Không dễ tịch thu phương tiện của người vi phạm giao thông
Các nhà làm luật cho rằng, việc tịch thu phương tiện của lái xe vi phạm nồng độ cồn sẽ khó thực hiện và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của công dân.
Trao đổi với PV ngày 4/3, ông Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp – cho rằng, kiến nghị tịch thu phương tiện cần được đối chiếu với Luật Giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ về xử phạt an toàn giao thông hiện nay để xem các hành vi vi phạm đó có đáng bị tịch thu phương tiện hay không.
Theo ông Sơn, luật pháp hiện hành áp dụng biện pháp răn đe là tạm giữ phương tiện và phạt tiền. Do đó đề xuất tịch thu phương tiện không thể “dễ dàng thực hiện” vì liên quan quyền sở hữu tài sản đã được Hiến pháp quy định. “Tôi cho rằng văn bản này khi trình lên Chính phủ sẽ không được thông qua một cách dễ dàng”, ông Sơn nói.
Theo ông Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng nghiên cứu lập pháp của Quốc hội – đề xuất tịch thu ôtô nếu lái xe có nồng độ cồn cao của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia là không hợp lý. Bởi về nguyên tắc, xử lý người vi phạm có thể phạt tiền, thậm chí tạm giữ hành chính hay có những biện pháp khác chứ không thể tịch thu tài sản.
“Ôtô là tài sản lớn, hợp pháp của cá nhân chứ không phải là phương tiện gây án. Hơn thế, người vi phạm có thể đi xe mượn của người khác. Người cho mượn xe không vi phạm thì làm sao có thể tịch thu xe của họ”, Viện trưởng Thảo nói.
Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn bằng máy. Ảnh: Bá Đô.
Còn luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) khẳng định “bản thân đề xuất của Ủy ban an toàn giao thông đã mâu thuẫn”. Nội dung đề xuất này tước giấy phép lái xe thời hạn 24 tháng là một chế tài nhẹ nhưng đi kèm với nó lại là tịch thu phương tiện – chế tài nghiêm khắc vô hạn. Luật sư cho rằng, việc tịch thu phương tiện là xâm phạm quyền tự do sở hữu tài sản của công dân.
“Xưa nay tòa án chỉ ra quyết định tịch thu phương tiện khi người ta dùng nó làm phương tiện phạm tội trong vụ án hình sự. Và ngoài tòa án thì không có bất cứ cơ quan nào có quyền tịch thu tài sản hay phương tiện của công dân. Quyền tự do sở hữu tài sản đã được Hiến pháp, luật bảo hộ thì căn cứ vào đâu để tước quyền đó của công dân?”, ông Thiệp nêu quan điểm.
Video đang HOT
Luật sư cũng cho rằng, nếu quy định này được thực thi không biết sẽ có bao gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Bởi ở Việt Nam, xe máy, ôtô không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện kiếm sống. Nó là cả một khối tài sản lớn với mỗi gia đình. Ví như một người lái xe ôm, nếu vì lỗi vi phạm này mà tịch thu phương tiện thì cả gia đình họ biết sống bằng gì.
“Chế tài này xuất phát từ lỗi của người điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, phương tiện đó không phải lúc nào cũng thuộc sở hữu của người vi phạm. Vậy người chủ sở hữu thực sự của nó có lỗi gì mà tịch thu tài sản hợp pháp của họ?”, ông Thiệp nói.
Trường hợp thu phương tiện sau đó yêu cầu người điều khiển phải đền bù lại cho chủ sở hữu, theo luật sư, đây cũng là chuyện không tưởng. “Ví như một người lái xe thuê cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay cá nhân. Họ sống lay lắt bằng đồng lương thì lấy đâu ra hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng để bồi thường?”, ông Thiệp nêu.
Trong khi đó, luật sư Vũ Tiến Vinh (Giám đốc Công ty luật Bảo An) lại cho rằng việc tịch thu phương tiện không vi hiến và cũng không xung đột với các luật hiện hành. Bởi theo ông, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cũng quy định tại Điều 26 về Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tại văn bản gửi Chính phủ mới đây về việc cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia đã đề xuất cho phép các Bộ, ngành, địa phương thực hiện thí điểm một số quy định xử phạt, áp dụng từ ngày 15/3. Cụ thể, nếu có nồng độ cồn trên 80mg/100ml hoặc vượt quá 0,4mg/l khí thở, lái xe ôtô sẽ bị tước giấy phép 2 năm và tịch thu phương tiện, đồng thời phải thi lại Luật giao thông đường bộ trước khi cấp lại giấy phép. Hình thức xử phạt này áp dụng cho cả người vi phạm điều khiển môtô, xe gắn máy (xe máy điện) và các loại xe tương tự môtô, xe gắn máy.
Theo VnExpress
Vụ 1 người chết sau khi đo nồng độ cồn: Khởi tố nguyên thượng uý CSGT
Cơ quan CSĐT Công an TPHCM vừa tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Sỹ Hoài Như (nguyên Thượng uý, thuộc đội CSGT Công an quận Tân Bình,TPHCM) để điều tra vụ 1 người dân bị côn đồ đánh chết.
Liên quan đến vụ 1 người chết sau khi đo nồng độ cồn mà báo Dân tríđã phản ánh, ngày 15/11, Cơ quan CSĐT công an TPHCM vừa tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Sỹ Hoài Như, thuộc đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh, Công an quận Tân Bình để làm rõ vai trò có liên quan.
Trước đó giữa tháng 9 vừa qua, Công an TPHCM cũng đã ra quyết định tước danh hiệu CAND đối với Phạm Sỹ Hoài Như.
Đoạn đường nơi ông Chín bị nhóm côn đồ đánh chết
Thông tin ban đầu cho biết, Thượng uý Như có mối quan hệ với 1 số đối tượng xã hội từng có tiền án, tiền sự. Thượng uý Như đã sử dụng mối quan hệ với các đối tượng trên trong khi thi hành công vụ để hành hung, dẫn đến cái chết của ông Nguyễn Văn Chín (44 tuổi, ngụ phường 8, quận Gò Vấp) xảy ra vào đêm 25/6.
Trước đó, khoảng 22h đêm 25/6, tại giao lộ Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Bình), Tổ xử lý chuyên đề nồng độ cồn thuộc Đội CSGT - Công an quận Tân Bình do thượng uý Như làm tổ trưởng phát hiện ông Chín điều khiển xe mô tô BKS 51F5 - 9249 trong trạng thái lảo đảo nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.
Lúc này, CSGT yêu cầu ông Chín kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo chuyên dùng, kết quả nồng độ cồn trong người ông Chín vượt quá mức quy định (0,943 miligam/lít khí thở) nên lập biên bản vi phạm.
Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản tạm giữ phương tiện, Tổ CSGT đề nghị ký tên nhưng ông Chín cự cãi rồi bỏ đi. Vì vậy, tổ CSGT mời nhân chứng ký tên vào biên bản vi phạm hành chính của ông Chín, đưa xe máy về trụ sở để xử lý.
Lúc này có 1 nhóm đối tượng đã xuất hiện, gọi ông Chín ra 1 vị trí gần đó đánh hội đồng làm ông này bị thương tích nặng. Sau khi hành hung ông Chín, nhóm người lạ bỏ đi.
Khoảng 15 phút sau, ông Chín quay lại điểm Tổ CSGT chốt chặn rồi ngồi gục đầu, lúc này tổ CSGT đã gọi taxi đưa ông Chín về nhà. Đến 4h 27/6, Công an quận Tân Bình nhận được tin báo của Bệnh viện Thống Nhất về trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân của ông Chín.
Nguyên nhân cái chết của ông Chín đã dần hé lộ
Theo kết quả giám định pháp y, nạn nhân tử vong do viêm phúc mạc, thủng ruột non, thành bụng có dấu vết tụ máu...
Vụ việc đã gây bức xúc trong dư luận rất lớn, nhiều thông tin cho rằng nhóm côn đồ đánh chết ông Chín có mối quan hệ với tổ CSGT làm nhiệm vụ. Để làm rõ vụ việc, Ban giám đốc công an TPHCM đã chỉ đạo cơ quan CSĐT vào cuộc xác minh làm rõ.
Sau khi vào cuộc điều tra, Công an TPHCM đã khởi tố, tạm giam 4 bị can gồm: Nguyễn Minh Chung (23 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú quận Tân Phú), Ngô Thành Vương (18 tuổi, quê Hải Dương, tạm trú quận Tân Bình), Phạm Thanh Kim Hạnh (17 tuổi, ngụ Đắk Nông) và Trần Đức Vững (18 tuổi, quê huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, tạm trú quận Tân Bình) về hành vi "cố ý gây thương tích".
Nay công an cũng khởi tố nguyên thượng uý Như vì xác định là có liên quan đến việc sử dụng nhóm người trên trong khi thi hành công vụ, dẫn đến cái chết của ông Chín như đã đề cập.
Hiện vụ việc vẫn đang được công an TPHCM mở rộng điều tra.
Đình Thảo
Theo Dantri
Mạnh tay xử người uống rượu, bia điều khiển xe Ngày 13.10, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết 92 % số vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh là do người điều khiển ô tô, mô tô tham gia giao thông sử dụng rượu bia. Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết một người xảy ra trên địa bàn tỉnh Tây Ninh - Ảnh: Giang Phương Theo...