Không để người dân dùng thuốc giá cao
Dự thảo Luật Dược lần này đã bổ sung quy định biện pháp kiểm soát giá thuốc, thuốc có hàm lượng là để tránh việc người dân phải dùng thuốc giá cao một cách vô lý như hiện nay.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị phải giảm tối đa thủ tục hành chính. Ảnh: QH.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai, dự thảo lần này quy định theo hướng tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp dược và tập trung phát triển ngành công nghiệp bào chế, sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền vì đây là những thế mạnh của Việt Nam. Dự thảo lần này bổ sung quy định biện pháp kiểm soát giá thuốc bán trên thị trường, thuốc có hàm lượng lạ trong khâu đấu thầu, quy định giá bán tối đa, tối thiểu của thuốc. Đồng thời giữ quy định của Luật Dược hiện hành về công bố giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách Nhà nước và BHYT chi trả.
Trươc ý kiến đề nghị của đại biểu Quốc hội về quy định hạn chế số đăng ký thuốc nhập khẩu trên một hoạt chất để có thể kiểm soát giá và chất lượng dễ dàng hơn, bà Mai cho biết: Phương án này không được chấp nhận, bởi theo Bộ Y tế, trước đây bộ này đã ban hành danh mục hạn chế thuốc nhập khẩu có nhiều số đăng ký để phát triển sản xuất thuốc trong nước, nhưng khi gia nhập WTO đã bãi bỏ danh mục này. Ngược lại, dự thảo luật quy định theo hướng mở rộng dịch vụ bán thuốc, đáp ứng yêu cầu của nhân dân bằng việc áp dụng thủ tục ưu tiên, rút gọn khi nhập khẩu thuốc điều trị bệnh hiếm gặp. Đồng thời cho phép bán một số loại thuốc không kê đơn tại siêu thị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, do Việt Nam luôn phải nhập khẩu nguyên liệu nên giá thuốc luôn cao, vì thế Luật Dược sửa đổi phải đề cập đến vấn đề sản xuất thuốc. Từ quá trình sản xuất, kinh doanh, buôn bán, rồi sản phẩm thuốc đến tay người tiêu dùng, các công đoạn đó cần đưa vào Luật. “Bộ Y tế không phải Bộ Công Thương, không phải bộ làm ra thuốc, không phải đơn vị sản xuất ra thiết bị y tế, nhưng Bộ Y tế là đơn vị chăm sóc sức khỏe con người, có trách nhiệm quản lý chung nên phải quan tâm, có trách nhiệm trong lĩnh vực này”, Chủ tịch Quốc hội lý giải.
“Thủ tục hành chính bây giờ cay nghiệt, độc ác lắm, phải có tiền người ta mới cấp. Quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Vì thế cần phải giảm tối đa thủ tục hành chính”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị sau khi Luật Dược được sửa đổi, mặt hàng thuốc phải được sản xuất tốt, có nguyên liệu làm thuốc, khắc phục được tình trạng “chết trên đống thuốc”, ngăn ngừa tình trạng cho mượn, thuê bằng. “Người Việt Nam có quyền được dùng thuốc tốt nhất. Cửa hàng nào không đủ điều kiện phải rút ngay”, Chủ tịch Quốc hội nêu.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, nếu để Chính phủ quy định chính sách nhập khẩu dược liệu sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Vì thế cần phải quy định điều này ngay trong luật, tránh tình trạng luật ra rồi vẫn phải chờ nghị định. Ngoài ra để đảm bảo yếu tố cạnh tranh giữa thị trường trong và ngoài nước, ông Lưu đề nghị ngoài vấn đề số lượng, chất lượng cần phải đề cập đến yếu tố giá thành, tránh tình trạng người tiêu dùng phải dùng thuốc với mức giá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Video đang HOT
Thủ tục hành chính rất cay nghiệt
Vấn đề nhận được nhiều ý kiến nhất tại buổi làm việc là quy định thời hạn cấp chứng chỉ hành nghề dược. Dự thảo đưa ra hai phương án: Cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn 5 năm và phương án chỉ cấp một lần. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, dược cũng là một nghề như bác sĩ, kỹ sư chứ không phải một chức vụ có thời hạn. “Nếu đưa quy định cấp chứng chỉ hành nghề dược 5 năm một lần chỉ phát sinh thủ tục hành chính, mà thực chất là phát sinh tiêu cực”, ông Hiện đề nghị phải cắt bớt thủ tục hành chính để ngăn ngừa, do đó chỉ nên cấp chứng chỉ hành nghề dược một lần.
