‘Không để khó khăn, thách thức ảnh hưởng phát triển kinh tế – xã hội’
Trước những diễn biến kinh tế từ đầu tháng 5 phát sinh khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, tại phiên họp thường kỳ tháng 5/2014, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành thực hiện hiệu quả giải pháp ổn định sản xuất, môi trường đầu tư, không để khó khăn, thách thức ảnh hưởng phát triển kinh tế, xã hội.
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ cho rằng, những diễn biến phức tạp ở Biển Đông khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây những tác động nhất định đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có việc một số người lợi dụng biểu tình đã có hành vi vi phạm pháp luật, phá hoại tài sản của doanh nghiệp tại một số địa phương, trong đó có doanh nghiệp FDI.
Thực hiện hiệu quả giải pháp ổn định sản xuất, môi trường đầu tư
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự tích cực vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, tình hình đã nhanh chóng ổn định trở lại, hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và tiếp tục đà tăng trưởng và phát triển, đảm bảo được sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2014. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bằng việc chủ động cung cấp thông tin trung thực, kịp thời, nhân dân cả nước đồng tình với các chủ trương và giải pháp đấu tranh với Trung Quốc, cả trên thực địa và đấu tranh ngoại giao của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dư luận quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam trên Biển Đông.
Các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Đức Đam đề nghị phải tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại; kiên quyết không để tái diễn các vụ việc đáng tiếc, đồng thời chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về những diễn biến ở Biển Đông, tránh để kẻ xấu và thế lực thù địch lợi dụng tình hình, kích động, gây bất lợi.
Nhiều thành viên Chính phủ đề xuất các bộ, ngành chức năng và các địa phương cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp bị thiệt hại ở một số địa phương vừa qua; xây dựng phương án cung ứng lao động thay thế kịp thời cho lực lượng lao động bị thiếu hụt trong mọi tình huống; củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam, thu hút khách du lịch tại các thị trường quốc tế qua các kênh.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho hay, hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường; các dự án do doanh nghiệp Trung Quốc làm tổng thầu hoặc tham gia đầu tư, xây dựng, tiến độ vẫn đảm bảo và không bị ảnh hưởng bởi các vụ việc vừa qua. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề xuất bên cạnh công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, cần tiếp tục duy trì bình thường hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại, đầu tư Việt Nam-Trung Quốc.
Về lĩnh vực ngân hàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết, hoạt động ngân hàng thời gian qua tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, bảo đảm an toàn của toàn hệ thống. Các nhà đầu tư là các ngân hàng nước ngoài, trong đó có các ngân hàng của Trung Quốc, tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ và mong muốn được đầu tư lâu dài vào thị trường Việt Nam.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị các bộ, ngành chức năng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ NNPTNT trong thực hiện giải pháp mở rộng thị trường nông sản, nhất là sản phẩm nông sản chủ lực; tăng cường kiểm tra, quản lý thị trường hàng hóa nói chung, bảo đảm cân đối cung cầu, chống đầu cơ, buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đề nghị Chính phủ quan tâm, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ ngư dân đóng tàu vỏ sắt; tiếp tục quan tâm hỗ trợ vốn cho các địa phương kiên cố hóa kênh mương, thực hiện xây dựng nông thôn mới.
Nhận định xu hướng phục hồi kinh tế là tốt, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh lưu ý cần kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong phát triển kinh tế-xã hội; thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; quan tâm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các bộ, ngành chức năng tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh; chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng sắp tới; kiểm soát chặt chẽ giá sữa.
Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Bắc Son đề nghị Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ nhiều hơn nữa cho ngư dân ra khơi bám biển, qua đó góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia; các cơ quan truyền thông tiếp tục thông tin trung thực, khách quan về những diễn biến ở Biển Đông cũng như đường lối, chính sách, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Video đang HOT
Việc đẩy nhanh tiến độ, ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các công trình dự án trọng điểm quốc gia; thúc đẩy giải ngân vốn ngân sách, ODA, FDI; tiếp tục điều hành đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ; kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… là những vấn đề lớn được các thành viên Chính phủ thảo luận trong phiên họp.
Bảo vệ vững chắc chủ quyền bằng biện pháp hòa bình
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, việc Trung Quốc ngang nhiên đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Trước tình hình nêu trên, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc bằng các giải pháp hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý không để khó khăn, thách thức ảnh hướng đến việc phát triển kinh tế-xã hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Từ việc làm ngang ngược của Trung Quốc, cả dân tộc Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ, cực lực phản đối, lên án. Trong phản đối, ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng biểu tình tự phát, trong đó có một số người bị kích động, dẫn tới manh động, vi phạm pháp luật và đã phá hoại tài sản của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nước ngoài. Trước tình hình này, chúng ta đã kịp thời chỉ đạo xử lý dứt điểm, không để tái diễn, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp một cách hết sức chân thành, qua đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị phá hoại đã trở lại bình thường.
Trước vụ việc giàn khoan Hải Dương 981, chúng ta đã thực hiện đấu tranh hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cụ thể, trong gần 1 tháng qua, Việt Nam đã có trên 30 cuộc giao thiệp với lãnh đạo các cấp của Trung Quốc để công khai nói rõ với Trung Quốc về hành vi sai trái của họ; thể hiện ý chí của Việt Nam trong việc kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan hạ đặt trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; cùng với đó, Việt Nam cũng đã đấu tranh trên thực địa bằng việc duy trì lực lượng tàu chấp pháp, tàu cá ở khu vực giàn khoan mà Trung Quốc hạ đặt trái phép, đồng thời thông tin, tuyên truyền cho nhân dân, dư luận trong nước và quốc tế về những hành động phi pháp của Trung Quốc ở vùng biển của Việt Nam.
Qua đấu tranh ngoại giao đã thể hiện ý chí của Việt Nam trong việc kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan hạ đặt trái phép; thể hiện rõ thiện chí của Việt Nam là mong muốn xử lý vấn đề này bằng hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế; các giải pháp đấu tranh với Trung Quốc nhận được sự đồng thuận trong nhân dân; các nước trên thế giới cũng lên tiếng ủng hộ việc làm chính nghĩa của Việt Nam, phê phán, lên án các hành vi sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, chủ trương của Việt Nam là tiếp tục kiên quyết đấu tranh trên thực địa, khẳng định chủ quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế bằng lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư, bằng tàu cá để cản phá, xua đuổi các tàu của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan hạ đặt phi pháp khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Việt Nam cũng tiếp tục kiên trì, kiên quyết đấu tranh bằng con ngoại giao để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc bằng các biện pháp hòa bình; biện pháp đấu tranh bằng pháp lý sẽ được lãnh đạo cấp cao cân nhắc quyết định việc áp dụng một cách phù hợp theo luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, Việt Nam sẽ tiếp tục công khai với dư luận và cộng đồng quốc tế về các hành vi sai trái, ngang ngược của Trung Quốc một cách trung thực, khách quan thông qua các kênh.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ làm hết sức mình để gìn giữ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, đảm bảo quan hệ bình thường trên các lĩnh vực khác; tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư vì lợi ích của cả hai bên, đồng thời cũng phải tính toán, xây dựng các phương án nhằm ứng phó với những biến động, bất lợi có thể phát sinh trong các quan hệ kinh tế cụ thể giữa hai nước.
Không để khó khăn, thách thức ảnh hưởng phát triển KT-XH
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tuy có bị tác động nhất định bởi vụ việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, song những tác động này không lớn. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định theo chiều hướng tốt lên; công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tiếp tục đà tăng trưởng; các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, giảm nghèo,… có nhiều chuyển biến và đạt những kết quả tích cực; thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng;…
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn những hạn chế, như tổng cầu và tín dụng tăng chậm, số doanh nghiệp phá sản vẫn ở mức cao, hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn.
Đề cập tới nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng nêu rõ, trước hết cần đặc biệt quan tâm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; cải thiện môi trường, thu hút đầu tư, đồng thời quyết liệt hơn nữa trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.
Tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô; tăng tổng cầu; rà soát, vừa xử lý nợ xấu, vừa tăng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp xuất khẩu; tiếp tục quan tâm mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu; kiểm soát tốt thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán, không để xảy ra biến động ở những thị trường này; thực hiện hiệu quả việc quản lý giá cả thị trường, đặc biệt là giá sữa, kịp thời điều chỉnh những chính sách không phù hợp liên quan đến giá sữa; quyết liệt trong phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.
Chú trọng hơn nữa đến công tác phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, giảm nghèo, cải cách hành chính; thực hiện đúng tiến độ xây dựng các nghị định, luật, thông tư; không để chậm, để nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền; các bộ, ngành, địa phương chủ động cung cấp thông tin một cách trung thực, khách quan cho dư luận, báo chí về mọi mặt của tình hình kinh tế-xã hội, nhằm tạo đồng thuận, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra cho năm 2014 và các năm tiếp theo.
Theo Chinhphu.vn
Thủ tướng kiểm tra công trình Nhà Quốc hội giai đoạn "chạy nước rút"
Chiều 24/5, đột xuất kiểm tra công trường thi công Nhà Quốc hội trong giai đoạn chạy nước rút khi chỉ còn 3 tháng nữa là đến hạn bàn giao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các đơn vị chức năng quyết liệt, tập trung hoàn thành cho được công trình đúng hạn.
Trong buổi làm việc với Thủ tướng, Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới Nguyễn Tiến Thành báo cáo, một khó khăn mới phát sinh trong giai đoạn hoàn thiện công trình là đơn vị thi công phát hiện một hố khảo cổ với các hiện vật có dấu hiệu là một chiếc giếng ở sát khu vực đường dẫn thứ 3 xuống gara ngầm của tòa nhà. Thông tin này mới được chuyển đến BQLDA ngày 21/5 vừa qua. Ô đất phát hiện hố khảo cổ có diện tích khoảng 400m-500m2, tương đương vị trí đỗ của khoảng 40 ô tô khi gara ngầm hoàn thành.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trình bày thêm về phương án làm trần, ốp tường tại công trình Nhà Quốc hội.
Việc này dẫn đến 2 phương án, di dời hiện vật ra khỏi khu vực thi công hoặc giữ để bào tồn tại chỗ, làm một giếng trời với trần kính để quan sát được hiện vật ở dưới sâu (không tổ chức bảo tàng được).
Dù có vướng mắc phát sinh, ông Thành cam kết sẽ hoàn thành công trình Nhà Quốc hội kịp để phục vụ kỳ họp thứ 8 khóa XIII diễn ra trong tháng 10, 11 năm nay.
Trưởng BQL khu di tích thành cổ Hà Nội Phan Duy Thắng cho biết, phương án "bê" di tích mới phát hiện ở khu vực thi công bãi đỗ xe ngầm của Nhà Quốc hội khó thực hiện vì hiện vật nằm rất sâu, kết cấu địa chất phức tạp, khó "bóc" được nguyên vẹn. Khối lượng đất đá phải bóc dỡ nếu tiến hành theo cách này rất lớn. Di tích đưa lên cũng dễ nát vỡ, khó giữ được nguyên vẹn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gợi ý khoanh lại ô đất có hố khảo cổ, làm trước 2 cửa xuống gara ngầm, giữ nguyên khu vực để nghiên cứu, đánh giá tiếp. Thủ tướng yêu cầu các nhà khoa học phải xác định cho được giá trị, ý nghĩa của di tích để có phương án bảo tồn tương xứng.
Công nhân thi công hạng mục "treo" đá ốp tường, cột tại đại sảnh tòa nhà.
Báo cáo thêm với Thủ tướng về tiến độ công trình, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nêu rõ, Nhà Quốc hội là một công trình có khối lượng công việc rất lớn, thời gian thi công lại gấp gáp. Công trình yêu cầu phải hết sức an toàn. Phòng họp lớn có hệ thống cơ điện, thiết bị âm thanh, mạng phức tạp trong khi thời gian chạy thử rất "eo hẹp".
So với Trung tâm Hội nghị Quốc gia, ông Dũng cho rằng, công trình này còn phức tạp hơn vì để đáp ứng yêu cầu sử dụng liên tục cả tháng mỗi kỳ họp, chỉ một trục trặc nhỏ như hệ thống âm thanh không hoạt động cũng sẽ làm gián đoạn kỳ họp.
"Làm một cái đập có thể rất nhanh nhưng công việc đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề cao, thi công phức tạp như này lâu hơn nhiều" - Bộ trưởng Dũng khái quát.
Ông Dũng khẳng định sẽ huy động mức cao nhất nhân lực, thiết bị cho công trình để nhất quyết hoàn thành, bàn giao Nhà Quốc hội đúng thời hạn, không "xin lùi" lần nữa.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng "chốt" yêu cầu bàn giao công trình trước 31/8/2014
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giải thích, ban đầu có ý kiến đề xuất xin lùi tiến độ công trình thêm 1 tháng, tức kỳ họp tới, Quốc hội vẫn khai mạc, nửa đầu kỳ "họp nhờ" tại Hội trường Bộ Quốc phòng, nửa sau cho đến lễ bế mạc thì ở "nhà mới".
Với quyết tâm không tiếp tục chậm tiến độ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, 31/8 phải đảm bảo hoàn thành mọi hoạt động (trừ gói thầu lắp đặt trần phòng họp chính) để trong tháng 9 đến nửa đầu tháng 10 tiến hành chạy thử nghiệm chương trình, tổ chức một số cuộc họp lớn tại Nhà Quốc hội để thử tải.
Tuy nhiên, ông Hải cũng quán triệt quan điểm "không đổi chất lượng lấy tiến độ, đảm bảo an toàn tuyệt đối trên công trình".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại ý nghĩa của Nhà Quốc hội mới khi qua nhiều lần, nheièu khoa bàn bạc mới quyết định được việc xây dựng công trình mới trên nên của Hội trường Ba Đình cũ. Thủ tướng cũng ước lượng, đây có lẽ là công trình trụ sở có vốn đầu tư xây dựng lớn nhất từ trước tới nay, cũng là công trình hiện đại bậc nhất.
Nhận định quá thi công có khó khăn khi công nhân Việt Nam chưa đủ kỹ thuật, chuyên nghiệp nhưng Thủ tướng nhắc lại, từ thiết kế, tư vấn thiết kế đều thuê nhà thầu nước ngoài, khâu thi công nếu không phải do người Việt làm thì công trình cũng mất ý nghĩa. Vậy nên Chính phủ đã cương quyết giao Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư dự án.
Phòng họp chính của Nhà Quốc hội nhìn từ tầng 3.
Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của BQLDA, các nhà thầu, đơn vị thi công, các Bộ, ngành và Hà Nội đã cùng quyết tâm để công trình đi được đến giai đoạn hoàn thiện suôn sẻ, đảm bảo như hiện nay.
Khối lượng công việc còn lại rất lớn với quyết tâm bàn giao trước 31/8/2014, Thủ tướng ghi nhận tinh thần làm việc của anh em nhưng cũng lưu ý giai đoạn hoàn thiện mỗi ngày có hàng nghìn người trên công trường, sẽ rất phức tạp nếu công tác quản lý không chặt chẽ, khoa học.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các nhà thầu đảm bảo về tiến độ như cam kết nhưng tiến độ cũng phải gắn chặt với an toàn, chất lượng, không thể để một yếu tố nào không đạt ở công trình quan trọng, đặc biệt ý nghĩa này. "Tiền không thiếu, lực lượng không thiếu, thủ tục không vướng mắc, vấn đề gì. Việc bây giờ là phải quyết liệt, tập trung chỉ đạo làm cho bằng được thôi" - Thủ tướng kết luận.
P.Thảo
Theo Dantri
Chế tạo thành công sản phẩm sắt từ phế thải bùn đỏ Ngày 17-5, phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc. Trước đó, UBTVQH đã nghe Đoàn giám sát báo cáo chuyên đề về hiệu quả tổng thể về kinh tế, xã hội găn vơi đam bao an ninh, quốc phòng của 02 dự án bô-xit Tân Rai và Nhân Cơ. Theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn...