Không đến tòa dù bị triệu tập: Bất thường?
Theo LS Trương Xuân Tám, nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng vắng mặt tại phiên xử VN Pharma là bất thường.
Ngày 24/9, TAND TP.HCM mở phiên xét xử các bị cáo trong đường dây mua bán thuốc ung thư giả xảy ra tại VN Pharma.
Gần 200 người đã được triệu tập đến phiên tòa với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng, tuy nhiên rất nhiều người vắng mặt. 5/9 thành viên của hội đồng giám định Bộ Y tế có mặt. Đại diện Cục Quản lý Dược tham dự phiên tòa là ông Nguyễn Thành Lâm, Phó Cục trưởng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường không đến tòa. Thời điểm xảy ra vụ án ông Cường là Cục trưởng Cục quản lý dược.
Đáng lưu ý, liên tiếp ghi nhận những phiên xử mà những nhân chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được triệu tập nhưng không đến tòa, điển hình nhất là phiên xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang và Sơn La.
Trao đổi với Đất Việt, LS Trương Xuân Tám (Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, việc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, hoặc người vừa có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vừa là nhân chứng được triệu tập đến tòa mà vắng mặt là điều bất thường. Bởi lẽ, tòa xét thấy nếu cần thiết thì mới triệu tập, mỗi người có một tư cách tố tụng riêng và phải tôn trọng sự triệu tập của tòa.
Về nhân chứng, người làm chứng phải có trách nhiệm đến tòa theo lệnh triệu tập. Nếu người làm chứng không đến, tòa có thể dùng biện pháp áp giải, cưỡng chế đến tòa.
Nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng vắng mặt tại ngày khai mạc phiên tòa xét xử vụ VN Pharma. Ảnh: Tuổi trẻ
Dẫn trường hợp mới nhất trong phiên xử sơ thẩm lần 2 vụ việc xảy ra ở VN Pharma, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó có Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, không đến tòa theo lệnh triệu tập, theo LS Tám, là chưa hợp lý.
“Báo chí dẫn lịch công tác tuần của Bộ Y tế cho biết, ngày 24/9, đúng vào ngày diễn ra phiên tòa, Thứ trưởng Trương Quốc Cường được phân công “Làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn và Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về công tác Quản lý xuất nhập khẩu dược liệu tại cửa khẩu”. Được biết cuộc họp này diễn ra tại tỉnh Lạng Sơn trong cả ngày 24/9.
Điểm khó hiểu là Bộ Y tế có nhận được giấy triệu tập hay không, nhận được trước hay sau khi sắp lịch công tác cho ông Cường. Bản thân người phân công ông Cường đi làm việc ở nơi khác trong ngày tòa triệu tập ông này khiến dư luận nghi ngờ về sự thiếu nghiêm túc của những người liên quan”, LS Trương Xuân Tám nhận xét.
Theo vị luật sư, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi đến tòa có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, trong đó có nghĩa vụ phải tuân theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là tòa án và VKS, không thể đơn giản đến thì đến, không đến thì thôi.
“Đã gọi là người có quyền và nghĩa vụ liên quan nghĩa là không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ đến tòa làm rõ họ có liên quan gì tới vụ án.
Video đang HOT
Có những người không liên quan trực tiếp đến tội phạm nhưng cũng có người liên quan trực tiếp đến tội phạm mà chưa bị truy tố. Ở nhiều vụ án, sau quá trình xét xử người ta còn kiến nghị khởi tố tại tòa hoặc kiến nghị cơ quan điều tra sẽ khởi tố những người liên quan ấy nếu qua xét xử mà thấy hành vi của họ có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm”, LS Trương Xuân Tám chỉ rõ.
Giữ nguyên quan điểm rất nhiều người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng không đến phiên xử vụ là bất thường, ông Tám khẳng định, tòa hoàn toàn có quyền tiếp tục triệu tập những người này đến, buộc người đó phải có mặt ở tòa.
Mặc dù luật không quy định phải áp giải người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng bản thân người đó phải tôn trọng lệnh triệu tập của tòa, dù đó là cơ quan, tổ chức xã hội, cá nhân có chức vụ hay người bình thường.
