Không dễ trả lời câu hỏi Việt Nam kiện Trung Quốc hay không, bao giờ kiện

Theo dõi VGT trên

Với truyền thông và dư luận, cần hết sức bình tĩnh và tỉnh táo trước mỗi sự cố trên Biển Đông mà cá nhân tôi cho rằng, nó sẽ còn xảy ra nhiều hơn.

Phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc tiếp tục nhận được sự quan tâm, mổ xẻ từ dư luận, nhất là những nội dung có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến bài phân tích của ông xoay quanh vấn đề này. Xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Ngày 19/7 Tiến sĩ Dương Danh Huy từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông có bài bình luận rất đáng suy ngẫm về phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc trên kênh BBC tiếng Việt.

Bài viết đã phân tích khá chi tiết những điểm có lợi và một số điểm tạm gọi là “bất lợi” đối với Việt Nam từ phán quyết trọng tài này, đồng thời nêu ra một số gợi mở cho Việt Nam phát huy thế mạnh pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông.

Cần đặt bài viết trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông hết sức phức tạp, dư luận cũng còn nhiều nhận thức khác nhau về cục diện, diễn biến trên Biển Đông, đặc biệt là tác động ảnh hưởng của phán quyết trọng tài đối với quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Không dễ trả lời câu hỏi Việt Nam kiện Trung Quốc hay không, bao giờ kiện - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả bài viết cung cấp.

Với khuôn khổ bài viết này, tôi xin phân tích thêm một số khía cạnh nhằm làm rõ những gì Việt Nam chúng ta có thể khai thác trực tiếp phán quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng công cụ pháp lý, ngoại giao.

Những băn khoăn từ dư luận

Sau bài viết “Có phải Việt Nam “thiệt thòi” vì phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông?”được đăng vào ngày 16/7, cũng có không ít người băn khoăn trao đổi với tôi rằng, phải chăng tôi quá lạc quan mà chưa thấy hết có những điểm “bất lợi” với Việt Nam trong phán quyết chứ không phải hoàn toàn có lợi?

Về mặt chuyên môn, yếu tố dư luận xem là “bất lợi” đối với Việt Nam đã được Tiến sĩ Dương Danh Huy mổ xẻ trong bài viết: “Phán quyết Biển Đông: lợi, hại, và tương lai”.

Nhưng chính Tiến sĩ Dương Danh Huy cũng thừa nhận ngay từ đầu:

“”Xấu” không phải là nó bất công cho Việt Nam – phán quyết của một Tòa án quốc tế là thước đo khách quan nhất cho sự công bằng trong việc diễn giải luật quốc tế.

“Xấu” cũng không phải vì nó gây thiệt hại vật chất cho Việt Nam hay buộc Việt Nam phải làm gì bất lợi – Việt Nam không phải là bị cáo của phiên tòa và không bị ràng buộc bởi phán quyết.

“Xấu” chỉ là vì nó có hệ quả pháp lý mà một ngày nào đó Philippines hay Malaysia có thể dùng để chống, hay kiện, Việt Nam nếu họ muốn.”

Tôi rất tán đồng và chia sẻ với ông Huy rằng, phán quyết trọng tài là thước đo khách quan nhất cho sự công bằng trong việc diễn giải luật quốc tế, mà cụ thể ở đây là UNCLOS 1982.

Chúng ta là một thành viên Công ước thì phải tuân thủ tất cả các điều khoản của Công ước, không thể hành xử như ai đó, cái gì có lợi cho mình thì chọn, cái gì không có lợi cho mình thì bác bỏ.

Còn phần “hệ quả pháp lý” mà Tiến sĩ Dương Danh Huy đề cập, theo tôi hiểu thì vấn đề rất đơn giản.

Việt Nam, Malaysia, Philippines đều là thành viên Công ước, có quyền hạn và nghĩa vụ ngang nhau, và đều bình đẳng trước Công ước.

Do đó, nếu bất kỳ bên nào thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại thì hoàn toàn có quyền đặt vấn đề đàm phán giải quyết, hoặc đưa ra cơ quan tài phán.

Giữa Việt Nam với Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines đều có các vùng chồng lấn. Giữa các nước này với nhau hay với một số quốc gia khác trong khu vực cũng vậy. Những tranh chấp đều đã, đang được giải quyết một cách ổn thỏa, hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế UNCLOS 1982.

Bởi vậy, không chỉ có khả năng Việt Nam bị Malaysia, Philippines khởi kiện như Tiến sĩ Dương Danh Huy nói, mà chúng ta cũng có khả năng đưa 2 nước này ra cơ quan tài phán, yêu cầu trả lại những gì thuộc quyền và lợi ích hợp pháp của chúng ta theo UNCLOS 1982, miễn là chúng ta đủ bằng chứng pháp lý thuyết phục.

Tuy nhiên cá nhân tôi tin rằng, với thái độ cầu thị, thiện chí và tinh thần thượng tôn pháp luật, cả Việt Nam lẫn Philippines, Malaysia sẽ tìm được những giải pháp xử lý thỏa đáng, đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích chính đáng của mỗi bên.

Bởi lẽ yêu sách của mỗi bên đều được đưa ra dựa trên cách áp dụng, giải thích luật pháp quốc tế trong đó có UNCLOS 1982 chứ không phải dựa trên lập trường duy lý và tham vọng chính trị.

Thông qua đối thoại đàm phán một cách thiện chí, khách quan và thượng tôn pháp luật, các bên sẽ chủ động có sự điều chỉnh cho phù hợp với các chuẩn mực chung của luật pháp và thông lệ quốc tế.

Trong đó phán quyết trọng tài vừa qua cung cấp cho chúng ta một tham chiếu pháp lý chuẩn xác, quan trọng và kịp thời. UNCLOS 1982 không thể giải thích một cách tùy tiện theo hướng cái gì có lợi cho mình thì vơ vào, cái gì bất lợi cho mình thì đẩy ra.

Chúng ta cũng cần một thái độ hết sức khách quan và cầu thị khi giải thích, áp dụng UNLCOS 1982, và cái gì chưa hợp lý, chưa đúng thì chúng ta hay bất cứ thành viên nào của Công ước cũng phải điều chỉnh.

Đối với một số thực thể mà Tiến sĩ Dương Danh Huy đề cập như Cỏ Mây, Cỏ Rong, Vành Khăn được Tòa Trọng tài ra phán quyết, cũng như một số thực thể khác có tính chất tương tự 3 thực thể này như Tốc Tan, Núi Le, Kiệu Ngựa, Suối Cát tôi chỉ xin lưu ý thêm 2 điểm:

Một là về nguyên tắc, phán quyết trọng tài của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 không giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền và phân định biển, nên không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Hai là, việc giải thích mối quan hệ của các thực thể / cấu trúc nêu trên với tổng thể quần đảo Trường Sa, cũng như thềm lục địa của Philippines, Malaysia là câu chuyện pháp lý – kỹ thuật sẽ được các chuyên gia mổ xẻ trong đàm phán giữa các bên.

Phán quyết trọng tài vừa qua cũng đã xem xét quần đảo Trường Sa không phải là một “thực thể thống nhất” giống như quy chế của một quốc gia quần đảo và dẫn đến kết luận:

Trường Sa không có một vùng biển chung như lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của cả quần đảo này, giống như các vùng biển và thêm lục địa của quốc gia quần đảo.

Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khi xác lập chủ quyền đối với Trường Sa cũng đã nêu rõ, quần đảo này bao gồm các đảo và các cấu trúc phụ thuộc.

Video đang HOT

Vấn đề là các cấu trúc nào được coi là những thực thể phụ thuộc các đảo ở Trường Sa sẽ phải được mổ xẻ phân tích dưới góc độ khoa học địa chất, địa mạo và pháp lý.

Việt Nam có thể khai thác gì từ phán quyết trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam?

