Không để “một cú điện thoại to hơn các loại văn bản”
Làm sao khi Luật xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012 có hiệu lực thi hành không phải chờ Nghị định, nhất là không tiếp diễn tình trạng “một cú điện thoại to hơn tất cả các loại văn bản”?
Mới đây, Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật XLVPHC nhóm họp dưới sự chủ trì của Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên – Trưởng Ban soạn thảo.
Luật XLVPHC sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013. Ảnh minh họa
Đề xuất 14 nội dung cần hướng dẫn
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự – Hành chính Nguyễn Thị Kim Thoa (Tổ trưởng Tổ biên tập Dự thảo Nghị định), để hướng dẫn Luật XLVPHC dự kiến Bộ Tư pháp sẽ xây dựng 2 Nghị định thì Nghị định này có thể được coi là Nghị định “đinh” nhằm hướng dẫn những vấn đề chung nhất, bảo đảm thi hành khi Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2012. Để có cơ sở cho việc triển khai xây dựng Dự thảo Nghị định, Thường trực Tổ biên tập đã đề xuất phạm vi của Nghị định điều chỉnh 14 vấn đề chủ yếu.
Video đang HOT
Cụ thể như sau: nguyên tắc xử phạt nguyên tắc quy định và áp dụng hình thức xử phạt thẩm quyền của Chính phủ trong việc quy định biện pháp khắc phục hậu quả trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về XLVPHC thẩm quyền xử phạt thủ tục xử phạt công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức VPHC thi hành quyết định xử phạt VPHC trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản thủ tục nộp tiền phạt thủ tục xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu quy định về chứng từ thu, nộp tiền phạt giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp XLHC trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp XLHC quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp XLHC quy định về XLVPHC đối với người chưa thành niên.
Một thành viên Tổ biên tập cũng nêu lên một số vấn đề cụ thể cần xin ý kiến Ban soạn thảo, như tiêu chí (nguyên tắc) để xác định khi nào quy định và áp dụng các hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC, trục xuất là hình thức xử phạt chính, khi nào thì áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung có nên hướng dẫn thế nào là hậu quả lớn, có ảnh hưởng xấu…
Chỉ hướng dẫn những vấn đề chung nhất
Theo Luật XLVPHC có khoảng 20 điều được giao cho Chính phủ quy định chi tiết, trong đó có cả những điều cần được quy định chung và những điều thuộc các lĩnh vực chuyên ngành. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào đề xuất của Thường trực Tổ biên tập thì có nhiều nội dung không được Luật giao. Vì vậy đã có một số thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tỏ ra băn khoăn.
Đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh: Điều 142 Luật XLVPHC “khóa chặt” là Chính phủ chỉ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật. Tuy nhiên, đối với các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng, Luật chưa quy định khi nào áp dụng hình thức xử phạt chính, khi nào áp dụng cả hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Từ đó, vị này đề xuất: “cần hướng dẫn nguyên tắc áp dụng trong Nghị định này, nếu không quy định thì các Bộ, ngành áp dụng sẽ không thống nhất”.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Hoàng Quốc Hùng đặt câu hỏi: “Với quy định tại Điều 142, ngoài những điều, khoản được Luật giao mà Chính phủ thấy cần hướng dẫn thì có được hướng dẫn thêm hay không?”. Ông Hùng thẳng thắn cho rằng không nên hướng dẫn thêm và mạnh dạn kiến nghị Dự thảo Nghị định này cần đột phá, không đi theo “lối mòn” vẫn tồn tại từ bao nhiêu năm nay.
“Phải cương quyết như vậy để không tiếp diễn tình trạng Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư, Thông tư không bằng công văn của các Bộ, ngành và cú điện thoại cuối cùng là to nhất, to hơn công văn, Thông tư, Nghị định và Luật”, ông Hùng nói.
Nhiều thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập đồng tình với quan điểm của ông Hùng. Song cũng có ý kiến lo ngại, nếu chỉ hướng dẫn những điều, khoản mà Luật giao sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành của Chính phủ. Kết luận về vấn đề trên, Thứ trưởng Hoàng Thế Liên cho rằng, phải rà soát lại những điều, khoản cần quy định chi tiết theo ủy quyền của Quốc hội, đồng thời cũng hướng dẫn những điều, khoản chưa rõ để bảo đảm thi hành, nhưng phải “chọn” đúng các vấn đề thực sự “vướng mắc”, “xác đáng”.
