Không để phát sinh yêu cầu xả nước từ các hồ chứa
Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) đang tích cực phối hợp với ngành thủy lợi bảo đảm lấy nước đổ ải vụ đông xuân từ các hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà và Hòa Bình.
Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (NLDC) cho biết, căn cứ nhận định về diễn biến thủy triều, mực nước sông Hồng tại Hà Nội trong thời gian gần đây và kế hoạch lấy nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), Trung tâm đã tính toán kế hoạch xả nước có xem xét, hiệu chỉnh theo kinh nghiệm điều hành xả nước hằng năm. Theo đó, để bảo đảm lấy nước theo đúng kế hoạch, các nhà máy thủy điện sẽ tiến hành xả trước ba ngày (xả đệm), ngày đầu tiên bắt đầu từ 18 giờ và ngừng trước một ngày so ngày kết thúc của lịch lấy nước.
Tổng lượng nước xả cả ba đợt (trong gần 22 ngày) lên tới khoảng 5,2 tỷ m3. Như vậy, mức nước hồ thủy điện Hòa Bình sẽ giảm 12,68 m, hồ Tuyên Quang giảm 16,97 m, hồ Thác Bà giảm 4,61 m. Kết quả tính toán này phù hợp chuỗi số liệu thống kê về xu hướng tăng tổng lượng nước phải xả hằng năm mà nguyên nhân chính do đáy sông Hồng ngày càng bị xói sâu, dẫn đến mức nước sông những năm gần đây bị hạ thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ phân lưu dòng chảy sang sông Đuống tăng lên. Nhằm tận dụng các nguồn nhiệt điện, bảo đảm an ninh cung cấp điện mùa khô năm 2017, trong thời gian xả nước, ngành điện sẽ giảm khai thác các nhà máy thủy điện đa mục tiêu khác tùy thuộc tình hình thực tế. Giữa các đợt xả, sẽ hạn chế khai thác các hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang để nâng mức nước nhằm tăng hiệu suất phát điện.
EVN cho biết, trong đợt xả nước phục vụ đổ ải vụ đông xuân đầu năm 2016, thời gian xả là 11,25 ngày, giảm 9,25 ngày so dự kiến, tổng lượng xả là 3,03 tỷ m3, tiết kiệm khoảng 2 tỷ m3 nước. Để công tác lấy nước đạt hiệu quả cao, Bộ NN-PTNT đã yêu cầu UBND các địa phương chỉ đạo các Sở NN-PTNT, công ty khai thác công trình thủy lợi, các cơ quan, đơn vị liên quan của địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch, chủ động trữ nước vào các khu trũng và hệ thống kênh mương, thực hiện nạo vét các cửa lấy nước và hệ thống kênh, tập trung đưa nước lên ruộng; tăng cường công tác tuyên truyền đến tận người dân để nâng cao nhận thức sử dụng nước tiết kiệm; tuyệt đối không để phát sinh yêu cầu xả nước từ các hồ chứa ngoài ba đợt lấy nước.
Có ba đợt lấy nước cho các tỉnh khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ gồm: Đợt 1: từ 0 giờ ngày 10 đến 24 giờ ngày 15-1 (6 ngày); Đợt 2: từ 0 giờ ngày 23-1 đến 24 giờ ngày 26-1 (4 ngày); Đợt 3: từ 0 giờ ngày 6-2 đến 24 giờ ngày 13-2 (8 ngày). Trong thời gian trên, mực nước sông Hồng tại Trạm Thủy văn Hà Nội được duy trì ở mức 2,2 m trở lên.
Theo Danviet
Video đang HOT
Thêm hàng nghìn hộ có điện trước Tết Nguyên đán
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang gấp rút triển khai hoàn thành đóng điện nhiều dự án, cung cấp điện lưới quốc gia cho các hộ dân chưa có điện trên khắp cả nước, giúp hàng nghìn hộ dân được sử dụng điện trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017...
Tri ân bằng các công trình điện
Báo cáo của EVN cho thấy, tính đến hết tháng 11.2016, toàn tập đoàn đã hoàn thành khởi công 5/5 dự án thuộc Chương trình Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 được cấp vốn ngân sách năm 2016. Đó là các dự án cấp điện nông thôn tại Lạng Sơn, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Khánh Hòa. Các đơn vị trực thuộc cũng đã hoàn thành nhiều dự án, đơn cử như ở phía Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã hoàn thành đóng điện kỹ thuật tuyến đường dây 110kV trên không vượt biển, cấp điện lưới quốc gia cho 1.956 hộ dân xã đảo Lại Sơn (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang).
Toàn cảnh hạ du nhà máy Thủy điện Lai Châu nhìn từ đập tràn. Ảnh: T.L
Theo Quyết định số 2081/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, EVN được giao làm chủ đầu tư 23 dự án cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo với tổng số vốn 11.765 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách nhà nước là 10.000 tỷ đồng, vốn đối ứng của EVN là 1.764 tỷ đồng.
Ở phía Bắc, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cũng vừa tổ chức khánh thành dự án cung cấp điện lưới quốc gia cho 8.000 hộ dân chưa có điện tỉnh Sơn La năm 2015 và 2016, đồng thời khởi động dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện ở 114 bản, 40 xã thuộc 4 huyện Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên (Sơn La). Trước đó, dự án cấp điện cho gần 700 hộ dân đồng bào miền núi ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cũng đã được đơn vị hoàn thành.
Tại miền Trung, chương trình cấp điện nông thôn miền núi, hải đảo cũng đạt được nhiều kết quả tích cực với việc Tổng Công ty Điện lực miền Trung đã đóng điện kỹ thuật dự án cấp điện lưới quốc gia cho đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) bằng cáp ngầm. Đơn vị cũng đang nỗ lực hoàn thành dự án cấp điện cho xã miền núi Ch'ơm (huyện Tây Giang, Quảng Nam) trước Tết cổ truyền của dân tộc...
Đại diện lãnh đạo EVN cho biết, các dự án cung cấp điện lưới quốc gia đến đồng bào vùng sâu, vùng xa trên cả nước được hoàn thành không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân được dùng điện lưới quốc gia trước Tết Nguyên đán 2017, mà còn góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện công bằng, an ninh xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất của người dân khu vực nông thôn, miền núi, cải thiện và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng một cách bền vững.
Có điện để xóa đói giảm nghèo!
Trong năm 2016 và những năm qua, ngành điện đã thực sự đổi mới tư duy trong sản xuất - kinh doanh, lấy chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng làm thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cán bộ công nhân viên ngành điện luôn thể hiện sự trân trọng, quan tâm, thái độ ứng xử với khách hàng theo phương châm "Chuyên nghiệp, Văn minh, Hiệu quả". Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng đến khách hàng, vì lợi ích khách hàng, ngành điện còn tri ân, gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả khách hàng sử dụng điện trên cả nước, đã luôn đồng hành cùng mình trong thời gian qua.
EVN cho biết, song song với việc đáp ứng đủ nhu cầu về điện, Tập đoàn sẽ hoàn thành nhiều dự án nguồn và lưới điện quan trọng nhằm sẵn sàng cung ứng điện cho năm 2017.
Theo Ban Kinh doanh EVN, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm toàn Tập đoàn đến thời điểm này đã đạt 11,28% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tổng sản lượng điện thương phẩm, phụ tải điện cấp cho công nghiệp và điện cấp cho quản lý tiêu dùng là các thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 53,3% và 34,7%.
Điện cấp cho nông nghiệp mặc dù có mức tăng trưởng ấn tượng (tăng 52,78% so cùng kỳ năm 2015), nhưng vẫn là thành phần phụ tải chiếm tỷ lệ ít nhất, chỉ 2,3%.
Đơn vị có mức tăng điện thương phẩm cao nhất là Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), ở mức 13,42%, do sản lượng điện cấp cho công nghiệp tại khu vực phía Bắc tăng mạnh.
Trong khi đó, Tổng Công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh (EVNHCM) là đơn vị có mức tăng trưởng thấp nhất trong tháng 11 (chỉ 3,93%), do sự sụt giảm mạnh của thành phần điện cấp cho quản lý tiêu dùng. Hiện, khu vực TP.Hồ Chí Minh đã vào mùa mưa, thời tiết dễ chịu, do đó, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện công suất lớn như điều hòa, quạt hơi nước... giảm đáng kể.
EVN cũng hoàn thành nâng cấp hệ thống bộ lọc bụi tĩnh điện (ESP) cho 2 tổ máy Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo môi trường tại toàn bộ khu vực Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; hoàn thành nghiệm thu đóng cống tích nước Thủy điện Trung Sơn để chuẩn bị phát điện tổ máy 1; đặc biệt đã tổ chức khánh thành Dự án Thủy điện Lai Châu...
Thời gian tới, EVN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai các dự án theo Quyết định 2081 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 73/NQ-CP của Chính phủ năm 2016 với mục tiêu đến 2020, hầu hết hộ dân được cấp điện; triển khai đầu tư nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn, bảo đảm đến năm 2020, hầu hết các xã đạt tiêu chí số 4 về điện trong chương trình nông thôn mới.
Để đạt được mục tiêu này, EVN kiến nghị Chính phủ, các bộ tạo điều kiện ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách, vốn ODA; kiến nghị Bộ Công Thương cần ủy quyền cho các chủ đầu tư được phê duyệt các bước tiếp theo sau báo cáo nghiên cứu khả thi; UBND các tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp, tạo điều kiện trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi, giao đất để các đơn vị điện lực triển khai các dự án, bảo đảm tiến độ đề ra.
Theo Danviet
12.000 hộ nghèo được sửa điện miễn phí Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đến tặng quà, thay bóng đèn tiết kiệm điện, sửa chữa cải tạo miễn phí hệ thống điện cho các hộ nghèo, gia đình chính sách trên toàn quốc. Theo ông Trần Viết Nguyên - Phó trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam, bên cạnh các nâng cao chất lượng các dịch vụ...