Trong bài phân tích của mình, Tiến sĩ Dương Danh Huy đưa ra 5 vấn đề với câu hỏi Việt Nam có kiện Trung Quốc hay không hoặc bao giờ Việt Nam mới khởi kiện.

Trước khi tìm câu trả lời “có hay không” hoặc “bao giờ”, tôi xin chia sẻ thêm một số vấn đề Việt Nam có thể khai thác từ phán quyết trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài nội dung phán quyết bác bỏ “đường lưỡi bò”, làm rõ quy chế pháp lý của các cấu trúc ở Trường Sa và Scarborough đã được nhiều chuyên gia phân tích và mổ xẻ, còn 3 nhóm nội dung phán quyết khác thiết nghĩ không kém phần quan trọng.

Không dễ trả lời câu hỏi Việt Nam kiện Trung Quốc hay không, bao giờ kiện - Hình 2

Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm hỏng ở Hoàng Sa, ảnh: Báo Tuổi Trẻ / Trần Mai.

Việt Nam có thể nghiên cứu và rút ra bài học cho mình để giải quyết các vấn đề cấp bách.

Thứ nhất là tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông

Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc: (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines;

(b) Xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng ngư dân từ Philippines (cũng như ngư dân từ Trung Quốc) đã có quyền đánh cá truyền thống ở bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này.

Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra một rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines.

Như vậy có thể thấy rằng, phán quyết của Tòa cho ta những gợi mở hết sức quan trọng và cần thiết trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam, ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

Phán quyết này cho chúng ta sự tự tin để đấu tranh mạnh mẽ với Trung Quốc trên cơ sở pháp lý hết sức cụ thể chống lại các hành động gây hấn như vụ giàn khoan 981, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam…

Đặc biệt mới đây nhất, ngay trước thềm phán quyết trọng tài thì ngày 9/7, tại khu vực cách đông đông nam đảo Bông Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 34 hải lý, tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90479TS cùng 5 ngư dân đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc mang các số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi, đâm chìm.

Rõ ràng Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng UNCLOS 1982 bởi việc: (1) can thiệp và ngăn chặn hoạt động đánh cá của ngư dân Việt Nam trên ngư trường truyền thống ở khu vực Hoàng Sa;

(2) Tàu chấp pháp Trung Quốc (Hải cảnh) đã bất chấp luật pháp quốc tế, hủy hoại tài sản và đe dọa tính mạng của ngư dân Việt Nam. Bất luận trong trường hợp nào, hành vi này đều không thể chấp nhận.

Mọi hoạt động “chấp pháp” của bất cứ quốc gia nào trên biển cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có việc ứng xử với ngư dân nước khác.

Mọi hoạt động xâm hại tài sản, sức khỏe và tính mạng ngư dân thay vì thực hiện các tiến trình tố tụng pháp lý đều trái với luật pháp quốc tế và cần phản đối.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã kịp thời lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Quốc ngừng ngay các hoạt động trái pháp luật này, có bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam.

Tuy nhiên cá nhân tôi cho rằng, chúng ta cần tiến thêm một bước nữa, đó là xác định thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe của ngư dân Việt Nam trong các vụ bị Trung Quốc đâm chìm, bắt bớ và gửi cho phía Trung Quốc yêu cầu xin lỗi, bồi thường cụ thể, đồng thời lưu lại bằng chứng, hồ sơ pháp lý để đấu tranh sau này.

Tất nhiên người viết cũng không hy vọng Trung Quốc có thể đáp ứng yêu cầu này, mặc dù đó là yêu cầu chính đáng.

Nhưng điều đó không chỉ thể hiện chúng ta đang thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa dù trên thực tế quần đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, mà còn làm yên lòng ngư dân, để bà con tự tin bám biển.

Cũng chính những vụ việc như ngày 9/7 khiến dư luận Việt Nam rất bức xúc và ngày càng ác cảm với Trung Quốc. Chính Trung Quốc đang tự làm xấu hình ảnh của mình trong mắt người dân Việt Nam.