Nếu người nào vừa có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vừa là nhân chứng, biết được những việc liên quan đến tội phạm thì tòa hoàn toàn có thể áp giải đến phiên xử.
Bên cạnh đó, vị luật sư cho hay, tòa hoàn toàn có quyền triệu tập những người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng đến trong những ngày xử tiếp theo nhưng triệu tập sau ấy rất phiền phức.
“Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải được giới thiệu về quyền và nghĩa vụ của mình, chẳng hạn có quyền trình bày ở tòa, có quyền tự bảo vệ mình và nhờ luật sư bảo vệ… Nhưng người đó không đến tòa ngay ngày được triệu tập mà đến giữa chừng thì tòa phải mất thời gian giải thích lại quyền và nghĩa vụ, bởi nguyên tắc tham gia tố tụng là phải được giải thích về quyền và nghĩa vụ” – LS Trương Xuân Tám nói rõ.
Từ đây, ông đề nghị: đối với những cá nhân, cơ quan được triệu tập đến tòa mà không đến thì phải xem lại. Đối với tòa cũng cần xem lại việc triệu tập người có quyền, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng, chỉ triệu tập khi thực sự cần thiết, còn triệu tập tới vài trăm người đến tòa rất mất thời gian.
Thực tế cho thấy, có vụ án triệu tập tới 300-400 người, song cuối cùng lại chỉ hỏi 30-40 người, những người khác không hỏi đến.
Thành Luân
Theo baodatviet
Nguyên Tổng giám đốc VN Pharma khai gì tại tòa chiều nay?
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma) thừa nhận toàn bộ hành vi như cáo trạng mô tả, nhưng đưa ra lý do cho rằng không biết đó là sai, là phạm tội.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma) thừa nhận toàn bộ hành vi như cáo trạng mô tả
Chiều 24.9, HĐXX TAND TP.HCM bắt đầu thẩm vấn 12 bị cáo vụ án mua bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma (VN Pharma).
Đầu tiên, chủ tọa thẩm vấn bị bị cáo Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma). Tại tòa, Hùng khai cáo trạng mô tả hành vi phạm tội của bị cáo là đúng.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng khai thành lập Công ty CP VN Pharma năm 2011, kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc và thiết bị y tế.
Ngoài ra, Hùng khai bị cáo là người nắm tình hình hoạt động tại VN Pharma. Về lý do Hùng cho nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita 500mg Capllet - là thuốc chữa bệnh ung thư giả, bị cáo này khai trước đó, bị cáo có mua một loại thuốc nội (không nhớ tên), sản xuất tại Việt Nam trong khu công nghiệp Tân Tạo, có hoạt chất tương tự capecitabine (được giám định là hoạt chất kém chất lượng - PV), nên Hùng cho nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita 500mg Capllet.
Về lô thuốc H-Capita, Hùng khai do bị cáo Võ Mạnh Cường (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM hàng hải Quốc tế H&C) đến VN Pharma chào hàng. "Vì sao bị cáo quen Cường", chủ tọa hỏi. Hùng trả lời: "Trước đó Cường bán cho bị cáo một số loại thuốc, là Health 2000. Khi đó Cường giới thiệu Cường là đại diện của Health 2000 và thuốc của Helix tại Việt Nam, đều là dược phẩm của Cannada".
Khi chủ tọa truy: tại sao tin Cường?, bị cáo Hùng khai thời điểm Cường chào hàng là thuốc H-Capita, Cường cung cấp được: giấy chứng nhận lưu hành tự do của thuốc H-Capita và giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc do Bộ Y tế Canada cấp cho Công ty Helix Canada, được đóng dấu hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, và ký tên Tham tán Nguyễn Văn Quyền, đều là bản chính, nên Hùng tin Cường.
"Vì sao bị cáo tin Cường là đại diện ủy của Công ty Helix Canada ", chủ tọa hỏi. Hùng trả lời: "Khi chào hàng, Cường đưa ra quyết định và giấy ủy quyền của người công ty Helix. Và có lần, Cường cho bị cáo gặp một người tên Raymando là giám đốc của Helix, rồi Cường đưa ảnh chụp nhà máy tại Canada, từ đó bị cáo tin Cường là đại diện của Công ty Helix Canada".