Cùng quan điểm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị chứng chỉ hành nghề dược cũng nên áp dụng như các ngành nghề khác, tuy nhiên kèm theo đó phải có định mức tiêu chuẩn và thường xuyên kiểm tra chặt chẽ. Mọi người có quyền tự do kinh doanh những mặt hàng không cấm, đối với mặt hàng thuốc càng hoan nghênh và chỉ cấm bán, cấm sản xuất thuốc giả.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Đông y chữa bệnh rất tốt, như chứng bệnh đau lưng, Tây y nói phải mổ, nhưng thầy thuốc Đông y chỉ điều trị 10 ngày khỏi ngay. Vậy mà vài ba năm lại thu chứng chỉ hành nghề của họ thì không được. “Thủ tục hành chính bây giờ cay nghiệt, độc ác lắm, phải có tiền người ta mới cấp. Quá nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân. Vì thế cần phải giảm tối đa thủ tục hành chính”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Theo_24h
Chủ tịch Quốc hội: Phát ngượng vì bị đại biểu bắt bẻ từng câu chữ
Nói về việc các ủy ban nghiên cứu, chuẩn bị các dự án luật khi đưa ra Quốc hội xem xét chưa thật chu đáo, để các đại biểu nhiều khi phải bắt bẻ về câu chữ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, nhiều khi ông "phát ngượng" khi nghe đại biểu bắt bẻ.
Sáng 14/7, trong khuôn khổ phiên họp thứ 39, UB Thường vụ Quốc hội đánh giá về kết quả kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, vừa bế mạc cuối tháng 6 vừa qua.
Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp của UB Thường vụ Quốc hội nêu nhận định, các phiên thảo luận tại tổ và hội trường sôi nổi, có chất lượng, hiệu quả, tính phản biện cao, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội thể hiện chính kiến của mình. Chất lượng các phiên thảo luận tổ đã được cải thiện do các vị đại biểu tham gia tích cực, ý kiến phong phú, thẳng thắn, không né tránh những vấn đề thời sự mà cử tri bức xúc, quan tâm như chống tham nhũng, lãng phí, giá xăng dầu...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu chất vấn đến cùng về trách nhiệm để chốt lại khóa XIII tại kỳ họp Quốc hội cuối năm nay.
Tuy nhiên, cho ý kiến về vấn đề này, một số vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vẫn cần cải tiến các phiên thảo luận theo hướng tăng tranh luận, bớt các bài chuẩn bị sẵn.
Dẫn chứng nhiều phiên thảo luận có trao đổi, tranh luận. Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội Trương Thị Mai nhận xét, không khí thảo luận như vậy rất lôi cuốn cả đại biểu và cử tri, báo chí cũng đặc biệt quan tâm, nhất là các phiên được truyền hình trực tiếp.
"Tiếc là chưa phải phiên nào cũng được như vậy. Có phiên thảo luận các bài phát biểu trùng nhau hết, nhiều khi nghe rất mệt. Cá nhân tôi thích đại biểu chuẩn bị nội dung phát biểu trong đầu và căn cứ phiên họp diễn ra thế nào để tham gia cho phù hợp" - Chủ nhiệm UB các vấn đề xã hội phát biểu.
Theo đó, bà Mai kiến nghị ở tất cả các phiên thảo luận, dù là nội dung giám sát hay xây dựng luật thì cũng nên bố trí thời lượng xen kẽ cho đại diện cơ quan soạn thảo nêu ý kiến tranh luận, bảo vệ quan điểm của mình hoặc là tiếp thu góp ý của các đại biểu khi thảo luận. Có như vậy mới tạo được không khí tranh luận trong các phiên họp. Còn nếu chỉ sắp xếp để đại diện cơ quan soạn thảo trình bày báo cáo chuẩn bị trước từ đầu phiên thảo luận thì nhiều khi các nội dung được phân tích, trình bày cũng lạc lõng so với hướng quan tâm, bàn bạc của đại biểu.
Theo Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý thì các phát biểu tại kỳ họp 9 được chuẩn bị tốt hơn.
"Chuẩn bị sẵn hay không đều có cái hay của nó, có những bài chuẩn bị bằng văn bản chỉ nói về một vấn đề nhưng rất sâu như của đại biểu Lê Thị Nga, còn nếu không chuẩn bị bằng văn bản thì đôi khi phát biểu lại lỏng lẻo", ông Lý nói.
Chủ nhiệm UB Pháp luật thẳng thắn nhận xét, ông chưa hài lòng với kết quả chất vấn khi nhiều vấn đề được nêu đi nêu lại nhiều lần, người hỏi rất tâm huyết mà người trả lời cũng tỏ ra sâu sát, thành khẩn nhưng kết lại, thực trạng không rõ, hiệu quả không rõ và trách nhiệm lại càng không rõ.
Chất vấn cuối khóa: Quyết không "đánh trống bỏ dùi"
Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 10 vào cuối năm nay, Văn phòng Quốc hội dự kiến Quốc hội làm việc 28 ngày, họp phiên trù bị và khai mạc vào thứ ba, ngày 20/10 và bế mạc vào thứ bảy, ngày 25/11/2015.
Riêng với nội dung chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị kỳ họp này sẽ đổi mới, sẽ chất vấn về việc thực hiện nghị quyết chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tức là chất vấn tổng thể chứ không chất vấn riêng ai.
Theo đó, Chính phủ, Chánh án TAND tối cao và Viện trưởng VKSND tối cao sẽ có báo cáo về kết quả thực hiện chất vấn của đại biểu từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015). Sau đó các vị đại biểu sẽ căn cứ vào nội dung các báo cáo này để chất vấn.
Nhẩm tính sau 9 kỳ họp đã có khoảng 150 vấn đề lớn được Quốc hội đặt ra tại các Nghị quyết sau mỗi phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần chọn khoảng 40 - 50 vấn đề trong số đó để tập trung chất vấn xem từ khi chất vấn đến nay đã làm những gì, những gì còn tồn tại, hướng giải quyết thế nào và trách nhiệm đến đâu.
"Cụ thể như hồ đập thủy điện đến nay thế nào, tái cơ cấu kinh tế đến giờ này ra sao... đại biểu hỏi ai thì người đó trả lời. Đây là đổi mới, đi đến cùng, không đánh trống bỏ dùi", Chủ tịch Quốc hội nói.
Ngoài ra, nhiệm kỳ công tác của nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước) cũng sẽ được xem xét, đánh giá tại kỳ họp Quốc hội sau cùng của khóa XIII.
Ông cũng lưu ý các ủy ban chuẩn bị các dự án luật cho kỳ họp tới thật chu đáo, đừng để đại biểu ra nghị trường thay vì nói về những vấn đề lớn lại phải bắt bẻ về câu từ, về tính thống nhất của dự án luật.
"Đại biểu có khi ngồi bắt bẻ về câu chữ trong dự thảo luật. Nghe đại biểu bắt bẻ câu chữ, tôi ngượng lắm, ngượng cho chúng ta vì những việc như thế còn để đại biểu nói" - Chủ tịch Quốc hội chia sẻ.
P.Thảo
Theo Dantri
Trưng cầu ý dân phải thể hiện đúng quyền "gật - lắc" của người dân Đã trưng cầu ý dân là người dân có quyền quyết định cao hơn cả Quốc hội, dân đã quyết là thực hiện, không làm lại. Trưng cầu ý dân về việc gì đơn giản là để người dân thể hiện ý chí "đồng ý" hay "không đồng ý", gật hoặc lắc một cách minh bạch... Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng...