Không để hình thành các băng nhóm kiểu “xã hội đen”
Mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, xuyên quốc gia, truy bắt đối tượng truy nã (kể cả đối tượng truy nã trốn ra nước ngoài), không để hình thành các băng nhóm, tổ chức tội phạm lộng hành, hoạt động theo kiểu “ xã hội đen”, chống nạn “cát tặc”…
Đây là những nội dung thể hiện tại thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2017 của Ban Chỉ đạo 138/CP.
Để tiếp tục chỉ đạo đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 138 các cấp và các cơ quan chức năng cần nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tội phạm, chú trọng triển khai các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch phối hợp. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống tội phạm, tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, nơi trình độ người dân còn hạn chế dễ bị lợi dụng phạm tội, nhất là tội phạm ma túy, mua bán người và tụ tập gây rối….
Phó Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi.
Bên cạnh đó, phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tích cực tham gia cảm hóa, giúp đỡ, tạo điều kiện việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng, giải quyết kịp thời, ngay từ cơ sở các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Chủ động nắm chắc tình hình, phân tích, thống kê, đánh giá, kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở. Nơi nào để tội phạm hoạt động lộng hành trong thời gian dài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục xác định các địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội để chuyển hóa thành địa bàn không có tội phạm hoặc giảm tội phạm đến mức thấp nhất.
Phó Thủ tướng đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; kịp thời truy tố, xét xử những vụ án lớn, được dư luận xã hội quan tâm; tăng cường xét xử lưu động để răn đe tội phạm.
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo 138 các cấp cần tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời chấn chỉnh công tác phòng, chống tội phạm tại các địa phương, đồng thời biểu dương thành tích, nhân điển hình tiên tiến, chiến công của các lực lượng chuyên trách và quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Giao Bộ Công an đề xuất, chuẩn bị để trong năm 2017 Ban Chỉ đạo 138/CP tổ chức các đoàn kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm tại địa phương.
P.T
Theo Dantri
Xin gạo cứu đói và chuyện lãnh đạo phải biết xấu hổ
Chiêc xe đap hoc bông tri gia khoang 1 triêu đông đa được cô bé học trò nghèo tư chôi đê tao cơ hôi cho môt hoc sinh ngheo khac. No khac xa với việc lãnh đạo một số tỉnh "giàu" vẫn cứ xòe tay xin Chính phủ ứng cứu.
Tin tức về việc 12 tỉnh thành đồng loạt xin Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói đã dấy lên sự tranh cãi...lặp đi lặp lại mà năm nay là một câu hỏi về lòng tự trọng:Vì sao có tỉnh thật khó khăn (như Hà Giang) không xin gạo cứu đói mà nhiều tỉnh thành có điều kiện hơn lại vẫn cứ xin.
Xem qua các chỉ tiêu kinh tế xã hội trên cổng thông tin điện tử của các tỉnh xin cứu đói thì quả thật không có dấu hiệu nào của sự ngặt nghèo cả.
Đành rằng không thể để một người dân nào thiếu gạo trong dịp Tết nhưng xin đồng loạt như là cả nước bị đói thì đúng là đáng suy nghĩ.
Theo thống kê của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH), đến ngày 3.1 có 12 tỉnh gửi công văn xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp giáp Tết Đinh Dậu. Gồm các địa phương: Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Đăk Nông... Tổng số gạo cần hỗ trợ là hơn 14.700 tấn.
Thôi thì trước tiên chúng ta tìm hiểu thử thái độ của những người nghèo khi lâm vào cảnh túng quẫn xem có khác gì chính quyền khi gặp "khó khăn" hay không?
Cụ Lang Văn Tần (83 tuổi), sống đơn thân ở xã miền núi Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Căn nhà, mà phải gọi là căn lều của cụ mới đúng vì nó được làm bằng tre nứa với bức vách thủng lỗ chỗ, không có gì đáng giá ngoài cái giường và chăn gối cũ kỹ. Do hoàn cảnh đặc biệt của cụ nên năm nào xóm cũng đưa tên cụ vào danh sách xét duyệt hộ nghèo. Năm nay cũng không ngoại lệ.
Thế nhưng khi tiểu ban xét duyệt hộ nghèo của xóm chưa kịp bình xét để gửi danh sách lên xã thì đã nhận được đơn xin ra khỏi hộ nghèo của cụ Tần. Cái lý do mà cụ đưa ra là không muốn kìm hãm sự phát triển của xã hội và để làm gương cho thế hệ con cháu sau này. "Bản thân tôi xét thấy cứ trông chờ ỷ lại vào chính sách là không thể được" - cụ nói.
Hỗ trợ gạo cứu đói cho đúng hộ nghèo sẽ giúp đảm bảo được mục đích, tăng hiệu quả xã hội. TTXVN
Báo Dân Việt có bài về chuyện cô học sinh nghèo nhường món quà của Phó Thủ tướng cho những người bạn khó khăn hơn, một bài học dung dị mà đắt giá về lòng tự trọng xứng đáng cho lãnh đạo các tỉnh, thành quen thói ỷ lại sự chi viện của Chính phủ học tập.
Cụ thể, trong buổi lễ khai giảng vào tháng 9.2016 năm học 2016-2017, cô hoc tro Trân Thi Thanh Tuyên ở lơp 10A1, trương Trung hoc cơ sơ va Trung hoc phô thông Nguyên Thi Môt, Cân Giuôc (Long An) đa tư chôi món quà là chiêc xe đap cua Pho Thu tương Trương Hoa Binh trao tặng. Chiêc xe đap ây la 1/60 chiêc xe đap hoc bông danh cho hoc sinh co hoan canh kho khăn. Ly do tư chôi rât đơn gian: "Con đa co xe đap. Năm lơp 8, con cô găng vươt kho hoc tôt nên ông Sau (tưc Pho Thu tương Trương Hoa Binh) lúc ấy đa cho con rôi. Nên con muôn nhương cho ban khac" - Tuyền nói.
Chiêc xe đap hoc bông tri gia khoang 1 triêu đông đa được cô bé học trò nghèo tư chôi đê tao cơ hôi cho môt hoc sinh ngheo khac. No khac xa với việc lãnh đạo tỉnh từ chối quyền bảo trợ cho người dân trong tỉnh mà cứ xòe tay xin Chính phủ ứng cứu.
Tôi nhớ khi Bình Dương vừa tách ra khỏi tỉnh Sông Bé (Bình Dương và Bình Phước) rất khó khăn, nhưng tinh thần khởi nghiệp cho một tỉnh Bình Dương non trẻ thì thật đáng nể.
Ông Hồ Minh Phương, lúc đó là Chủ tịch tỉnh Bình Dương (ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch nước lúc đó là Bí thư tỉnh ủy) nói với tôi và các nhà báo rằng: Bằng mọi cách phải đưa Bình Dương thoát nghèo, không thể năm nào cũng xòe tay xin trung ương hỗ trợ được, mình làm lãnh đạo phải biết xấu hổ, cũng như làm chủ gia đình mà nuôi không nổi con cái phải vác thau đi xin gạo thì nhục lắm. Đã có những đơn vị, những người làm ăn được như Becamex, Minh Long, Thanh Lễ...nhưng không thể co cụm vài doanh nghiệp mà phải là vài trăm vài ngàn và hơn thế nữa.
Và quả thực, Bình Dương không có tài nguyên, không có nguồn nhân lực tốt...nhưng nhờ sự cầu thị, Bình Dương đã tiến lên.
Mà đúng vậy với chủ trương "trải thảm đỏ mời nhà đầu tư" và tinh thần tự lập quyết liệt, chỉ mấy năm sau Bình Dương đã thoát nghèo và tham gia Câu lạc bộ những tỉnh thành thu ngàn tỉ, hiện nay Bình Dương là một địa phương ổn định về kinh tế xã hội với sự lãnh đạo của những người trẻ kế nhiệm và tiếp tục tinh thần tự lực vươn lên của những người tiền nhiệm.
Tôi biết rất nhiều tỉnh, thành cũng đã vượt lên nhiều khó khăn góp phần cũng cả nước phát triển như Bình Dương.
Nhưng nhìn vào danh sách 12 tỉnh xin gạo cứu đói thì quả là đáng lo ngại, thậm chí đáng buồn.
Đáng lo ngại là khi 12 tỉnh này, "đứt bữa" thật sự nên phải xin Chính phủ chi viện gạo, nhưng như đã nói trên khả năng này thấp vì trong các bản báo cáo chỉ tiêu kinh tế có liên quan đều thể hiện rất "đẹp".
Đáng lo ngại hơn là có tỉnh có thể tự trang trải được nhưng vì hằn sâu tâm lý và cơ chế xin cho nên "đến hẹn cứ xin".
Theo Danviet
Hơn 1.000 nhóm tội phạm bị triệt phá ở Hà Nội Trên 3.000 người tham gia hơn 1.000 băng nhóm bảo kê, cho vay nặng lãi, siết nợ... đã bị Công an Hà Nội phát hiện trong năm 2016. Ảnh minh họa Sáng nay, Công an Hà Nội đánh giá trong năm 2016, các đơn vị đã triệt phá hơn 1.000 ổ, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen, bắt hơn...