Không để xảy ra TNGT đường thủy mùa lễ hội
Đây là quyết tâm của CBCS Phòng CSGT đường thủy CATP Hà Nội trong việc đảm bảo trật tự ATGT đường thủy mùa lễ hội năm nay.
* Cấm phương tiện thủy có động cơ hoạt động trên suối Yến ( chùa Hương)
Theo Đại tá Khuất Duy Kiều – Trưởng phòng CSGT đường thủy, sau Tết rất nhiều lễ hội được tổ chức trên địa bàn thành phố. Trong số đó có những lễ hội người dân phải đi bằng đò, thuyền như chùa Hương. Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài tới 3 tháng, trung bình mỗi ngày chùa Hương thu hút hàng vạn khách đến hành hương, chiêm bái.
Trước mùa lễ hội, Phòng CSGT đường thủy đã tổ chức đẩy mạnh tuyên truyền các kiến thức về Luật Giao thông đường thủy nội địa tới các chủ đò và người lái đò. Đơn vị cũng bố trí một tổ công tác với phương tiện chuyên dụng ứng trực 24/24h trong ngày tại khu vực suối Yến, sẵn sàng xử lý mọi tình huống phát sinh cũng như phòng ngừa không để xảy ra TNGT đường thủy.
Cùng với việc đảm bảo ATGT trên khu vực suối Yến dẫn vào chùa Hương, Phòng CSGT đường thủy chỉ đạo các đội CSGT đường thủy quản lý trên dọc tuyến sông Hồng, sông Đuống và những điểm vui chơi trên mặt hồ cần tăng cường công tác tuần tra, xử lý vi phạm giao thông. Những phương tiện thủy hoạt động đưa đón khách du lịch dọc các tuyến sông trên được Phòng CSGT đường thủy phối hợp với đơn vị quản lý, kiểm tra hệ thống kỹ thuật, đảm bảo an toàn. Yêu cầu bắt buộc đối với du khách cũng như chủ phương tiện phải được trang bị đầy đủ áo phao, hệ thống phao cứu sinh khi tham gia giao thông đường thủy.
Sở GTVT Hà Nội nghiêm cấm các phương tiện thủy có động cơ hoạt động trên suối Yến, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức (trừ xuồng công tác của các lực lượng chức năng: CSGT, Thanh tra giao thông, Ban tổ chức lễ hội Chùa Hương). Tuy nhiên, các phương tiện này chỉ được phép hoạt động công vụ, phải niêm yết tên cơ quan trên phương tiện, tuyệt đối không tham gia hoạt động vận chuyển hành khách. Trường hợp các tổ chức, cơ quan đóng trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức có yêu cầu phương tiện xuồng máy hoạt động làm công tác công vụ trên suối Yển phải được sự chấp thuận của Sở GTVT.
Video đang HOT
Ngoài ra, mọi phương tiện hoạt động trên suối Yến phải có đăng ký hành chính, đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định. Người điều khiển phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định.
Theo ANTD
Dịch vụ "chướng tai gai mắt" hoạt động huyên náo chùa Hương
BTC lễ hội chùa Hương vừa cho biết, tính đến hết ngày mồng 4 Tết, đã có 6,6 vạn lượt du khách thập phương về trảy hội. Tuy nhiên, trước giờ khai chính hội, các tệ nạn bói toán, ăn xin, bắt chẹt khách... vẫn đang hiển hiện.
Theo qui định công bố của Ban tổ chức lễ hội chùa Hương năm 2014, tất cả các thuyền đò chở du khách phải có giỏ để đựng rác, tránh việc để khách hành hương vứt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, có rất nhiều chiếc thuyền chờ khách dậu tại bến Yến đã không thực hiện theo qui định là bố trí giỏ đựng rác trên thuyền.
Thuyền máy chạy vọt lên tại dòng suối Yến tạo nên những đợt sóng gây bất an cho du khách đi trẩy hội
Hơn nữa, cũng theo qui định chỉ được sử dụng thuyền, đò chèo mái để vận chuyển hành khách, nhưng thực tế trên suối Yến có nhiều chiếc thuyền máy hoạt động, có cả thuyền máy của Ban tổ chức lễ hội...
Việc vận hành những chiếc thuyền máy gần như liên tục đã tạo ra các đợt sóng xô các thuyền khác trên dòng suối Yến, gây tâm lý lo lắng cho nhiều du khách ngồi thuyền vào bên trong chùa Hương.
Các nhà hàng tại chùa Hương đều quảng cáo là có thịt thú rừng phục vụ thực khách.
Ngoài ra, giá vé trông giữ xe máy, ô tô tại các điểm trông xe gần bến Yến cũng thi nhau "chặt chém" khách hành hương với giá gấp quá nhiều lần so với qui định. Cụ thể, theo quy định của BTC, giá giữ xe ô tô là 20.000đ/1 xe từ 9 chỗ chở xuống/120 phút và 50.000đ/1 xe trên 9 chỗ/120 phút; hế nhưng trên thực tế, các điểm trông giữ xe thường thu tới 50.000đ/xe từ 4 đến 9 chỗ.
Bất chấp lệnh cấm, dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn ngang nhiên hoành hành
Dù Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành công văn về việc cấm việc đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch. Tuy nhiên, ngay tại điểm kiểm soát cổng Hội Xá, cả chục người vẫn ngang nhiên hành nghề, trên tay cầm nhiều tập tiền có mệnh giá từ 500đ đến 5.000đ đon đả mời chào khách hành hương mua tiền lẻ để hưởng chênh lệch, bất chấp lệnh cấm đã có hiệu lực trước tết.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương năm 2014 đã khẳng định, sẽ không còn hiện tượng bói toán cũng như các hình thức mê tín dị đoan và cảnh ăn xin ăn mày. Thế nhưng, ghi nhận của phóng viên vào ngày mồng 4 tết tại tuyến đường bộ từ khu vực ga cáp treo Thiên Trù tới khu vực chùa Giải Oan, có tới 7 điểm bói toán, xem tướng số, xem tay...
Dịch vụ bói toán, mê tín dị đoan hoạt động công khai
Cùng đó là rất nhiều người ăn xin, hành khất hoạt động giữa lối đi để xin bố thí tiền lẻ của du khách hành hương trẩy hội chùa Hương. Nếu BTC năm nay không quyết liệt vào cuộc, bài trừ các dịch vụ "chướng tai gai mắt" thì dự báo các dịch vụ mê tín dị đoan sẽ ngày càng nhiều lên như "nấm mọc sau mưa".
Q.Đô - S.Nam
Theo Dantri
Trụ trì chùa Hương trần tình về 1.200 bao tải tiền lẻ gửi ngân hàng Trả lời báo chí, Thượng tọa Thích Minh Hiền, sư trụ trì chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết, ông không có một xu nào trong 1.200 bao tải tiền lẻ. Số tiền đó là của dân gửi Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Mỹ Đức. Trước những băn khoăn của dư luận về 1.200 bao tải tiền...