Những vấn đề này cần được đưa lên bàn đối thoại, đấu tranh, trao đổi thẳng thắn với phía Trung Quốc với đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng thuyết phục.

Nhân đây tôi cũng xin lưu ý, việc xác định vị trí tọa độ nơi ngư dân Việt Nam đánh bắt và bị tàu Trung Quốc hành hung, bắt bớ hay đâm chìm cũng rất quan trọng.

Nếu xảy ra bên trong lãnh hải tối đa 12 hải lý của một đảo thì cơ chế xử lý sẽ khác vì có liên quan đến yếu tố “chủ quyền”.

Nếu xảy ra bên ngoài phạm vi 12 hải lý của các đảo ở Hoàng Sa, bên trong phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp của Việt Nam tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam, thì điều này lại liên quan đến “quyền chủ quyền, quyền tài phán”, liên quan đến việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982.

Nếu nó xảy ra bên ngoài phạm vi 12 hải lý của các đảo ở Hoàng Sa, bên ngoài phạm vi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, thì đó lại là vùng biển cả/vùng biển quốc tế, trên Biển Đông, cơ chế xử lý lại khác.

Thứ hai là gây hại cho môi trường biển

Toà xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo của Trung Quốc trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa.

Không dễ trả lời câu hỏi Việt Nam kiện Trung Quốc hay không, bao giờ kiện - Hình 3

Một góc đá Chữ Thập bị Trung Quốc phá tan hoang, ảnh: CSIS.

Tòa nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt.

Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung Quốc đã nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng với môi trường rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ của nước này trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.

Có thể nói đây là phán quyết hết sức xác đáng, khách quan và cũng cho thấy mức độ nguy hại của các hành động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo Trung Quốc đã gây ra.

Thậm chí có thể xem những hành vi này là hành vi chiến tranh, là tội phạm đối với nhân loại, hủy diệt môi trường….

Việt Nam không chỉ với tư cách là nước có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, mà còn với tư cách một thành viên UNCLOS 1982 hoàn toàn có thể đấu tranh yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động này.

Thứ ba là làm trầm trọng thêm các tranh chấp

Toà nhận thấy rằng Toà thiếu thẩm quyền để xem xét tác động của vụ đối đầu giữa tàu hải quân của Philippines và tàu hải quân và chấp pháp của Trung Quốc ở bãi cạn Second Thomas (Cỏ Mây), cho rằng tranh chấp này liên quan đến các hoạt động quân sự và do vậy, nằm ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc.

Tuy nhiên, Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quôc gia ven Biển Đông.

Hành động này của Trung Quốc đã phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông, phá hủy một phần căn cứ tự nhiên để xác định các loại tranh chấp giữa các bên…

Đây là vấn đề được dư luận cũng như nhiều nhà nghiên cứu đặt ra khi tìm hiểu xem việc Trung Quốc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa thì có vi phạm UNCLOS 1982 hay không. Phán quyết trọng tài đã cho chúng ta một câu trả lời rõ ràng.

Thậm chí phán quyết trọng tài đã nhấn mạnh, tác động ảnh hưởng của việc bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo đến môi trường biển là không thể sửa chữa được, làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các bên.

Phán quyết này đã trực tiếp bác bỏ lập luận của Trung Quốc rằng, các bên yêu sách khác xây dựng trước, Trung Quốc làm sau để phủi trách nhiệm trong việc phá vỡ hiện trạng, hủy diệt môi trường, leo thang căng thẳng.

Kiện hay không kiện, bao giờ kiện?

Quay trở lại câu hỏi “kiện hay không kiện”, “bao giờ kiện” mà Tiến sĩ Dương Danh Huy đặt ra. Tôi tin rằng đây không chỉ là mối quan tâm, trăn trở của cá nhân Tiến sĩ Dương Danh Huy, mà của đại đa số dư luận nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước.

Không dễ trả lời câu hỏi Việt Nam kiện Trung Quốc hay không, bao giờ kiện - Hình 4

Hậu phán quyết trọng tài, ngư dân Philippines vẫn bị Trung Quốc ngăn cản không cho vào đánh bắt ở đầm phá Scarborough, ảnh minh họa: Reuters.

Qua những phân tích phía trên chúng ta có thể thấy, Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý, bằng chứng và sự tự tin giành được ủng hộ của dư luận khu vực và quốc tế để đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm UNCLOS 1982, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông từ phía Trung Quốc, trong đó có phương tiện pháp lý, tức khởi kiện Trung Quốc.

Tuy nhiên, kiện Trung Quốc những nội dung cụ thể gì? Kiện ra cơ quan tài phán quốc tế nào? Căn cứ vào cơ sở pháp lý nào? Tiến trình ra sao? Tác động ảnh hưởng của vụ kiện đến Việt Nam và khu vực? Khả năng thực thi phán quyết?…

Rất nhiều câu hỏi đặt ra và yêu cầu chúng ta phải có câu trả lời, lường trước các tình huống và phản ứng của các bên, tính toán phương án phản ứng của mình làm sao để đảm bảo tốt nhất lợi ích hợp pháp quốc gia dân tộc.

Những câu hỏi này khó có thể trả lời ngay lập tức “có hay không”, hoặc “bao giờ”, bởi nó phụ thuộc nhiều yếu tố cần được tính toán thấu đáo.

Nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng ta sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, trong đó hiệu quả phải luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu cần tính đến.

Mặt khác, thông qua vụ kiện trọng tài của Philippines và thực tế tranh chấp quyền đánh bắt cá giữa các nước trong khu vực trên Biển Đông thời gian gần đây cho thấy, đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những cảnh báo cần thiết cho bà con ngư dân, khu vực nào đánh bắt an toàn, khu vực nào có tranh chấp, khu vực nào nguy hiểm cần chú ý.

Đồng thời cần triển khai sâu rộng việc việc giáo dục, nâng cao nhận thức về luật pháp quốc tế bao gồm UNLCOS 1982 được cụ thể hóa trong từng lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nghề cá cho bà con, tính toán các biện pháp hỗ trợ cần thiết.

Trong bài phân tích trước, có bạn đọc góp ý với tôi:

“Nhưng đúng như bạn Cao Như Ý nói, bác Trục nói chưa hẳn đã đúng hết quy định tại Điều 13 về bãi cạn nửa nổi nữa chìm, UNCLOS không quy định phải xây công trình nhân tạo mới được tính làm điểm cơ sở khi nằm trong 12 hải lý của 01 đảo khác, đấy là bác nhầm sang với xây công trình nhân tạo trong vùng nội thủy rồi;

Vấn đề là ở chỗ Vành Khăn và Cỏ Mây rõ ràng là ảnh hưởng nhất tới VN, không thể nói suông là VN khẳng định chủ quyền như vậy, thực sự yêu sách của VN ở Trường Sa tới giờ vẫn rất mơ hồ, muốn đảm bảo lợi ích ở đây đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ nội dung phán quyết chi tiết.”

Tuy nhiên bạn đọc mới đề cập đến Điều 13: “Bãi lúc chìm lúc nổi”, Phần 2: “Giới hạn của lãnh hải” thuộc Chương II: “Lãnh hải và vùng tiếp giáp”.

Nhưng bản chất vấn đề với các thực thể mà bạn nêu ra theo phán quyết của Tòa, lại là áp dụng Khoản 4, Điều 7: “Đường cơ sở thẳng”, thuộc Phần 2, Chương II, UNCLOS 1982 chứ không phải Điều 13 như bạn đọc nêu.

Cụ thể là ở chương này, UNCLOS 1982 đã quy định rất chặt chẽ 2 phương pháp thiết lập hệ thống đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cho các quốc gia ven biển cũng như các đảo xa bờ.

Với truyền thông và dư luận, cần hết sức bình tĩnh và tỉnh táo trước mỗi sự cố trên Biển Đông mà cá nhân tôi cho rằng, nó sẽ còn xảy ra nhiều hơn, xem xét nó một cách thấu đáo dưới góc độ pháp lý để có phản ứng thích đáng, phù hợp.

Mọi sự phản ứng chỉ dựa vào cảm xúc rất có thể dẫn đến những hành động cực đoan, gây bất ổn xã hội, chẳng giúp gì cho bà con ngư dân mà lại làm mọi thứ rối thêm.

Tuy nhiên các cơ quan chức năng cần thường xuyên cập nhật thông tin, đưa ra phản ứng chính thức, công khai, kiên quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Việc đẩy mạnh tuyên truyền giải thích, đối thoại với người dân để tăng cường đoàn kết thống nhất nội bộ có làm tốt thì mới mong đấu tranh hiệu quả với các thế lực đang đe dọa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, tránh bị ai đó lợi dụng kích động và chia rẽ dân tộc này, đất nước này.

Trần Công Trục

Theo NTD

Ứng xử ở Biển Đông cần rõ ràng nhưng đúng luật, kẻo sẽ tiếp tay cho Trung Quốc

Ứng xử với các tình huống trên Biển Đông như khả năng tuần tra của Mỹ là một ví dụ, chúng ta cần hiểu rõ luật pháp, nếu không sẽ vô tình tiếp tay, nối giáo...

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông xung quanh việc Việt Nam nên phản ứng ra sao trước những diễn biến mới nhất trên Biển Đông, đặc biệt là tuyên bố của Hoa Kỳ sẽ tuần tra tự do hàng không hàng hải phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa. Để rộng đường dư luận, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này của ông.

Ứng xử ở Biển Đông cần rõ ràng nhưng đúng luật, kẻo sẽ tiếp tay cho Trung Quốc - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Những ngày gần đây Biển Đông lại nóng lên bởi thông tin Mỹ sắp triển khai tuần tra bảo vệ tự do hàng không, hàng hải trên vùng biển, vùng trời quốc tế vùng biển quốc tế bán kính 12 hải lý xung quanh một số đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp trên 7 rặng san hô, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, bãi đá ở Trường Sa mà nước này xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ năm 1988, 1995 đến nay.

Dư luận không chỉ quan tâm đến những phản ứng võ mồm của Trung Quốc, mà còn chú ý đến thái độ, phản ứng của chính Việt Nam chúng ta.

Bên cạnh luồng quan điểm mong mỏi hoạt động bảo vệ tự do hàng không hàng hải, luật pháp và trật tự quốc tế trên Biển Đông do Mỹ tiến hành sớm diễn ra, vẫn còn những quan điểm tỏ ra hoài nghi, lo ngại động thái này. Thậm chí có quan điểm còn viện dẫn Luật Biển Việt Nam, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) để đòi Mỹ phải "xin phép" Việt Nam trước khi tiến hành tuần tra xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc chiếm đóng và bồi lấp, xây dựng trái phép.

Vậy nên nhìn nhận vấn đề này như thế nào dưới góc độ pháp lý? Nó có tác động và ảnh hưởng ra sao trong bối cảnh hiện nay?

Báo điện tử Đất Việt ngày 16/10 đã đăng tải một bài viết có tiêu đề: "Mỹ điều tàu áp sát đảo nhân tạo: Vai trò của Việt Nam". Bài báo này đã dẫn một số thông tin có liên quan đến Luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam để nhận xét, đánh giá động thái nói trên của Hoa Kỳ, trong đó có nhấn mạnh:

"Theo quy định của Luật biển Việt Nam mọi hoạt động của tàu quân sự của nước ngoài trong lãnh hải của Việt Nam đều phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam."

"Theo đó, tàu thuyền, máy bay nước ngoài trước khi có hoạt động trong vùng biển của Việt Nam cần tìm hiểu kỹ để thực hiện đúng quy định của Công ước 1982 của LHQ về Luật biển và Luật biển CHXHCN Việt Nam."

"Luật Biển Việt Nam quy định, "việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển"".

Những lập luận này thiếu cơ sở, chưa nắm được Luật Biển Việt Nam cũng như UNCLOS, hoặc là chưa nắm được các hoạt động của Hoa Kỳ nên những ý kiến như trên đưa ra lại đang là những gì Trung Quốc mong muốn, bởi lẽ: 7 thực thể mà Trung Quốc xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam và nay bồi lấp thành đảo nhân tạo là những rặng san hô, bãi cạn lúc nổi lúc chìm nên hoàn toàn không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý theo Điều 13, Mục 2, Phần II của UNCLOS.

Những bãi cạn lúc nổi lúc chìm và các công trình nhân tạo trên biển chỉ có một vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét. Vì vậy, các giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt trái phép hay các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp ở Biển Đông chỉ có vùng an toàn bán kính 500 mét.

Tất nhiên chúng ta chưa bàn tới vấn đề chủ quyền vì đó là câu chuyện khác. Như vậy, bên ngoài phạm vi bán kính 500 mét xung quanh các thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng là vùng biển, vùng trời quốc tế mà các nước chứ không riêng gì Hoa Kỳ có quyền qua lại, tự do hàng không hàng hải.

Ứng xử ở Biển Đông cần rõ ràng nhưng đúng luật, kẻo sẽ tiếp tay cho Trung Quốc - Hình 2

Bãi Vành Khăn gồm những rặng san hô ngập dưới mặt nước đã bị Trung Quốc hủy hoại và biến nó thành đảo nổi với đủ cầu cảng, sân bay.

Còn phạm vi vùng biển, vùng trời quốc tế này đến đâu sẽ còn phụ thuộc vào cả các thực thể khác ở Trường Sa do các bên đóng giữ, nhưng chắc chắn đó không thể là "lãnh hải" của 7 thực thể Bắc Kinh đã bồi lấp thành đảo nhân tạo.

Cá nhân tôi tin rằng người Mỹ rất hiểu luật, họ đang tìm cách bảo vệ luật pháp quốc tế và vô hiệu hóa chủ trương giành sự công nhận trên thực tế những yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.

Dù còn những tranh cãi, nhận thức khác nhau về tính chất pháp lý của 7 thực thể Trung Quốc chiếm đóng là những rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển, hay một số trong 7 thực thể là những bãi cạn lúc nổi lúc chìm, hay có thực thể nào là những mỏm đá nhổ lên mặt nước biển khi thủy triều lên để áp dụng các quy chế pháp lý theo UNCLOS, nhưng chắc chắn chúng không phải "đảo" theo định nghĩa của UNCLOS, không được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý.

Trong vụ kiện của Philippines họ xác định, ít nhất là 3 bãi Vành Khăn, Xu Bi, Ga Ven là những bãi cạn nửa nổi nửa chìm và hoàn toàn không thể có quy chế lãnh hải 12 hải lý.

Các quan chức Mỹ cũng nói với tờ The Wall Street Journal rằng công việc tuần tra đảm bảo tự do, an ninh hàng không hàng hải ở Trường Sa sẽ chỉ thực hiện đối với các thực thể vốn là những bãi cạn lúc nổi lúc chìm hoặc rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển trước khi Trung Quốc bồi lấp.

Như vậy có thể thấy hoạt động của Mỹ là hợp pháp, đáng hoan nghênh, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang ra sức hiện thực hóa quy chế lãnh hải 12 hải lý cho 7 thực thể này, mà theo UNCLOS chúng không thể có.

Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp, có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và bị đe dọa bởi hành vi leo thang của Trung Quốc trong việc xâm lược, chiếm đóng, bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa 7 thực thể ở Trường Sa thành đảo nhân tạo có 3 đường băng quân sự dài trên 3000 mét và nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự, hơn ai hết, Việt Nam chúng ta cần phải nắm rõ cục diện, tính chất pháp lý của các thực thể ở Trường Sa cũng như hoạt động của các bên để có phản ứng phù hợp.

Cũng xin nhấn mạnh rằng, Mỹ chỉ bảo vệ tự do hàng không hàng hải, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông nói chung, Trường Sa nói riêng. Nói cách khác, Mỹ chỉ bảo vệ lợi ích hợp pháp của Mỹ, nhưng trong trường hợp này lợi ích của Mỹ trùng với lợi ích của Việt Nam và khu vực.

Đó là Mỹ chống lại âm mưu bành trướng, hiện thực hóa đường lưỡi bò mà Trung Quốc đang thực hiện, bắt đầu từ việc thay đổi cấu trúc vật lý 7 thực thể ở Trường Sa, tiến đến thay đổi quy chế pháp lý đòi 12 hải lý lãnh hải, thậm chí còn hơn thế nữa là có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý cho chúng.

Trong khi chúng ta đang công khai chủ trương yêu cầu mọi hoạt động trong Biển Đông phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và đang cố gắng triển khai thực hiện chủ trương đúng đắn đó, tại sao chúng ta không ủng hộ hành động hợp pháp, bảo vệ lẽ phải của Hoa Kỳ mà lại đặt vấn đề ngược lại? Tất nhiên chúng ta không hoan nghênh và kiên quyết phản đối bất kỳ hành động nào theo kiểu "đục nước béo cò".

Kể cả Việt Nam có đang đóng giữ 7 thực thể này thì vẫn có những thực thể không đủ điều kiện hưởng quy chế 12 hải lý và Mỹ hay các nước khác hoàn toàn có quyền qua lại theo đúng tinh thần UNCLOS.

Đúng là: "Việt Nam luôn hoan nghênh tất cả các nước có sự quan tâm, chia sẻ, có tiếng nói và việc làm ủng hộ, góp phần việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông nhưng phải dựa trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp quốc tế. Việt Nam không hoan nghênh bất cứ nước nào đi vào khu vực này nhằm mục đích làm căng thẳng thêm, phức tạp thêm tình hình tranh chấp tại Biển Đông...".

Tuy nhiên, về luật pháp quốc tế hay cả Luật Biển Việt Nam, không có điều khoản nào cho thấy 7 thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng, bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa là "có lãnh hải 12 hải lý". Nếu không làm rõ vấn đề này, phát biểu, bình luận không đúng không trúng nội dung những tuyên bố của phía Hoa Kỳ là vô hình trung có lợi cho Trung Quốc, đúng những gì Bắc Kinh đang ra sức tuyên truyền và mong muốn đạt được, nên nó lợi bất cập hại.

Do đó với tư cách là một người nghiên cứu về Luật Biển Việt Nam, UNCLOS cũng như đã từng tham gia đàm phán, hoạch định biên giới với Trung Quốc và các nước liên quan, trên bộ cũng như trên biển, cá nhân tôi cho rằng ứng xử với các tình huống trên Biển Đông như khả năng tuần tra của Mỹ là một ví dụ, chúng ta cần hiểu rõ luật pháp, nếu không sẽ vô tình tiếp tay, nối giáo cho Trung Quốc bành trướng Biển Đông.

Ts Trần Công Trục

Theo giaoduc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?
05:11:20 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Có thể bạn quan tâm

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe

Sao việt

23:40:41 17/11/2024
Với vai trò nhà sản xuất Miss Universe Vietnam 2024, Hương Giang thể hiện sự nhẹ nhõm và bày tỏ tình cảm đối với những nỗ lực của Kỳ Duyên.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.

Sự trưởng thành của "boy phố Hà Nội" BigDaddy

Nhạc việt

22:04:11 17/11/2024
Và với album Nhân Trần, Hà Nội hiện lên thật dung dị qua những câu chuyện rất gần gũi, nhưng được kể theo phong cách của riêng BigDaddy.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc được truyền thông quốc tế ghi nhận

Nhạc quốc tế

21:59:02 17/11/2024
Hành trình đầy cảm hứng của Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Kpop, đã được khán giả và truyền thông quốc tế đánh giá cao.