Sau đó, Cường thừa nhận các hành vi như do Cường không cung cấp được "Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc" theo quy định tại Thông tư 47/2010 của Bộ Y tế, nên Hùng thuê bị cáo Phạm Văn Thông (dược sĩ) làm giả tài liệu này, được viết bằng tiếng Anh và có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, mang tên nhà sản xuất Công ty Helix Canada. Đồng thời, Hùng chỉ đạo cấp dưới thiết kế 2 bộ nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam, để hợp thức đủ hồ sơ pháp lý thuốc H-Capita.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng trả lời thẩm vấn của HĐXX NGỌC DƯƠNG
Tuy nhiên, thay vì thừa nhận hành phạm tội, Hùng nại rằng, thời điểm xảy ra sự việc Hùng không biết việc "nhờ" dược sĩ Thông viết "Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc" là sai, vì Cường kêu giấy "Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc" là bảo mật, từ đó Hùng mới thuê bị cáo Phạm Văn Thông (dược sĩ) làm tài liệu này.
Bị cáo Nguyễn Minh Hùng trình bày thêm: "Khi xét xử phúc thẩm lần 1 (năm 2017), khi được tòa giải thích, bị cáo mới biết không được thuê người khác làm tài liệu này".
Lập tức, chủ tọa ngắt với Hùng: Bị cáo là người kinh doanh dược chuyên nghiệp. Bị cáo thừa hiểu thuốc "Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc" do nhà sản xuất viết, nhưng khi thuốc chưa về, bị cáo lại thuê người khác viết, thì đúng hay sai?
Bị cáo Hùng trả lời: "Dạ".
Chủ tọa vẫn đang tiếp tục thẩm vấn nguyên Tổng giám đốc VN Pharma về nâng khống giá thuốc...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vắng mặt tại tòa
Tại phiên tòa xét xử vụ VN Pharma mua bán thuốc ung thư giả, vào sáng nay 24.9, TAND TP.HCM triệu tập gần 200 người liên quan.
Trước đó, tháng 7.2017, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm lần 1, tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng 12 năm tù về tội buôn lậu. 7 bị cáo đồng phạm trong vụ án bị kết án về tội buôn lậu và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tháng 10.2017, toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM đã cấp phúc thẩm tuyên hủy để điều tra lại. Quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra đã khởi tố thêm 3 bị can gồm Phan Xuân Thiện (nguyên phó tổng giám đốc VN Pharma); Hoàng Trúc Vy (nhân viên phòng nghiên cứu phát triển VN Pharma) và Phạm Quỳnh Trang (nhân viên Công ty TNHH hàng hải quốc tế H&C), nâng tổng số bị can trong vụ án lên 12 người.
Đồng thời, 12 bị can trong vụ án đều bị thay đổi tội danh sang tội "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh".
Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: bị cáo Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma), Võ Mạnh Cường (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM hàng hải Quốc tế H&C) cùng 10 đồng phạm về tội "buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh" là thuốc H-Capita 500mg Caplet.
Các bị cáo bị truy tố theo khoản 4 Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt 20 năm hoặc tù chung thân, tử hình. Vụ án xét xử sơ thẩm lần 2 dự kiến kéo dài đến ngày 30.9.
Trong gần 200 người được triệu tập, có Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, nhưng ông Cường vắng mặt. Trước đó, trong phiên tòa phúc thẩm lần 1 năm 2017, ông Trương Quốc Cường liên tục vắng mặt theo lệnh triệu tập của tòa.
Liên quan đến vụ án, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường là người ký công văn cho VN Pharma nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet, được xác định là thuốc giả.
Theo thanhnien
Thứ trưởng Bộ Y tế tiếp tục vắng mặt phiên tòa xử VN Pharma bán thuốc ung thư giả Được triệu tập lần 2 nhưng Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường tiếp tục vắng mặt trong phiên xử vụ Công ty cổ phần VN Pharma buôn bán hàng giả. Ngày 24/9, Tòa án nhân dân (TAND) TP.HCM xét xử sơ thẩm lần 2 vụ án mua bán thuốc ung thư giả xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma...