Không để sư tử đá đồng hóa các di tích đình, chùa

Theo dõi VGT trên

Theo yêu cầu của Bộ VH-TT&DL, thời hạn để di dời sư tử đá có nguồn gốc ngoại lai ra khỏi các di tích tín ngưỡng là tháng 12. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, tại nhiều di tích sư tử đá vẫn nguyên vẹn, nhe nanh vuốt trấn ở cổng đình, chùa…

Không để sư tử đá đồng hóa các di tích đình, chùa - Hình 1

Vẫn còn rất nhiều đình chùa có sư tử đá ngoại lai nhưng chưa chịu di dời

Thẩm thấu từ chuyện… rỉ tai

Cuộc hội thảo “Mỹ thuật ứng dụng hiện nay và vấn đề biểu tượng trang trí” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm và dõi theo của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa. Các ý kiến tham luận đều chỉ ra nguyên nhân cốt lõi của việc sư tử đá ngoại lai tràn ngập tại các đình, chùa, công sở là do sự thẩm thấu văn hóa dân gian, cho rằng nếu sở hữu con vật này thì phát tài, con vật kia thì phát lộc.

Vẫn biết rằng, thuộc tính của văn hóa là sự giao thoa và tiếp biến. Nhưng nếu soi lại trong lịch sử từ xưa đến nay thì cuộc “đổ bộ” của sư tử đá Trung Quốc tại những nơi trang nghiêm, tôn kính được liệt vào hàng đáng sợ và khủng khiếp nhất. Bởi không hề có sự tiếp biến và Việt hóa nào, các con sư tử đá được sao chép y nguyên, giống đến từng cọng râu, ánh mắt. Những con sư tử đứng trước cửa đình chùa như những ác thú, dữ tợn, hăm dọa và đe nẹt người đến thắp hương, lễ Phật.

Cảnh báo không thể bỏ qua

“Sư tử đá thực chất là linh vật mà người Trung Quốc dùng để canh mộ người chết nhưng lại được người Việt Nam bày ở trước các chùa tháp, công sở, thậm chí nhà riêng. Như vậy vô hình trung đã biến những nơi này thành nhà mồ của người chết” – thông tin do PGS.TS Tống Trung Tín, Viện Khảo cổ học Việt Nam cung cấp đã làm giật mình không ít người, đặc biệt là những người có tư tưởng cầu danh. Sư tử đá canh lăng mộ của người Trung Quốc cách đây trên 2.000 năm giờ lại nghễu nghện và đầy oai phong ở mọi nơi và mặc nhiên được coi là linh vật của người Việt Nam, biến đình, chùa, công sở, nhà riêng thành ngôi nhà của người chết. Đến mức, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng phải thốt lên: “Tôi ra đến Trường Sa, chùa còn chưa xây xong nhưng đã thấy ở đâu 2 con sư tử đá từ trong đất liền gửi ra. Ngày trước, những nơi nào có sư tử đá, người Việt đều hiểu rằng ở đó là hội quán của Tàu hoặc chùa Tàu. Sao giờ sư tử đá lại biến thành của người Việt Nam?”. Đau đớn hơn, việc đó đang là sự thật và đang sinh sôi phát triển ở Việt Nam như một hành động tự mình “đồng hóa” mình, tự mình “xâm lăng” mình.

PGS. TS Tống Trung Tín chua xót: “Các bạn tôi, người Nhật Bản, mỗi khi sang Việt Nam, đi qua các di tích, nhìn thấy các sư tử đá Trung Quốc trước cửa đều hỏi tôi rằng: Đây có phải di tích của Trung Quốc không? Bản thân tôi, khi được hỏi thì vô cùng xấu hổ. Đó là hậu quả tai hại nhãn tiền của buông lỏng quản lý bấy lâu”.

Sáng tạo biểu trưng Việt Nam mới

Video đang HOT

Trước những cảnh báo của các nhà khoa học, vừa qua, Bộ VH-TT&DL đã có một cuộc tổng kiểm tra và đưa các linh vật ngoại lai ra khỏi đình, chùa, nhưng cuộc di chuyển này đã vấp phải vô vàn những lúng túng. Các đình, chùa, công sở không biết phải xử lý như thế nào với sư tử đá. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, nên đập bỏ tất cả các linh vật ngoại lai, trong khi nhiều ý kiến khác cho rằng, nên đưa vào tái chế. Vậy là, ngay cả việc tưởng như đơn giản là bỏ đi một linh vật không phù hợp với văn hóa Việt, chúng ta cũng phải đối mặt với tình trạng vừa hoang mang, vừa lúng túng. Theo GS.TS Vũ Minh Giang: “Văn hóa Việt vốn có tư tưởng cởi mở, tiếp thu văn hóa. Không nên nhìn nhận biểu tượng văn hóa theo dạng thô thiển, sao chép y nguyên. Bằng cái nhìn biện chứng, người Việt Nam không dừng lại ở vốn di sản cha ông mà còn phát triển, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa trong tương lai, hình thành thêm các biểu tượng mới”.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Tống Trung Tín bổ sung: “Nếu chúng ta không nghiên cứu, không tuyên truyền tốt thì dù có đưa ra rất nhiều linh vật của Việt Nam như triển lãm linh vật Việt Nam vừa qua cũng chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao. Nghĩa là chúng ta cần có nhiều biện pháp song hành: sáng tạo ra những hình ảnh đẹp của các biểu trưng Việt Nam tốt đẹp đi đôi với việc tuyên truyền cái hay, cái lợi của biểu trưng Việt Nam. Và như thế chúng ta mới có thể nối tiếp tiền nhân để 4.000 năm ta vẫn là ta đúng với bản sắc văn hóa vốn có của Việt Nam. Đó là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và có ý nghĩa cao cả của mỹ thuật Việt Nam và khoa học Việt Nam ngày nay”.

Theo_An ninh thủ đô

Con đường tơ lụa trên biển: Bóc mẽ mưu đồ Trung Quốc

Đăng ký con đường tơ lụa trên biển: TQ đang dùng khoa học vào mục đích chính trị phi lý.

Đó là quan điểm của PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội khảo cổ học VN trước việc Trung Quốc đang lập một cơ sở khảo cổ dưới nước cấp quốc gia và bổ sung hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khái niệm "con đường tơ lụa trên biển".

Mưu đồ rất bài bản của TQ

Chia sẻ thông tin với PV, ngày 22/7, PGS.TS Tống Trung Tín cho hay: "Việc thành lập cơ sở nghiên cứu khảo cổ dưới biển là quyền của mỗi nước, nước nào có biển, có sông, có hồ, có tất cả những tiềm năng khảo cổ học dưới biển thì đều có quyền lập cơ sở nghiên cứu đó".

Theo ông Tín thì sự việc chỉ có vấn đề khi việc nghiên cứu được tiến hành ở đâu, nhằm mục đích gì? Ví dụ,thứ nhất, nếu TQ nghiên cứu trong vùng lãnh hải, lãnh thổ của TQ được pháp luật quốc tế thừa nhận thì đó là quyền của TQ. Tuy nhiên, khi TQ lập ra để nghiên cứu trong vùng lãnh hải của nước khác đó là điều cực kỳ phi lý, không thể chấp nhận được.

Thứ nữa, nếu cơ sở nghiên cứu đó tiến hành nghiên cứu ở khu vực đang có tranh chấp thì càng không thể vì việc tranh chấp mang tính quốc tế về lãnh thổ, lãnh hải như vậy phải chờ sự phân giải của các cơ quan trọng tài quốc tế, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chuyện lập một cơ sở nghiên cứu khảo cổ học dưới nước theo tôi nó phải rạch ròi như vậy.

Theo ông Tín, rõ ràng việc TQ định thăm dò, tiến hành nghiên cứu khảo cổ học dưới nước trong các khu vực tranh chấp và khu vực lãnh hải của nước khác là không thể chấp nhận được, là vi phạm luật pháp quốc tế. Hiển nhiên khi tiến hành những vấn đề này, nó đều nằm trong kế hoạch bài bản nhằm độc chiếm Biển Đông để "bá quyền" khu vực Đông Nam Á và rộng hơn nữa.

Về việc TQ còn định lập một hồ sơ gửi UNESCO công nhận di sản TG đối với "con đường tơ lụa" trên biển, ông Tín bày tỏ: "Không cần lý luận dài dòng thì ai cũng thấy nó quá buồn cười, quá phi lý".

Ông Tín nhìn nhận: "Một con đường giao thương quốc tế có quy mô lớn rộng bao trùm nhiều nước mà làm như vậy thì có khác nào muốn cả TG là của mình. Rồi còn cái luận thuyết, ở đâu có tàu thuyền của mình đi qua, có đồ gốm của mình ở đó thì đấy là đất của mình, biển của mình thì tôi đã thấy nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nói rồi.

Con đường tơ lụa trên biển: Bóc mẽ mưu đồ Trung Quốc - Hình 1

PGS.TS Tống Trung Tín - Chủ tịch Hội khảo cổ học VN

Đó chỉ là vấn đề giao thương kinh tế, hay giao lưu văn hóa. Các chứng tích như vậy sẽ diễn ra ở bất kỳ nước nào và bất kỳ nơi nào trên thế giới. Nếu cứ theo luận thuyết này của TQ, thì theo ông Tín nước nào cũng có thể làm được như thế.

Không riêng gì TQ, VN cũng làm được, bởi trên con đường giao thương quốc tế trên đường biển này VN cũng đã tiến hành giao thương với TQ, các nước Đông Nam Á từ trước công nguyên, từ thời dựng nước và giữ nước đầu tiên của người Việt. Ví dụ, qua con đường biển này, trống đồng của văn hóa Đông Sơn đã lan tỏa xuống Indonesia... Hoặc, từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17, 18 gốm Việt Nam qua con đường biển đã có mặt ở Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Á v.v...

Một con tàu đắm khổng lồ đã chở đầy gốm Thăng Long và gốm Hải Dương đã bị đắm ở ngoài khơi Cù Lao Chàm có niên đại thế kỷ thứ 15. Nói như vậy để thấy luận thuyết hết sức phi lý nhưng mặt khác cũng hết sức tinh vi, thâm hiểm của tư tưởng độc chiếm biển Đông của TQ.

Ông Tín cũng chỉ rõ: "Tất cả các công việc này nhằm để phục vụ cho việc khẳng định 80% diện tích Biển Đông là thuộc lãnh thổ TQ, một cách thức để hợp pháp hóa đường lưỡi bò trên biển của TQ. Bởi khi đã công nhận con đường tơ lụa trên biển thì việc TQ sở hữu đường lưỡi bò gần như là lẽ đương nhiên. Đó quả là một biện pháp tổng hợp hết sức nguy hiểm buộc chúng ta phải hết sức cảnh giác.

Con đường tơ lụa là của nhân loại

Phân tích rõ hơn về con đường tơ lụa, ông Tín lý giải: Con đường tơ lụa bắt đầu hình thành từ thế kỷ thứ II trước Công Nguyên để liên minh Trung Quốc với những quốc gia ở phía Tây, trên con đường đó giao lưu kinh tế và văn hóa hết sức phát triển, với nhiều mặt hàng trong đó có tơ lụa và nhờ đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Đông - Tây.

Từ Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazkhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Hy Lạp, La Mã. Tất nhiên đó là giao thương và giao lưu hai chiều. Do mặt hàng tơ lụa TQ rất nổi tiếng và cũng được các nước phương Tây rất ưa thích, cho nên người ta mệnh danh nó là con đường tơ lụa, đúng hơn là con đường tơ lụa trên bộ. Đó là một thành tựu lớn của nhân loại.

Cũng tương tự, ở trên biển cũng từ trước Công Nguyên giao thương Đông - Tây cũng được hình thành với nhiều mặt hàng phong phú. Nhưng mà sản phẩm gốm sứ do sức bền của nó được tìm thấy và phản ánh con đường tơ lụa trên biển rất rõ.

Trên con đường tơ lụa trên biển, Việt Nam nằm ở vị trí chung chuyển do đó tính chất giao thương và giao lưu giữa Việt Nam với quốc tế cũng rất mạnh mẽ. Do vậy, có thể nói tính quốc tế của con đường tơ lụa là cực kỳ lớn.

