Không đeo khẩu trang làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 lên tới 225 lần
Nghiên cứu mới nhất của nhóm chuyên gia Đức và Mỹ đã phát hiện ra rằng đeo khẩu trang – bất kể loại nào, cũng đều tốt hơn giữ khoảng cách.
Và đeo khẩu trang có thể giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tới 225 lần, so với việc chỉ giữ khoảng cách 3 mét, theo Daily Mail.
Đây là nghiên cứu mới nhất kết luận rằng đeo khẩu trang mang lại khả năng bảo vệ “cực kỳ cao”.
Không đeo khẩu trang – chỉ đứng 5 phút, đã có 90% nguy cơ bị lây nhiễm Covid-19
Nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng, không đeo khẩu trang, chỉ đứng đối diện với F0 cũng không đeo khẩu trang – chỉ 5 phút, ngay cả ở khoảng cách 3 mét, thì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lên đến 90%, theo Daily Mail.
Trong khi đó, nếu đeo khẩu trang phẫu thuật nhưng không khít mặt, sẽ mất đến 30 phút mới có nguy cơ cao như vậy.
Nếu cả hai đều đeo khẩu trang FFP2 vừa khít, nguy cơ lây nhiễm tối đa sau 20 phút là 1/1.000, ngay cả khi chỉ cách nhau 1,5m. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong trường hợp lý tưởng nhất, khi cả hai đều đeo khẩu trang FFP2 cấp y tế và giữ khoảng cách, nguy cơ lây truyền chỉ là 0,4% sau suốt 60 phút.
Các tác giả của nghiên cứu từ Đại học Gttingen (Đức) và Đại học Cornell (Mỹ), cho biết phát hiện của họ làm cho việc giữ khoảng cách trở nên ít quan trọng hơn.
Nghiên cứu này được thực hiện sau khi một đánh giá lớn phát hiện ra rằng sử dụng khẩu trang phổ biến trong dân có thể làm giảm tỷ lệ lây nhiễm bệnh xuống 50%, gấp đôi so với việc chỉ giữ khoảng cách.
Các nhà nghiên cứu Đức và Mỹ cho biết nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tùy thuộc vào loại và cách đeo khẩu trang ở cả F0 và người chưa nhiễm bệnh.
Ba phương án là khẩu trang FFP2 có thể điều chỉnh cho khít, đeo khẩu trang FFP2 không khít và khẩu trang phẫu thuật. Khẩu trang FFP2 dày hơn và ôm khít quanh mũi và miệng hơn so với khẩu trang phẫu thuật.
Kết quả như sau:
Nếu cả hai người đều đeo khẩu trang FFP2 khít mặt thì người khỏe mạnh chỉ có 0,14% nguy cơ lây nhiễm virus, theo Daily Mail.
Nếu người khỏe mạnh đeo khẩu trang FFP2 không ôm khít mặt, nguy cơ tăng lên 0,64%.
Ngược lại, nếu cả hai đều đeo khẩu trang phẫu thuật mỏng hơn nhưng vừa vặn hơn, thì người khỏe mạnh có nguy cơ lây nhiễm virus lên đến 10,4%.
Đeo khẩu trang phẫu thuật lỏng lẻo, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lên đến 30%
Bài báo mới nhất, được xuất bản trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), đã đo kích thước và số lượng các hạt hô hấp thoát ra từ miệng người bệnh với nhiều loại khẩu trang khác nhau.
Còn khẩu trang phẫu thuật lỏng lẻo thì nguy cơ có thể cao tới 30%
SHUTTERSTOCK
Thử nghiệm được thực hiện thông qua một mô hình toán học để tính toán nguy cơ một người hít phải các hạt hô hấp từ các khoảng cách và thời gian tiếp xúc khác nhau.
Tác giả chính của nghiên cứu mới nhất này, giáo sư tiến sĩ Eberhard Bodenschatz, giám đốc Viện Max Plank tại Gttingen (Đức), thừa nhận rằng ông không ngờ nguy cơ nhiễm Covid-19 nếu không đeo khẩu trang lớn đến như vậy.
Ông nói, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu F0 có tải lượng virus cao của biến thể Delta, nguy cơ lây nhiễm nếu không đeo khẩu trang là rất cao chỉ sau vài phút, thậm chí ở khoảng cách đến 3 mét, theo Daily Mail.
Nghiên cứu cho thấy rằng bất cứ loại khẩu trang nào cũng tốt hơn so với việc chỉ đơn thuần là giữ khoảng cách.
Nếu khẩu trang ôm khít mặt và chắc chắn, thì nguy cơ thấp hơn rất nhiều.
Nếu cả hai đều đeo khẩu trang FFP2 vừa khít, nguy cơ lây nhiễm tối đa sau 20 phút là 1/1.000, ngay cả khi chỉ cách nhau 1,5m.
Nếu đeo khẩu trang y tế lỏng lẻo, thì nguy cơ sẽ tăng lên 4%.
Với khẩu trang phẫu thuật vừa vặn, loại phổ biến nhất, nguy cơ tối đa sau 20 phút là 1/10 ở khoảng cách gần nhất.
Còn khẩu trang phẫu thuật lỏng lẻo thì nguy cơ có thể cao tới 30%.
Nhưng các nhà nghiên cứu đã xem xét các tình huống xấu nhất mà các nghiên cứu trước đây đã bỏ qua – là việc mọi người thường đeo khẩu trang sai cách.
Chỉ cần kéo khẩu trang lên trên mũi, nguy cơ có thể giảm tới 7 lần, theo Daily Mail.
Tâm điểm Covid-19: Có thể lây nhiễm nCoV thông qua giao nhận hàng?
Biến chủng Delta lơ lửng trong không khí và có khả năng phát tán nhanh, do đó, việc phòng ngừa tất cả đường lây truyền của chúng là điều quan trọng.
Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 4, Bộ Y tế nhận định SARS-CoV-2 đang biến đổi liên, tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau làm tăng khả năng lây lan và khó kiểm soát hơn.
Một trong những điểm mới được Bộ Y tế cập nhật trong hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 phiên bản mới nhất (ngày 14/7) là virus SARS-CoV-2 lây qua đường không khí.
Điều này khiến nhiều người lo lắng về nguy cơ lây nhiễm qua giao nhận hàng hóa thương mại, kể cả việc virus tồn tại trên bề mặt kiện hàng, sau đó lơ lửng trong không khí.
SARS-CoV-2 có thể lở lửng trong không khí sau khi bám trên kiện hàng?
Trước nhiều luồng ý kiến khác nhau về việc virus SARS-CoV-2 có thể lơ lửng trong không khí, một độc giả đặt câu hỏi cho chuyên gia: Nếu nhận kiện hàng ship đến có dính virus bên trên mà để trong phòng có quạt gió, không mở cửa, virus có bay lơ lửng trong không khí không?
Trả lời câu hỏi của độc giả, TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với các chủng khác như Alpha, Beta... Đặc biệt, trong môi trường kín, Delta càng có tốc độ lây lan nhanh hơn.
Chính vì vậy, về mặt lý thuyết, nếu kiện hàng ship đến có dính virus SARS-CoV-2, khi bật quạt trong không gian kín, virus vẫn có thể bay lơ lửng trong không khí.
Shipper xếp hàng để chuyển đồ đạc cho người điều trị tại Bệnh viện dã chiến ở Khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Ảnh: Duy Hiệu.
Chuyên gia này phân tích virus gây bệnh Covid-19 không thể tồn tại đơn thuần trong không khí mà luôn nằm trong giọt bắn (dịch hầu họng, nước bọt của người mắc bệnh).
Trong môi trường không khí tù đọng, không thông thoáng, người lành sẽ bị lây bệnh nếu không mang khẩu trang và hít phải các giọt bắn này.
Tuy nhiên, TS Hùng nhấn mạnh việc lây nhiễm chỉ xảy ra khi virus đạt nồng độ nhất định.
"Một vài con virus SARS-CoV-2 lơ lửng trong không khí thì không thể nào gây bệnh được. Với số lượng ít, cơ thể có thể chống đỡ và tiêu diệt ngay khi chúng vừa xâm nhập. Do đó, lượng virus bay lơ lửng từ kiện hàng hóa không đủ để gây bệnh. Ngoài ra, chúng cũng không thể tồn tại lâu trên bề mặt các kiện hàng trong môi trường tự nhiên", TS Hùng nói.
Chuyên gia này khẳng định rủi ro nhiễm virus gây bệnh Covid từ một kiện hàng, bưu phẩm hàng hoá, túi chứa thực phẩm, thùng carton..., rất hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân là virus không thể sống sót trên các bề mặt này.
TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Ảnh: Phương Lâm.
Theo ông, ở môi trường tự nhiên, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài tuần, tùy loại vật liệu. Với các kiện hàng làm từ giấy carton, chúng chỉ tồn lưu khoảng từ vài giây đến vài giờ.
"Người dân không nên lo lắng về việc lây nhiễm SARS-CoV-2 từ các kiện hàng hóa, hay vấn đề virus từ kiện hàng này phát tán trong không khí. Trên thực tế, điều này là không thể. Chúng ta chỉ bị lây nhiễm do sự tiếp xúc trực tiếp với người giao hàng là F0 hoặc chạm tay lên bề mặt chứa giọt bắn của của F0, sau đó đưa tay ngay lên mắt, mũi, miệng", TS Hùng nói thêm.
SARS-CoV-2 tồn tại bao lâu trên kiện hàng?
Theo TS Lê Quốc Hùng, trên mỗi loại vật liệu, virus SARS-CoV-2 sẽ có thời gian tồn lưu khác nhau. Ví dụ, chúng có thể ở ngoài không khí từ 1-3 giờ, trên bề mặt giấy.
Trên bề mặt gỗ và quần áo, SARS-CoV-2 có thể bám lâu hơn, khoảng 1-2 ngày. Còn trên tiền hay thủy tinh, thời gian tồn lưu có thể kéo dài lâu hơn. Đặc biệt, các bề mặt nhựa, thép, inox..., chúng có thể tồn tại rất lâu, thời gian đến khoảng vài ngày.
Chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng qua các đợt dịch, kiến thức về phòng, chống lây nhiễm SARS-CoV-2 của người dân đã tốt hơn rất nhiều. Thông thường, khi nhận hàng, chúng ta giữ khoảng cách an toàn với shipper, rửa tay ngay sau khi nhận hàng thì khả năng lây nhiễm rất thấp.
Chuyên gia khuyến cáo người dân nên thường xuyên khử khuẩn, lau dọn sạch sẽ nhà cửa. Ảnh: Duy Hiệu.
Để đảm bảo an toàn hơn, chúng ta có thể đặt kiện hàng hóa ngoài môi trường tự nhiên, có ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn, sau đó mới chạm tay vào. Lúc này, virus tồn tại trong các giọt bắn (nếu có) cũng đã bị tiêu diệt.
Khi giao - nhận hàng hóa, chúng ta cần giữ khoảng cách, có thể lựa chọn hình thức thanh toán điện tử thay vì tiền mặt.
"SARS-CoV-2 rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên và nhiệt độ cao. Chúng ta có thể xịt khuẩn hàng hóa trước khi chạm tay vào, rửa tay với dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng sau khi nhận hàng. Đây là điều quan trọng nhất để tránh lây nhiễm", TS Lê Quốc Hùng khuyến cáo.
Để phòng tránh lây nhiễm virus lan truyền trong không khí và các bề mặt, đồ vật; độc giả nên thường xuyên khử khuẩn đồ vật thường dùng, khu vực sinh hoạt chung bằng nước vệ sinh bề mặt Lifebuoy và nước lau sàn Lifebuoy - sản phẩm được chứng minh có khả năng diệt khuẩn lên đến 99,9%.
Zing News cùng nhãn hàng Lifebuoy vệ sinh nhà cửa vệ sinh nhà cửa đồng hành thực hiện chương trình "Tâm điểm Covid-19" nhằm cung cấp thông tin hữu ích về dịch bệnh Covid-19 cho độc giả. Đón xem chương trình vào thứ 2, 4, 6 hàng tuần trên Zing News.
Tâm điểm Covid-19: Hướng dẫn sử dụng thuốc và thiết bị y tế tại nhà. Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, F0 điều trị tại nhà cần giữ tinh thần tốt, luôn giữ liên lạc với nhân viên y tế.
Bác sĩ ơi: Trẻ chích ngừa sớm hay trễ hơn lịch hẹn thì có sao không? Nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc trẻ chích ngừa sớm hoặc trễ hơn so với lịch hẹn do giãn cách xã hội. Ảnh minh họa: Shutterstock Bác sĩ Trương Hữu Khanh , chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), tư vấn: Bên cạnh Covid-19 thì trẻ nhỏ...