Theo Dantri
Đội bóng cũ của bầu Hiển sắp bị xóa sổ
Do không đủ kinh phí hoạt động sau khi bầu Hiển rút toàn bộ số vốn, lãnh đạo đội bóng Đà Nẵng quyết định giải thể CLB trẻ Đà Nẵng đang chơi ở giải hạng Nhất.
Bầu Hiển rút lui gây khó khăn lớn cho bóng đá Đà Nẵng. Ảnh: TTVH.
Cho đến hôm qua VFF vẫn chưa nhận được báo cáo từ phía Đà Nẵng nhưng gần như chuyện đội trẻ Đà Nẵng bỏ giải sẽ xảy ra.
Bài toán kinh tế đang thực sự nan giải với các CLB. Chỉ là đội hạng nhất nhưng mỗi năm, CLB trẻ Đà Nẵng tiêu tốn trên 40 tỷ đồng. Trong thời buổi thắt chặt chi tiêu, đó là số tiền khó kham nổi với lãnh đạo đội bóng. Chính vì thế, ngay sau khi kết thúc mùa giải 2013, phía lãnh đạo CLB đã có chủ trương bán đội bóng. Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Bùi Xuân Hòa, chẳng có ai mua cả, nên bất đắc dĩ phải chọn giải pháp giải thể.
"Giờ các doanh nghiệp đang lao đao vì khủng hoảng, việc chuyển giao đội bóng cho một đối tác quả rất khó khăn. Nhưng việc xóa tên cũng không phải dễ gì, khi việc này còn liên quan đến quyết định của thành phố nữa. Sau khi được đồng ý, chúng tôi đã quyết định không duy trì đội hạng Nhất từ mùa giải tới. Nhiều cầu thủ đã gặp hoặc gọi điện trách móc chúng tôi, tôi cũng buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao", ông Hòa tâm sự.
Với những cầu thủ có khả năng và có thể phát triển, sẽ được chuyển lên đội chuyên nghiệp. Những cầu thủ không đảm bảo chất lượng phục vụ, sẽ được chuyển nhượng hoặc cho nghỉ. Những VĐV lớn tuổi ở đội hạng Nhất và hết hợp đồng cũng được thanh lý.
Theo ông Hòa, sẽ có khoảng hơn 10 cầu thủ của trẻ Đà Nẵng được đôn lên chơi đội một ở V-League, số còn lại đã phải ra đường. Trong tình cảnh hiện tại, lãnh đạo đội bóng sẽ tập trung đầu tư cho một đội ở V-League và cố gắng duy trì các đội trẻ. Tuy nhiên, với việc giải thể đội hạng Nhất, ông Hòa thừa nhận có lẽ còn lâu nữa mới khôi phục được lại. "Mùa giải tới Đà Nẵng sẽ có nhiệm vụ bảo vệ ngôi vô địch và tham dự AFC Cup nên chúng tôi buộc phải có những tính toán hợp lý. Nhân sự đội bóng cố gắng giảm đến mức tối đa, nhưng không phải cứ bán là được bởi thị trường chuyển nhượng đang đóng băng. Đây là khó khăn chung của các đội V-League, cũng khiến chúng tôi an ủi phần nào", ông Hòa buồn rầu cho biết.
Không chỉ giải thể đội hạng Nhất, phía Đà Nẵng còn có kế hoạch sát nhập đội U11 và U13 làm một, để giảm bớt chi phí. "Thực tế, nguồn thu của chúng tôi rất ít và chủ yếu bằng nguồn thu quảng cáo với nhiều hình thức. Vì thế, chúng tôi đang xem xét việc duy trì hay không các tuyến U11 và U13", ông Hòa cho biết.
Như vậy, ngoài đội trẻ Đà Nẵng, một đội hạng nhất khác của bầu Kiên là trẻ Hà Nội cũng có nguy cơ giải thể. Hạng Nhất mùa giải 2013 đang có khả năng chỉ có 12 đội tham dự.
Theo Ngôi sao
Chất vấn việc thực hiện lời hứa của 9 Bộ trưởng Chương trình dự kiến kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII (tháng 10 tới), ngoài 2 ngày chất vấn như thông lệ, Quốc hội dành một buổi sáng để các Bộ trưởng đã đăng đàn tại kỳ họp thứ 2, thứ 3, trả lời về việc thực hiện lời hứa với người dân. Qua gần 2 năm nhậm chức trong nhiệm kỳ...