Cảnh giác với động thái lập hồ sơ di sản xin công nhận con đường tơ lụa

Ông Tín cho rằng: con đường tơ lụa trên biển có quy mô hết sức lớn rộng bao trùm nhiều quốc gia. Do vậy, lập hồ sơ công nhận di sản con đường tơ lụa cho bất kỳ nước nào là một điều cực kỳ phi lý.

Hoặc giả nếu cần thiết phải lập hồ sơ để bảo vệ và tôn vinh con đường di sản đó thì nó phải là di sản chung của tất cả các nước mà nó đi qua và với điều kiện tất cả các nước đó cùng đồng ý trên cơ sở luật pháp và công ước di sản của Unessco.

Giả dụ con đường đó đi qua lãnh hải VN thì con đường đó phải là con đường của VN, nếu VN đồng ý. Còn nếu VN không đồng ý thì không thể lập được hồ sơ cho con đường đó. Thực chất, việc xây dựng hồ sơ chỉ là một trong những toan tính độc chiếm biển Đông của TQ mà thôi.

Chính vì vậy, trước động thái trên của TQ, ông Tín cho rằng, các cơ quan có thẩm quyền, các nhà khoa học rất cần có trách nhiệm tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân trong nước và TG thấy rõ ý đồ nguy hiểm nhưng hết sức tinh vi đó.

Nếu ta im lặng không nói gì để họ muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói thì dần dần sẽ đưa công luận quốc tế và trong nước đi tới ngộ nhận rằng con đường di sản đó là của TQ đã từ rất lâu rồi, và do vậy con đường lưỡi bò mà TQ đưa ra là hợp thức.

Do vậy, cần hết sức cảnh giác trước mọi việc làm của TQ để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam.

Theo Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
    19:54:21 11/11/2024
    Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
    13:33:37 11/11/2024
    Chủ động ứng phó bão chồng bão
    14:21:17 11/11/2024
    Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn
    14:18:11 11/11/2024
    Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển
    13:20:09 12/11/2024
    Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12
    09:32:29 12/11/2024
    Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển
    20:03:28 11/11/2024
    Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe
    09:36:54 12/11/2024

    Tin đang nóng

    Lộ tin nhắn gây tranh cãi của Thanh Thuỷ về chiếc váy "sóng gió" trước khi đăng quang Miss International 2024
    07:02:48 13/11/2024
    Mua tặng bố mẹ căn chung cư, tôi không ngờ mẹ cho luôn em trai, cũng may tôi đã đề phòng trước
    07:10:03 13/11/2024
    Cô dâu Hải Phòng được người yêu cũ tặng 10 cây vàng trong đám hỏi: Chú rể sượng trân, phát biểu 3 chữ
    10:01:41 13/11/2024
    Huỳnh Thị Thanh Thủy: 20 tuổi là Hoa hậu Việt Nam, 22 tuổi thành Hoa hậu quốc tế, soi học vấn còn sốc hơn
    08:33:48 13/11/2024
    Cuộc thi Miss International mà Hoa hậu Thanh Thuỷ vừa đăng quang có quy mô "khủng" thế nào?
    06:27:19 13/11/2024
    Visual trước khi "dao kéo" của Hoa hậu Thanh Thủy: Nhan sắc thật bị "bóc trần" qua loạt ảnh này
    11:18:51 13/11/2024
    Bạn trai của chị gái tới nhà chơi, đi toàn Maybach, Porsche, BMW, tôi hoài nghi cho tới khi biết gia thế của anh ấy thì sốc toàn tập
    07:34:49 13/11/2024
    Bà trùm hoa hậu Việt Nam: "Thanh Thủy đẹp chấn động"
    10:09:08 13/11/2024

    Tin mới nhất

    Bão số 8 suy yếu, hai bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau gây tình hình phức tạp

    13:02:34 13/11/2024
    Theo tin bão mới nhất, trong khi bão số 8 (Toraji) được dự báo suy yếu dần trên Biển Đông thì 2 cơn bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau hoạt động.

    TP.HCM bất ngờ mưa to trắng trời, sấm sét lớn

    11:13:02 13/11/2024
    Sáng nay 13.11, một trận mưa to trắng trời bất ngờ xuất hiện và kéo dài hơn một giờ đồng hồ trên diện rộng ở TP.HCM.

    Bão số 8 suy yếu, miền Trung mưa lớn

    10:11:57 13/11/2024
    Ngày và đêm 13-11, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh.

    Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng

    17:11:57 12/11/2024
    Theo đó, khoảng 6h ngày 12/11, một số người dân đi tập thể dục sáng thì phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ nên khẩn trương trình báo cơ quan chức năng.

    Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó

    16:13:34 12/11/2024
    Cùng với đó, chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

    Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

    13:16:38 12/11/2024
    Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

    Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

    13:10:36 12/11/2024
    Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

    Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động

    11:31:09 11/11/2024
    Theo bản tin bão mới nhất của cơ quan khí tượng cho thấy, hiện nay có 3 cơn bão đang hoạt động trên Tây Bắc Thái Bình Dương.

    Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong

    10:44:57 11/11/2024
    Sau khi tắm sông khoảng 20 phút, bé trai 12 tuổi bị đuối nước mất tích. Thi thể nạn nhân được phát hiện cách hiện trường 30m

    Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ

    18:04:26 10/11/2024
    Hậu quả, làm ô tô 5 chỗ bị dính vào phần đầu xe bồn, nằm quay ngang trên mặt cầu, hư hỏng nặng phần đầu và bên hông trái xe, ô tô 7 chỗ cũng bị hư hỏng nặng bên hông phải. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt về người.

    Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

    18:00:10 10/11/2024
    Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

    Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

    17:55:28 10/11/2024
    Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

    Có thể bạn quan tâm

    Thanh Thủy trong ngày đầu làm Hoa hậu quốc tế: Visual tươi tắn, nổi bật, thần thái không có điểm chê

    Sao việt

    13:04:07 13/11/2024
    Hoa hậu Thanh Thủy và các Á hậu Miss International 2024 đã cùng tham gia hoạt động đầu tiên sau khi giành ngôi vị cao quý.

    Houthi không kích tàu chiến Mỹ ở biển Đỏ

    Thế giới

    12:59:12 13/11/2024
    Nhóm Houthi thông báo họ đã dùng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) tấn công tàu sân bay USS Abraham Lincoln và 2 tàu khu trục Mỹ ở biển Đỏ và biển Ả Rập.

    Độc đạo - Tập 33: Quốc bị triệu tập, Công an tỉnh bắt đầu điều tra Phùng

    Phim việt

    12:59:04 13/11/2024
    Lệnh điều động cũng đã được cấp trên gửi cho Phùng ngay từ khi Quốc lên đây. Vì thế, Long nói Quốc có thể thoải mái báo cáo với Phùng về việc lên công an tỉnh.

    Hải Phòng quyết tâm dẹp nạn "quái xế"

    Pháp luật

    12:52:07 13/11/2024
    Vụ việc nhóm thanh, thiếu niên (TTN) điều khiển phương tiện gây tai nạn đối với người phụ nữ dừng đèn đỏ ở nút giao Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

    Angelababy làm gì khi chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh bị đồn đưa bạn gái đi khám thai?

    Sao châu á

    12:40:09 13/11/2024
    Có vẻ như những ồn ào của Huỳnh Hiểu Minh và bạn gái Diệp Kha không còn ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của Angelababy.

    Thầy hiệu trưởng viết thư ngỏ xin "đổi quà" ngày 20/11

    Netizen

    12:13:43 13/11/2024
    Một hiệu trưởng ở TP.HCM viết thư ngỏ từ chối nhận hoa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mong muốn phụ huynh gửi tới món quà khác.

    Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

    Nhạc quốc tế

    12:10:48 13/11/2024
    Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11.

    Mourinho bị tố sỉ nhục bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ

    Sao thể thao

    11:21:41 13/11/2024
    Chỉ sau 4 tháng cầm quân tại Fenerbahce, HLV Jose Mourinho tự biến mình thành tâm điểm của làn sóng không hài lòng dữ dội.

    Xót xa cảnh gửi con cho bà nội, mẹ trẻ choáng váng nhận ra con không nhận ra mình sau một tháng xa cách

    Góc tâm tình

    11:17:26 13/11/2024
    Hàng đêm trằn trọc vì nhớ con, tôi chỉ mong mỏi được nhìn thấy gương mặt bé nhỏ qua màn hình, dù chỉ một khoảnh khắc.