong muốn mức điều chỉnh vừa phải, tiền lương vừa phải, để sau đó có tác động của BHXH. Phía người lao động thì mong muốn điều chỉnh mức lương tối thiểu cao lên, để đời sống người lao động có cải thiện. Theo tính toán của chúng tôi, kể cả tác động tăng lương tối thiểu vùng và tăng đóng BH thì chi phí của DN tăng lên từ 10% đến 15 %.
Theo nghị định số 122 của Chính phủ cho thấy, bắt đầu từ năm 2016, chúng ta điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 12,4% cộng với các khoản chúng ta đóng BHXH trên mức lương cộng với phụ cấp. thì mức đó có tăng, nhưng tăng không đáng kể. "Chúng tôi cũng cảnh báo các doanh nghiệp lâu nay trả lương xung quanh mức lương tối thiểu và những doanh nghiệp đông lao động, thì những tác động này cũng ảnh hưởng nhất định.
Cù Hiền
Theo_Người Đưa Tin
Căn cứ và cách tính số ngày nghỉ phép năm, nghỉ thâm niên Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Căn cứ vào Bộ luật lao động năm 2012, ngày nghỉ lễ hằng năm được quy định như sau: - Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng...