“Không để lợi ích nhóm chi phối khi đánh giá tín nhiệm lãnh đạo”
“Đại biểu Quốc hội khi bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm nên xuất phát từ lợi ích của người dân, xã hội, đừng để bị chi phối bởi lợi ích nhóm, lợi ích gia đình, cá nhân, gạch tên một người chỉ vì cái lợi riêng” – đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa trao đổi trước giờ lấy phiếu tín nhiệm 48 lãnh đạo chủ chốt.
Không nhìn sự kiệt cá biệt để chụp mũ!
- Trước phiên lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt của nhà nước, tại thời điểm này, nhiều đại biểu Quốc hội vẫn trăn trở về việc làm sao để đánh giá được khách quan, chính xác hoạt động của tới gần 50 người đảm nhiệm những vị trí, công việc, lĩnh vực hết sức khác nhau. Ông sẽ sử dụng công cụ nào để “đo đếm”, đánh giá các lãnh đạo?
- Đánh giá một chức danh, tôi đối chiếu việc hoàn thành trách nhiệm của người đó với nhiệm vụ, lĩnh vực được giao phụ trách xem những biện pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành có đạt yêu cầu không, có đem lại chuyển biến tốt lên, cải thiện hơn cho tình hình không.
Kể cả là với những vấn đề tồn đọng từ hàng chục năm về trước của ngành nhưng từ lúc được giao phụ trách, người lãnh đạo có làm gì để cho thấy có sự đổi mới trong vấn đề đó không, nhìn vào đó có thể đánh giá. Chỉ là cái được thừa kế những dù gì, sau một vài năm nắm ngành, nếu tình hình vẫn không có gì hơn thì rõ ràng vị “tư lệnh” đó không đạt yêu cầu.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: “Quan chức càng cao càng phải minh bạch và công khai, chẳng những chỉ là công việc mà còn cả đời tư”
Như vậy, đánh giá công tâm, khách quan, theo tôi, là phải nhìn vào cả quá trình, đừng vì một số sự việc cá biệt mà chụp mũ. Thực tế là người phụ trách một ngành, lĩnh vực nào thì cũng khó tránh thiếu sót, vấp váp, khuyết điểm. Vậy thì cần nhìn nhận xem sự việc cá biệt xảy ra phản ánh trình độ, đạo đức, lối sống của người đó thế nào mà đánh giá.
Ngoài ra, người đại biểu cũng đừng để bị chi phối bởi lợi ích nhóm khi đánh giá một người phụ trách ngành, lĩnh vực thì mới đảm bảo sự công tâm.
- Ông nói đến chuyện tránh tình trạng lợi ích nhóm khi đánh giá tín nhiệm lãnh đạo, cụ thể lợi ích nhóm có thể chi phối đó là gì?
- Đại biểu Quốc hội khi bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm thì nên xuất phát từ lợi ích của nhân dân, xã hội chứ đừng vì trong gia đình mình bị ảnh hưởng bởi một chính sách nào đó mà thành kiến với người lãnh đạo phụ trách lĩnh vực.
Gạch tên một cán bộ nào đó chỉ vì lợi ích riêng, lợi ích nhóm, cục bộ thì rất không nên.
Tính “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm thấp” khá trừu tượng
- Tiêu chí ưu tiên trong đánh giá tín nhiệm của ông?
- Việc lấy phiếu có cái khó là không có một bảng “chấm điểm”. Nếu xây dựng được một bảng điểm thì việc đánh giá cụ thể hơn việc tính “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm thấp” khá trừu tượng như này, buộc các đại biểu Quốc hội phải thu thập thông tin để đưa ra đánh giá.
Video đang HOT
Tôi thấy có một điểm đáng quan tâm là khi đánh giá các chức danh cao cấp mà mỗi người đều phụ trách một lĩnh vực rất quan trọng của đất nước, người ta hay nghĩ ngay đến hình ảnh một “tư lệnh” ngành. Nhưng điều cần phải thấy là ngoài việc có trách nhiệm với ngành, lĩnh vực thuộc chuyên môn của mình, cán bộ cấp đó còn phải có vai trò là chính trị gia.
Theo đó, mỗi chính sách, hành động, lời phát biểu của người đó cần phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân. Chịu trách nhiệm chính trị thì người đó cũng cần có ý thức trách nhiệm cao với chủ quyền đất nước. Rất nhiều trường hợp một Bộ trưởng phải làm việc với đối tác nước ngoài và quyết sách đưa ra đôi khi tác động không nhỏ tới vấn đề chủ quyền. Vậy thì người đó không được chủ quan, không được phép có những quyết sách, những phát ngôn, hành động cho thấy tư tưởng không kiên quyết bảo vệ chủ quyền.
Với tôi, ngoài vai trò là tư lệnh ngành, lĩnh vực phụ trách của mỗi chức danh, tôi còn đánh giá trên tiêu chí đó. Làm chuyên môn, quản lý trên lĩnh vực của mình có tốt nhưng nếu có những đề xuất, phát biểu thể hiện sự mất cảnh giác, hành động không tôn trọng lợi ích của nhân dân, của dân tộc, với tôi, sẽ ảnh hưởng lớn tới tín nhiệm của người đó. Đó là một tiêu chí trong đánh giá của tôi.
- Vậy với cá nhân ông, để việc đánh giá được công tâm, khách quan, thông tin về những người được lấy phiếu đến với ông từ những nguồn nào?
- Với những đại biểu thông thường, không giữ chức vụ, không phải công chức như tôi thì nguồn thông tin trước hết là do các cơ quan của Quốc hội cung cấp. Nguồn thông tin thứ 2 là qua cử tri, nguồn thông tin thứ 3 là qua báo chí, nguồn thông tin thứ 4 là qua chính những chính sách, quyết định do người phụ trách ngành/lĩnh vực cụ thể ban hành. Đọc một thông tư, một nghị định, tôi cũng có thể đánh giá là nó sẽ tốt hay không tốt cho cử tri, người dân.
Quan trọng nhất, người có trách nhiệm cao với lá phiếu của mình thì phải tìm hiểu các vấn đề cho thật cặn kẽ, đánh giá toàn diện, cả quá trình. Bỏ phiếu có trách nhiệm nghĩa là trách nhiệm cả với người được đánh giá và với bản thân mình, với Quốc hội, với cử tri.
Trình độ đồng đều nhưng bản lĩnh mỗi Bộ trưởng khác nhau
- Lá phiếu của mỗi đại biểu Quốc hội được cho là không chỉ của cá nhân mà còn là những lá phiếu của cử tri gửi gắm. Vậy trước khi lấy phiếu tín nhiệm, đại biểu Quốc hội như ông có trao đổi với cử tri để có căn cứ đánh giá các lãnh đạo?
Với cử tri thì cũng có nhiều hình thức trao đổi. 3 năm qua, trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội đều có hoạt động tiếp xúc cử tri, thông tin từ đó rất quan trọng. Rồi mỗi người trong công việc, sinh hoạt hàng ngày của mình đều tiếp xúc với người dân, từ việc đi chợ, đi taxi, tiếp xúc với doanh nghiệp. Như vậy, thông tin từ cử tri chính là nguồn thông tin trước nhất.
Ngoài ra, mình cũng là người dân, là cử tri, mình cũng có trải nghiệm trên những lĩnh vực các cán bộ lãnh đạo phụ trách, mình cũng biết chứ.
- Đây là lần thứ 3 tham gia bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm các chức danh, ông có nhận thấy sự thay đổi tích cực của những người điều hành trên các lĩnh vực của mình?
Hiện tôi chưa thể phát biểu về từng chức danh cụ thể nhưng riêng về Chính phủ, có thể thấy, trình độ, năng lực của các thành viên Chính phủ khá là đều tay. Nhưng trình độ, năng lực là một chuyện, thực tế công tác điều hành, phản ứng trước diễn biến của tình hình, cách ban hành chủ trương chính sách ứng phó, giải quyết lại là câu chuyện khác. Phần này mới thể hiện bản lĩnh của người Bộ trưởng và phần đó thì rất khác nhau ở mỗi người.
- Được biết, trước khi kỳ họp bắt đầu, bản báo cáo, kiểm điểm của tất cả các chức danh được lấy phiếu lần này đã được gửi tới các đại biểu. Ông trao đổi với cử tri của mình thế nào về những nội dung này để việc đánh giá tín nhiệm phản ánh được đúng nguyện vọng của cử tri?
Các báo cáo được đóng dấu mật. Về lâu dài, tôi nghĩ cần sửa đổi việc này. Nguyên tắc chung trong quản lý nhà nước, những người quan chức càng cao thì quyền riêng tư của họ càng bị hạn chế. Nói cách khác với quan chức càng cao càng phải minh bạch và công khai, chẳng những chỉ là công việc mà còn cả đời tư của họ. Như vậy thì những bản kiểm điểm của người được đánh giá tín nhiệm chẳng có gì là bí mật cả, mà đã in ấn, phát hành cho gần 500 đại biểu rồi, còn gì mà “mật” nữa.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo
Theo Dantri
Vũ Đình Duy: Điển hình lên rất nhanh, thất thoát ngàn tỷ rồi trốn mất
Nói về tham nhũng quyền lực mà cụ thể là chạy chức, chạy quyền, ĐB Trương Trọng Nghĩa dẫn chứng vụ Vũ Đình Duy là điển hình của việc đi lên rất nhanh, được giao bao nhiêu dự án hàng nghìn tỷ đồng, gây thất thoát lớn rồi trốn ra nước ngoài.
Góp ý báo cáo về phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ tại phiên họp toàn thể UB Tư pháp chiều nay, ĐB Trương Trọng Nghĩa hoan nghênh Chính phủ nỗ lực gây sức ép để các bộ, ngành cắt giảm thủ tục.
Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ cắt giảm thì tác động không lớn mà vấn đề của bộ máy hành chính là công khai, minh bạch, đơn giản hóa, mẫu hóa các quy trình.
ĐB Trương Trọng Nghĩa
"Vì sao tham nhũng nhiều, vì sự tắc trách và trì hoãn, cứ nộp hồ sơ lên chờ hoài không thấy nói câu nào, chỉ hứa hẹn. Vì trì hoãn thế nên người dân phải móc phong bì ra chạy, hoặc thông qua dịch vụ", ông dẫn chứng.
ĐB TP.HCM đề nghị kiểm soát quy trình của tất cả các dịch vụ công. Cán bộ công chức nào để xảy ra ách tắc thì phải kỷ luật.
Tốn cả tỷ đồng một chân công chức thì phải "thu hồi vốn"
Nói đến nhân sự, ĐB Nghĩa cho rằng, các khâu bổ nhiệm, tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng... chạy vào ngành nọ ngành kia ai cũng biết.
"Đã bỏ tiền ra chạy vào công chức thì không thể nào trong sạch được, phải tìm cách thu hồi lại vốn", ông Nghĩa nói.
ĐB Nghĩa đề nghị cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế... rà soát, siết lại hết xem khâu tuyển dụng, bổ nhiệm thế nào. Bởi, vừa rồi tuyển dụng, bổ nhiệm ào ạt, đi tắt, cho thấy có tiêu cực, tham nhũng.
"Những anh đó sẵn sàng đóng vai trò tích cực làm GĐ này, GĐ kia, làm dự án hàng nghìn tỉ đồng gây thất thoát lớn rồi trốn ra nước ngoài. Anh Duy (Vũ Đình Duy - PV) bây giờ vẫn đang ở Đức chẳng hạn. Anh này là điển hình vào, đi lên rất nhanh, được giao bao nhiêu dự án mà giờ thành vụ án chúng ta đang xử", ông dẫn chứng.
Không chỉ 1 mà là vài ba sân sau
Theo ĐB Nghĩa, nếu thực sự muốn chống tham nhũng, cần tiếp tục kiểm soát, điều tra xác minh những người giàu bất thường, có tài sản bất minh nhưng chưa bị phát hiện.
Ông Nghĩa cũng băn khoăn: "Nhiều vụ án người dân hoan nghênh nhưng xem ra các vụ chúng ta làm, kể cả vụ Vinashin... không thấy tham nhũng bao nhiêu, dù thiệt hại mấy chục nghìn tỷ. Chỉ thấy thiếu trách nhiệm, sai quy trình".
ĐB Nguyễn Bá Sơn
Ông Nguyễn Bá Sơn, Phó đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH Đà Nẵng cho rằng câu chuyện này lâu rồi, cách đây cả chục năm nhưng gần đây cảm nhận nó là một việc phổ biến của các DN lớn, có sân sau.
"Không chỉ 1 mà là vài ba sân sau. Chúng ta có thống kê bao nhiêu và có thái độ như thế nào với vấn đề này. Cái này không khó nếu theo dõi dòng vốn di chuyển. Chúng ta phải có giải pháp giảm thiểu và tiến đến làm sạch hiện tượng này", ĐB Sơn nhấn mạnh.
Ông cũng nêu hiện tượng tham nhũng thông qua quản lý sử dụng đất đai. "Tôi cảm nhận không phải câu chuyện trái pháp luật nữa mà thực hiện đúng quy trình pháp luật.
Đất đai tài sản toàn dân, người ta mang giao cho 1 cá nhân, chủ thể nào đó, vốn là loại đất khác chứ không phải đất chia lô bán nền, sau đó chuyển đổi và lập tức bán ra giá trên trời. Nguồn lực nhà nước bị xâm hại chỗ này rất lớn", Phó đoàn Đà Nẵng đề nghị có đánh giá, nhận diện tham nhũng đất đai.
Phó chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường
Thay mặt nhóm nghiên cứu phòng chống tham nhũng của UB Tư pháp, Phó chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Cường cũng nhìn nhận có biểu hiện "lợi ích nhóm", sân sau.
Ông Cường dẫn chứng bài viết của VietNamNet ghi lại ý kiến của Bộ trưởng KH - ĐT Nguyễn Chí Dũng góp ý cho đề án hội nghị TƯ7 về cán bộ cấp chiến lược có nêu rõ: "Nhiều lãnh đạo tỉnh có cả DN sân sau đặt trụ sở ngay tại nhà mình, không nghĩ phát triển cho tỉnh mà chỉ nghĩ đi xin TƯ, được dự án nào thì nghĩ cách tạo lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm, ủng hộ tùy tiện nhà thầu này, nhà thầu kia...".
Nhóm nghiên cứu đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành cần tập trung khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ, những sai phạm của cán bộ, công chức khiến dư luận bức xúc; thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp và cán bộ được quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.
Theo VNN
Thủ tướng: Đừng "mặc áo quá đầu" trong chi tiêu ngân sách "Đừng mặc áo quá đầu", phải "liệu cơm gắp mắm" để giữ cân đối ngân sách", đây là những lưu ý đặc biệt được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi tại phiên thảo luận tổ sáng nay (24.10) về tình hình kinh tế xã hội năm 2018. Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, ĐBQH Hoàng Quang Hàm - Thường trực...