Không để thất thoát vốn từ ngân hàng
Tiền vốn của ngân hàng có nguy cơ mất mát hoặc hao hụt khi cổ phiếu thế chấp không có giá trị hoặc rơi vào tranh chấp. Trong “kho” tài sản thế chấp có giá trị lớn của các NH, còn bao nhiêu tài sản như thế là điều cần được làm rõ.
Minh họa: DAD
Áp lực cổ đông lớn ?
Ngoài CP của Công ty thép Hòa Phát, ông Nguyễn Đức Kiên còn cầm cố một số CP khác ở ACB.
Việc 20 triệu cổ phần của Công ty thép Hòa Phát (thuộc Tập đoàn Hòa Phát – HPG) của ông Nguyễn Đức Kiên đang thế chấp tại NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đồng thời được bán cho HPG với giá 264 tỉ đồng khiến dư luận sửng sốt. HPG đang chờ cơ quan có thẩm quyền làm rõ sự việc để bảo vệ quyền lợi cổ đông trong khi ACB khẳng định họ đang nắm giữ số CP này. Ai đúng – ai sai thì chưa rõ nhưng câu hỏi đặt ra là, làm sao một lô CP đã được thế chấp lại có thể mang đi bán dễ dàng như vậy?
Theo nguyên tắc, khi nhận cầm cố, thế chấp bằng CP, NH và người cầm cố phải mang sổ cổ đông đến công ty để phong tỏa số CP này. Chủ tịch HĐQT và kế toán của công ty sẽ ký xác nhận và khi đó, số CP này không được quyền chuyển nhượng. Việc này cũng như khi thế chấp bằng bất động sản, hai bên phải làm thủ tục công chứng để bảo đảm bất động sản đó không được tiếp tục sang nhượng hay mang đi thế chấp ở nơi khác.
Video đang HOT
Đây là khâu không thể thiếu trong quản trị rủi ro ở các NH. Vì không thực hiện các thủ tục này, chủ sở hữu hoàn toàn có thể làm đơn cớ mất để xin cấp lại giấy tờ. Khi đó, NH sẽ mất trắng.
Nếu làm đúng nguyên tắc nói trên, CP của ông Nguyễn Đức Kiên đã thế chấp ở ACB không thể tiếp tục sang nhượng cho HPG. Nhưng nếu ACB đã thực hiện phong tỏa số CP này thì HPG càng không thể “sập bẫy” bỏ ra 264 tỉ đồng để mua số CP này khi họ sở hữu tới 85% cổ phần Công ty thép Hòa Phát, đơn vị ký xác nhận phong tỏa số CP. Như vậy, xảy ra 2 khả năng, hoặc là số CP này đã không được phong tỏa, HPG thắng thế vì CP vẫn ở trong tay họ. Cũng có nghĩa là CP cầm cố ở ACB thực tế chỉ còn là tờ giấy, ACB bị mất vốn. Ngược lại, nếu NH đúng thì HPG mất vốn.
Sự việc này cũng tương tự như vụ dùng 25 triệu cổ phiếu của Công ty Bianfishco, trị giá 250 tỉ đồng, đi thế chấp 2 NH rồi tiếp tục bán cho bên Công ty Hồ Mây của bà Diệu Hiền, Tổng giám đốc Bianfishco lúc đó. Nếu NH đúng thì Công ty Hồ Mây sai. Vậy không lẽ khi bỏ ra số tiền hàng trăm tỉ đồng để mua CP của bà Diệu Hiền, Công ty Hồ Mây không làm thủ tục chuyển giao sở hữu (sang tên)? Nếu thiếu bước quan trọng này, người bán hoàn toàn có thể đi bán cho người khác nữa.
Trong khi thông thường, ngay cả ra công chứng thì người mua cũng phải “chắc ăn” đến độ, chuyển tên xong mới giao tiền thì hà cớ gì các công ty này lại chấp nhận rủi ro cực lớn về mình như vậy? Phải chăng áp lực của cổ đông lớn khiến NH bỏ qua cả những chuẩn mực về quản trị rủi ro trong việc cấp vốn?
Nhiều dạng rủi ro mất vốn
Trường hợp cá nhân sở hữu CP đã lưu ký muốn bán phải lên trung tâm lưu ký, mở tài khoản giao dịch trực tiếp trên thị trường chứ không phải đưa CP rồi nhận tiền. CP không phải là tờ giấy để muốn bán cho ai thì bán.
Đây là chuyển sở hữu, trung tâm lưu ký sẽ làm công việc chuyển giao và đảm bảo quyền sở hữu cho cổ đông. Nếu công ty chưa đại chúng thì Sở Kế hoạch – Đầu tư thay đổi giấy phép trong trường hợp là cổ đông sáng lập, cổ đông lớn. Còn với các cổ đông nhỏ, giao dịch nhỏ, sẽ phải làm chuyển sổ cổ đông.
Theo một chuyên gia tài chính tại TP.HCM
Hai trường hợp trên cho thấy rủi ro của những hợp đồng mua bán, cầm cố, thế chấp để vay vốn NH bằng CP là hết sức lớn.
Nguy hiểm hơn là tình trạng có những cá nhân là cổ đông lớn của chính CP mà họ mang đi giao dịch với NH để vay vốn. Họ hoàn toàn có thể tự ký xác nhận phong tỏa cho một nơi rồi tiếp tục ký hợp đồng bán cho một nơi khác cho cùng một lô CP. Trường hợp bà Diệu Hiền là minh chứng rõ nhất. Một tay ký xác nhận phong tỏa lô 25 triệu CP của Công ty Bianfisco khi mang cầm cố NH còn một tay kia bà vẫn ký bán chính lô CP này cho Công ty Hồ Mây.
Trong “kho” của nhiều NH hiện nay, tài sản thế chấp, đảm bảo bằng CP, chứng thư bảo lãnh cho các hợp đồng vay vốn nhưng rất nhiều CP, chứng thư có nguy cơ chỉ là tờ giấy không có giá trị. Đầu tiên là trường hợp CP đã được sang nhượng nhưng vẫn được NH chấp nhận làm tài sản đảm bảo.
Trường hợp thứ 2 là CP cầm cố của những công ty không có vốn, hoặc vốn quá nhỏ, không đáng kể. Chúng ta đều biết, ngoài những ngành có điều kiện, bắt buộc phải thực góp vốn pháp định, còn rất nhiều công ty vốn chỉ là đăng ký mà không thực góp. Nên CP, cổ phần của các công ty này không có giá trị bao nhiêu. Các loại CP này được chấp nhận là tài sản đảm bảo thì nguy cơ mất vốn của NH là cực lớn.
Trường hợp thứ 3 là tài sản bảo đảm bằng chứng thư bảo lãnh không giá trị. Thực tế đã chứng minh không ít chứng thư được ký bởi những người không có thẩm quyền ký hoặc có thẩm quyền nhưng đã hết hạn mức. Vụ Giám đốc chi nhánh Agribank Hồng Hà bị bắt và khởi tố về hành vi “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” do ký chứng thư bảo lãnh thanh toán là minh chứng điển hình. Cần làm rõ trong “kho” tài sản đảm bảo của không ít NH, chứng thư bảo lãnh chiếm giá trị mức nào, bao nhiêu chứng thư rơi vào tình trạng nói trên?
Chỉ khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt hay khi Công ty Bianfisco của bà Diệu Hiền đối diện với phá sản, các vụ việc này mới đổ bể. Lãi suất không thể giảm có phải vì bù đắp cho những khoản hụt vốn dạng này? Vậy việc kiểm soát dòng vốn của NH bình thường được thực hiện thế nào? Ai giám sát, quản lý?…
Còn quá nhiều điều cần phải được làm rõ và chấn chỉnh trong việc làm lành mạnh hoạt động của các NH.
Theo TNO
Iran không để các cường quốc áp đặt tại Trung Đông
Ngày 21/9, truyền hình Press TV dẫn lời Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi nhấn mạnh nhà nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ không để các quốc gia có sức mạnh kinh tế hay quân sự áp đặt ý chí của họ lên khu vực Trung Đông.
Ngoại trưởng Iran Ali-Akbar Salehi. (Nguồn: Reuters)
Theo ông Salehi, "Iran đang cố gắng để các quốc gia này hiểu rằng họ không thể làm theo ý muốn của mình trong việc mở rộng ảnh hưởng chính trị quốc tế."
Ngoại trưởng Iran cho rằng đã qua thời mà các cường quốc như vậy có thể định đoạt các chính phủ trong khu vực.
Phát biểu trên có thể được xem là ám chỉ việc phương Tây cùng các đồng minh ở Trung Đông đang gây sức ép nhằm buộc chính quyền hiện nay ở Syria từ chức.
Ông Salehi nêu rõ rằng Tehran không cho phép những xu hướng sai lầm như vậy hình thành bên ngoài khuôn khổ các hiệp định, luật lệ và khái niệm quốc tế.
Cùng ngày, Iran đã tổ chức diễu binh tại thủ đô Tehran để trình diễn các loại vũ khí hạng nặng trước sự chứng kiến của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad trong hoạt động mở màn "Tuần lễ Quốc phòng."
Cuộc diễu binh, với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân cùng nhiều xe tăng và tên lửa, được tiến hành để tưởng niệm 32 năm ngày bùng nổ cuộc chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988). Iran đã trình làng một hệ thống phòng không mới hoàn toàn sản xuất trong nước mặc dù có tin nói rằng hệ thống này được nâng cấp từ một hệ thống di động do Nga chế tạo trước đây.
Theo hãng thông tấn bán chính thức Fars, hệ thống Raad (Thunder - Sấm sét) nói trên hiện đại hơn nhiều so với phiên bản của Nga và được thiết kế để đánh chặn máy bay tiêm kích, tên lửa hành trình, các loại bom cỡ nhỏ, máy bay trực thăng và máy bay không người lái. Hệ thống Raad được trang bị các tên lửa tầm bắn 50km và có khả năng tấn công các mục tiêu ở độ cao 22km.
Trong bài phát biểu trên truyền hình nhà nước, Tổng thống Ahmadinejad cho biết Iran đã "giữ nguyên tinh thần và niềm tin" để "đứng vững và bảo vệ các quyền của mình" trước sức ép từ các cường quốc thế giới. Ông cũng đề cập bộ phim chống đạo Hồi do một nhóm tín đồ Cơ Đốc giáo cực đoan sản xuất tại Mỹ làm bùng phát các cuộc biểu tình bạo lực khắp thế giới Hồi giáo.
Tổng thống Iran coi bộ phim này là âm mưu do Israel khởi xướng "nhằm chia rẽ thế giới Hồi giáo và châm ngòi cho xung đột giáo phái."
Trong khi đó, các nghị sỹ Mỹ ngày 21/9 cho biết trong một động thái "chọc giận" Tehran, Mỹ đã sẵn sàng gạch tên Mujahedin-e-Khalq (MEK), một nhóm đối lập tại Iran, khỏi danh sách khủng bố.
Theo PL
Không để g quan hệ Việt-Trung Lãnh đạo cấp cao Viêt - Trung khẳng định kiên trì thông qua đàm phán, đối thoại giải quyết thỏa đáng vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của quan hệ hai nước. Bên lê Hôi nghị Thượng đỉnh APEC lân thứ 20 tại Vladivostok hôm nay...