Không để người dân nào lỡ việc
Ngày 1-4, ghi nhận tại hai quận mới Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cho thấy, bộ máy hành chính hoạt động bình thường, ổn định ngay từ giờ làm việc đầu tiên. Khá đông người dân đã tới giao dịch, làm các thủ tục hành chính tại hai quận mới.
Người dân tới giao dịch tại UBND quận Nam Từ Liêm sáng 1-4-2014
9h sáng, có mặt tại bộ phận một cửa UBND quận Nam Từ Liêm, chúng tôi ghi nhận hơn 100 người dân tới làm thủ tục hành chính. Nhiều người làm các thủ tục nhà đất, tư pháp. Trong đó, nhiều trường hợp đổi đăng ký kinh doanh từ huyện sang quận. Bác Nguyễn Như Nghê, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm cho biết, 8h sáng, bác đã có mặt tại quận mới để làm thủ tục tách “sổ đỏ”. “Tôi thấy các nhân viên đón tiếp, giải thích và thụ lý hồ sơ vẫn tốt như các lần trước, không thấy có sự trễ nải hay phiền hà gì. Các bàn bên cạnh cũng thế, người dân không phải chờ đợi lâu”, bác Nguyễn Như Nghê nói.
Ông Nguyễn Sỹ Thắng, Phó Chánh Văn phòng UBND quận Nam Từ Liêm cho biết, lượng người tới làm thủ tục hành chính trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4-2014 tại hai quận mới đều tăng cao. Đơn cử, ngày 20-3, số người tới làm thủ tục lên tới hơn 740 lượt người; ngày 31-3, có 406 lượt người… Do khối lượng công việc rất lớn nên cán bộ của UBND huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm) thường phải làm việc tới 20-21h hàng ngày mới kịp tiến độ. Riêng ngày làm việc cuối cùng (31-3), toàn bộ nhân viên phải làm việc tới 1h sáng 1-4 để hoàn tất bàn giao, tiếp nhận các loại hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, con dấu…
Dù số lượng hồ sơ phải thụ lý rất lớn trong khi số nhân viên lại chia đôi, song UBND quận Nam Từ Liêm đã chỉ đạo, trong những ngày làm việc đầu tiên, phải đảm bảo 100% hồ sơ trả đúng hẹn cho người dân. Ông Nguyễn Sỹ Thắng cho biết, các bộ phận chuyên môn của quận tất bật cả ngày, đêm để hỗ trợ bộ phận một cửa thực hiện bằng được yêu cầu này. “Chỉ trong ngày 1-4, số hồ sơ phải trả cho dân ở cả 2 quận mới là 167 trường hợp. Đa số trong đó là hồ sơ nhà đất, cấp phép xây dựng. Sức ép công việc rất lớn trong khi lượng cán bộ lại giảm nên cũng mong người dân chia sẻ nếu có việc gì đó không được như ý…” – ông Nguyễn Sỹ Thắng tâm sự.
Video đang HOT
10h sáng, tại quận Bắc Từ Liêm, trong trụ sở mới ở tòa nhà tái định cư tại khu Kiều Mai, lượng người tới làm thủ tục hành chính cũng khá đông. Con số trên bảng điện tử cho thấy, đã có gần 150 lượt người dân tới làm thủ tục hành chính. Quan sát nhanh tại bộ phận một cửa của quận mới Bắc Từ Liêm, chúng tôi nhận thấy, hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất đã được trang bị đầy đủ, không thua kém so với bên quận Nam Từ Liêm, nơi được thừa hưởng “cơ ngơi” cũ từ UBND huyện Từ Liêm.
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Phó Chánh Văn phòng UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, hoạt động hành chính diễn ra bình thường, người dân, doanh nghiệp tới làm thủ tục không bị ảnh hưởng gì. Riêng về thủ tục đổi đăng ký kinh doanh, bà Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết, đổi hay không là do nhu cầu của người dân: “Quận đã chỉ đạo các đơn vị chấp nhận các giấy tờ đăng ký cũ, không nhất thiết phải đổi ngay sang thành quận. Việc này cần có lộ trình thực hiện. Tuy vậy, nếu người dân, hộ kinh doanh nào có nhu cầu cấp đổi ngay thì chúng tôi vẫn phục vụ…”.
“Lãnh đạo quận đã yêu cầu chúng tôi không được trễ hẹn với người dân trong những ngày làm việc đầu tiên. Do đó, dù số người làm việc còn thiếu, chúng tôi vẫn phải sắp xếp, bố trí và căng hết mình ra để phục vụ người dân kịp thời, không để phát sinh vấn đề bức xúc…” – bà Nguyễn Thị Kim Oanh chia sẻ.
Gần 11h, tại UBND phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, đã có hơn 20 người dân tới làm các thủ tục hành chính. Ông Phí Lê Bình, Chủ tịch UBND phường Phúc Diễn cho biết, người dân chủ yếu tới làm thủ tục tư pháp, hộ tịch, khai sinh, chứng thực giấy tờ: “Chúng tôi đã thông báo, tuyên truyền rộng rãi tới người dân từ trước nên không có ai tới nhầm địa chỉ giao dịch (xã Phú Diễn trước đây tách thành 2 phường Phúc Diễn và Phú Diễn – PV)”.
Theo UBND phường Phúc Diễn, các hoạt động của phường trong ngày làm việc đầu tiên diễn ra bình thường, không có bất kỳ sự xáo trộn nào. Ông Phí Lê Bình nói: “Mọi công việc bàn giao hồ sơ, giấy tờ đã được hoàn tất vào 18h ngày 31-3. Ngay đầu giờ sáng 1-4, lãnh đạo quận đã tới kiểm tra công việc của UBND phường. Nói chung, bộ máy vận hành tốt, trơn tru. Chúng tôi cam kết mọi việc diễn ra bình thường, không bị ngắt quãng. Đặc biệt, chúng tôi sẽ không để người dân nào bị nhỡ việc. Điều quan trọng là khi xã chuyển thành phường, cán bộ phải kịp thời thay đổi nhận thức ngay để công việc trôi chảy và đảm bảo chất lượng…”.
Theo ANTD
Băn khoăn trước giờ làng hóa phố
Dù cùng lên quận đợt này, song phát triển đô thị tại các phường thuộc quận Bắc Từ Liêm rõ ràng kém hơn rất nhiều những "người anh em" ở quận Nam Từ Liêm. Các chuyên gia về đô thị cảnh báo, TP Hà Nội sẽ phải quan tâm nhiều hơn tới khu vực này để tránh những hệ lụy khi quá trình đô thị hóa tăng tốc mạnh mẽ.
Trụ sở quận Bắc Từ Liêm được bố trí tạm trong khu nhà tái định cư ở thôn Kiều Mai, xã Phú Diễn
Không hề đơn giản
Dù chỉ còn cách ngày lên quận 2 tuần, nhưng người dân quận Bắc Từ Liêm cũng không khỏi chạnh lòng vì trên thực tế, các xã trong quận này phần lớn vẫn giữ sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa, với sự hiện diện của các khu đô thị mới còn rất ít. Khác với khu vực Mỹ Đình - Mễ Trì với đường sá thênh thang, vô số tòa cao ốc, các xã như Tây Tựu, Thụy Phương, Liên Mạc... đường đi lối lại vẫn chật hẹp và hầu như chưa có bóng dáng của các nhà cao tầng. Không mấy hào hứng với việc lên quận, anh Nguyễn Văn Khánh, xã Tây Tựu nói: "Chúng tôi nghe nói lên phường sẽ được nhiều cái lợi, nhưng nói thật là người ta kinh doanh, buôn bán mới thích chứ chúng tôi nhà nông thì chỉ lo không còn đất canh tác thôi".
Ghi nhận thực tế này, nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội, ông Đào Ngọc Nghiêm cho biết, Hà Nội cũng đã từng đối diện vấn đề tương tự khi thành lập quận Hoàng Mai vào cuối năm 2003. Khi đó, một phần của huyện Thanh Trì được tách ra (để ghép với một số phường của quận Hai Bà Trưng, lập ra quận Hoàng Mai) cũng không mấy phát triển về đô thị so với phần còn lại. "Đã lên quận thì trước sau cũng đô thị hóa hết, song phải hết sức chú ý yếu tố đặc thù của những vùng đất đó. Việc chuyển các làng nghề, điểm dân cư nông thôn thành đô thị không hề đơn giản. Hà Nội đã có bài học từ Hoàng Mai, Long Biên khi xử lý vấn đề này. Các phường thuộc quận Bắc Từ Liêm rõ ràng cần được quan tâm hơn." - ông Đào Ngọc Nghiêm nói.
Các chuyên gia đô thị kiến nghị, ngay từ bước đi đầu tiên, Hà Nội sẽ phải chú trọng tới chính sách chuyển đổi nghề nghiệp, cơ cấu lao động tại Từ Liêm. Ông Đào Ngọc Nghiêm nói: "Gần 10 năm nay, huyện Từ Liêm đô thị hóa khá mạnh nhưng chưa làm tốt việc này. Người nông dân mất đất chưa được đào tạo nghề thích hợp. Phải tập trung chuyển sang hướng phi nông nghiệp thích hợp, để người dân ly nông nhưng không ly hương".
Phải thay đổi "tư duy làng xã"
Tỏ ra phấn khởi khi Từ Liêm lên quận, anh Lê Trung, cán bộ trẻ làm việc tại bộ phận "một cửa" của xã Phú Diễn cho rằng, công việc của mình chắc vẫn như vậy. Trái lại, lãnh đạo các xã lại chưa thực sự thấy yên tâm. Bí thư Đảng ủy thị trấn Cầu Diễn, ông Phùng Mạnh Dũng cho rằng, người dân sẽ có nhiều cái lợi khi Từ Liêm từ huyện lên quận, các xã đều trở thành phường. Hệ thống hạ tầng, điện đường, trường trạm chắc chắc sẽ được quan tâm đầu tư với tiêu chuẩn, quy chuẩn cao hơn trước đây vì đã thành quận nội thành của Thủ đô. Giá cả bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cũng sẽ cao hơn trước... "Song quyền lợi sẽ đi liền với nghĩa vụ, trách nhiệm" - ông Phùng Mạnh Dũng nói.
Phân tích một cách thận trọng, ông Phùng Mạnh Dũng còn băn khoăn về vấn đề nhận thức, cả của cán bộ và người dân Từ Liêm, đều không thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều. Lãnh đạo thị trấn Cầu Diễn nói: "Người ta đã quen đời sống nông thôn từ nhiều đời nay. Ở xã xưa nay vẫn "trong họ, ngoài làng". Chủ tịch, Bí thư xã có khi chỉ là con cháu trong họ thôi. Quản lý phường rất khác so với xã. Ngoại thành cũng khác nội thành. Xã làm gì có văn minh đô thị nhưng phường lại phải làm rất bài bản, nghiêm khắc. Không còn quản lý kiểu làng xã nữa."
Bí thư Đảng ủy thị trấn Cầu Diễn cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải ổn định được đội ngũ cán bộ. "Muốn thay đổi nhận thức, cần có thời gian. Theo tôi, huyện cần tập huấn, bồi dưỡng ngay để cán bộ nắm bắt được nghiệp vụ, không quá bỡ ngỡ hoặc để xảy ra sai sót khi từ xã lên phường." - ông Phùng Mạnh Dũng nói.
Chia sẻ quan điểm này, ông Đào Ngọc Nghiêm nói: "Mọi thứ đều cần thời gian rất dài để thay đổi. Hoàng Mai, Long Biên đã qua hơn 10 năm kể từ ngày thành lập nhưng cũng còn những khu vực chưa chuyển đổi hết. Nhiều việc đã khởi động từ năm 2003 tới nay nhưng hiện vẫn chưa xong".
Theo ANTD
Không tuyển dụng ồ ạt nhân sự 2 quận mới Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, từ 1-4, bộ máy hành chính của 2 quận mới gồm 23 phường (chia tách từ huyện Từ Liêm) sẽ chính thức đi vào hoạt động. Những công việc cuối cùng đang được gấp rút hoàn thành để bộ máy mới đi vào vận hành trơn tru ngay từ những ngày làm việc đầu tiên. Công nhân...