Không dẹp 14 “kiểu” chiếm vỉa hè, vài đồng chí bị “nhấc” đi
Ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho UBND cấp quận, phường tập trung xử lý 14 hoạt động ảnh hưởng đến trật tự đô thị, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.
Ông Nguyễn Đức Chung yêu cầu Chủ tịch UBND quận, phường phải xử lý cho được 14 loại hình gây mất trật tự đô thị (ảnh hanoi.gov.vn)
Để thực hiện có hiệu quả việc lập lại trật tự đô thị ở Thủ đô Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ rõ các đối tượng, hoạt động kinh doanh cần tập trung xử lý.
“Trước kia lúc làm Giám đốc Công an TP, tôi đã thống kê được 8 loại. Bây giờ, các đồng chí cần xử lý được 14 loại hình này tôi tin Hà Nội sẽ sạch đẹp” – ông Chung nói tại Hội nghị tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị ngày 4.3.
Thứ nhất, theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội đó là các cửa hàng kinh doanh đồ ăn uống như cơm, lẩu, hải sản… Ông Nguyễn Đức Chung cho rằng hiện đang có hiện tượng các quận “bật đèn xanh” cho người bán tràn ra vỉa hè.
Video đang HOT
Nhiều cửa hàng ăn đang bày bán tràn lan ra vỉa hè đẩy người đi bộ xuống đường (ảnh Triệu Quang)
Ông Chung tiếp tục chỉ ra các loại hình kinh doanh, hoạt động đang lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự đô thị: “Thứ 2 là cửa hàng bán hoa, các nơi bán hàng hoa, họ cứ bầy hết ra ngoài. Thứ 3 là hàng bán hoa quả; thứ 4 là hàng bán điện máy; thứ 5 là bán chè chén, trà chanh; thứ 6 là sửa chữa xe đạp xe máy; thứ 7 là đồ thời trang. thứ 8 là đồ thể thao, khung ảnh; thứ 9 là trông giữ xe đạp, xe máy trái phép; mười là bán hàng rong; mười một là người bán ngô, khoai, sắn buổi tối; mười hai là vứt rác ra đường; mười ba là đeo bám khách du lịch; mười bốn là giả danh xe buýt, xe thương binh, xe quá khổ, quá tải”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định các ngành, các cấp thực hiện xử lý được 14 việc trên “Thành phố sẽ phong quang hết”.
Người đứng đầu UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu cấp dưới cần phải nhất quán quan điểm “Không thể vì mấy hộ, vì mấy người bán hàng rong từ các tỉnh, từ ngoại thành vào mà để Thủ đô nhếch nhác, đường phố bẩn thỉu”.
Ông Chung cho rằng: “Không thể vì một vài người để ùn tắc giao thông, thành phố nhếch nhác, bẩn thỉu, vệ sinh môi trường thế này, rồi cái lớn hơn cả là mất đi văn hóa của một thành phố văn minh, chúng ta không bao giờ xây lại được. Đó mới là cái mất lớn!”.
Ông Nguyễn Đức Chung giao nhiệm vụ cho Chủ tịch UBND quận, phường, Trưởng Công an quận, phường phải chịu trách nhiệm chính liên quan đến 14 việc kể trên.
“Nếu các đồng chí không tổ chức triển khai nghiêm túc, không có hiệu quả, không kiên trì để tái chiếm, các đoàn kiểm tra công vụ kiểm tra đến lần thứ ba là phải xem xét trách nhiệm. Tôi xin nói thẳng thắn là lần này thành phố cũng sẽ phải xem xét nhấc một vài đồng chí đi. Trưởng Công an phường tham gia cấp ủy, chúng tôi hoàn toàn có thể cách chức về mặt Đảng để phải chuyển, chứ không phải chờ ý kiến anh Khương (Thiếu tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội – PV). Lần này Thành phố sẽ làm rất nghiêm túc” – ông Chung đưa ra lời cảnh báo.
Theo Danviet
Quận ven TP HCM nhắn 700 tin nhắc người dân không chiếm vỉa hè
Khoảng 700 lượt tin nhắn được quận Bình Tân gửi đến các hộ kinh doanh nhắc nhở việc buôn bán không lấn chiếm vỉa hè, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Ngày 4/3, ông Nguyễn Kiên Giang - Đội trưởng quản lý trật tự đô thị quận Bình Tân - cho biết, đơn vị đã gửi đi gần 700 lượt tin nhắn đến hàng trăm hộ dân nhắc nhở việc đảm bảo mỹ quan đô thị, không lấn chiếm vỉa hè.
Người dân nhận được tin nhắn nhắc việc không lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: A.X
Những số điện thoại được các thành viên Đội trật tự đô thị lấy từ người dân trong quá trình tiếp xúc, tuyên truyền không chiếm dụng vỉa hè. Khu vực nhận được tin nhắn đầu tiên thuộc các tuyến đường như Kinh Dương Vương, Hồ Học Lãm, Tên Lửa, Vành Đai Trong. Việc nhắn tin được thực hiện thông qua hệ thống do quận đăng ký với nhà mạng.
"Đa số người dân khi được vận động, nhận tin nhắn nhắc nhở đều tự tháo dỡ, thu dọn các vật dụng lấn chiếm vỉa hè như bàn ghế, bảng hiệu... Quận chủ trương tuyên truyền trước nếu tái phạm mới xử phạt", ông Giang nói.
Ông Lê Minh, có cửa hàng buôn bán balo, túi xách trên đường Kinh Dương Vương cho biết thường xuyên được chính quyền nhắc nhở việc kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè. Gia đình ông cũng đã tự dọn dẹp đồ đạc vào nhà, trả vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ.
"Tôi nhận được tin nhắn nhắc nhở của quận cũng khá bất ngờ. Tôi mong việc này nên làm rộng khắp, công bằng chứ không bắt cóc bỏ dĩa", ông Minh nói.
Trong tháng 2, quận Bình Tân đã cho gần 700 hộ dân ký cam kết không lấn chiếm lòng lề đường, đồng thời cho xe lưu động phát loa tuyên truyền, vận động người dân. Quận cũng đã xử lý 26 trường hợp với số tiền hơn 34 triệu đồng.
Những vật dụng lấn chiếm vỉa hè bị lực lượng chức năng Bình Tân tạm giữ. Ảnh: A.X
Trước đó, ông Nguyễn Gia Thái Bình - Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân - 2 lần cùng lực lượng xuống đường chấn chỉnh nạn lấn chiếm vỉa hè. Nhiều bảng hiệu, hàng rong, cơ sở kinh doanh vi phạm bị nhắc nhở hoặc lập biên bản xử phạt.
Sau khi quận 1 hành động quyết liệt giành lại vỉa hè, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong khen và yêu cầu nhân rộng ra 24 quận huyện. Thủ tướng mới đây cũng đánh giá cao TP HCM trong việc cương quyết 'đòi' vỉa hè cho người đi bộ.
Sơn Hòa
Theo VNE
Công an Hà Nội: Cơ quan càng to càng chiếm nhiều vỉa hè, lòng đường Ông Nguyễn Xuân Đình - Trưởng phòng Cảnh sát Trật tự Công an TP Hà Nội - cho biết, hiên có tới 395 điểm trông giữ xe ở vỉa hè, lòng đường là của các cơ quan, bệnh viện, trường học, trong đó tới hơn 200 điểm không phép. Đặc biệt là cơ quan càng to thì càng không chấp hành, càng chiếm...