Không để Hà Nội bị phai nhạt trong vùng không gian rộng lớn
“Sáp nhập với Hà Tây, về lâu dài tạo sự phát triển cho Hà Nội. Nhưng nếu không có cái nhìn sâu sắc, trung tâm văn hóa Thăng Long – Hà Nội sẽ bị phai nhạt, bị hòa đồng với vùng nông thôn rộng lớn ở xung quanh”, Giáo sư Phan Huy Lê nói.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô, Giáo sư Phan Huy Lê trao đổi với phóng viên những vấn đề liên quan đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Giáo sư Phan Huy Lê mong Hà Nội tiếp tục phát huy được giá trị của nội đô lịch sử
Là nhà sử học, ông cảm nhận thế nào trước sự đổi thay của Thủ đô trong 60 năm qua?
Kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, cá nhân tôi thấy rất xúc động vì 5 ngày sau ngày giải phóng Thủ đô, chúng tôi có mặt ở Hà Nội. Qua 60 năm sống trên đất Thủ đô, tôi rất mừng trước từng bước phát triển của Hà Nội.
Trải qua 60 năm năm, Hà Nội dần khẳng định là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước. Sau khi sáp nhập với tỉnh Hà Tây, Hà Nội trở thành một trong những đô thị lớn nhất thế giới. Về phương diện văn hóa, lịch sử các bước dịch chuyển đó của Hà Nội có tác động như thế nào, thưa Giáo sư?
Tôi luôn nhấn mạnh, Hà Nội mở rộng trên một diện tích lớn, một trong những thủ đô rộng nhất trên thế giới. Việc mở rộng không gian như vậy, đứng về quy hoạch, thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch có rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn lâu dài đó là điều kiện cho sự phát triển của Hà Nội.
Tuy vậy, có nhiều vấn đề đặt ra về văn hóa cho Hà Nội ở khu vực mở rộng – vùng đất này phải ghi nhận chủ yếu là nông thôn với một số thị trấn nhất định. Khu vực mở rộng có tỉ lệ diện tích và dân số áp đảo trung tâm. Do vậy nếu chúng ta không có nhìn sâu sắc mà để cho sự phát triển tự phát chi phối sẽ dẫn đến hệ quả đáng buồn. Đó là trung tâm văn hóa Thăng Long – Hà Nội sẽ bị phai nhạt dần và bị hòa đồng với cả vùng nông thôn rộng lớn xung quanh. Tôi cần cảnh báo trước điều đó và mong rằng nó không bao giờ xảy ra.
Video đang HOT
Vậy theo Giáo sư, Hà Nội phải làm thế nào để giữ được bản sắc của nội đô lịch sử – trung tâm Thăng Long – Hà Nội?
Theo tôi cần phải ghi nhận Hà Nội có một không gian văn hóa đa dạng sau khi mở rộng. Quy hoạch Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh và đó là 5 trung tâm văn hóa vùng. Dù vậy, Hà Nội phải bảo tồn và phát huy tốt giá trị nội đô lịch sử – tức là vùng trung tâm của Thăng Long – Hà Nội ngàn xưa.
Văn hóa luôn luôn phát triển trong giao lưu, phát triển trong sáng tạo nhưng bản sắc, cốt lõi, thần thái của nó thì phải được bảo tồn. Tôi cũng nghĩ rằng để giàu mạnh chắc chắn Hà Nội đi vào con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng dù sao vẫn phải giữ được bản sắc. Điều này đặt ra trách nhiệm hết sức nặng nề cho Hà Nội vì làm được việc đó không dễ chút nào. Hà Nội cần phải có quy hoạch văn hóa cho phù hợp – dù quy hoạch này đã có nhưng theo tôi nó chưa đạt.
Thực tế vừa qua Hà Nội luôn phải đối mặt giữa bảo tồn những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử nhưng lại rất cần xây dựng những công trình mới để phục vụ cho sự phát triển. Điều đó làm cho nhiều công trình có giá trị bị lu mờ, thậm chí nó phải “hi sinh” cho sự phát triển, thưa Giáo sư?
Ở Hội đồng tư vấn của Hà Nội, chúng tôi đang cùng các cơ quan có trách nhiệm cố gắng để giải quyết thật hài hòa tất cả các mối quan hệ đó.
Tôi lưu ý trong lòng đất ở Thủ đô còn nhiều hiện vật vô giá. Từ năm 2010 đến nay (chủ yếu năm 2011), với những thám sát sơ bộ về khảo cổ học thôi cũng đã phát hiện ra nhiều vật quý. Lấy ví dụ như hiện nay đang trưng bày trong Hoàng thành Thăng Long những khảo cổ học mới phát hiện, tôi cực kỳ ấn tượng với cái ấn bằng gỗ. Lúc đầu mọi người coi thường nhưng tôi đánh giá nó rất cao vì nó là “Sắc mệnh chi bảo” – tức là Quốc ấn của vua Trần Thái Tông.
Như vậy, là có nhiều phát hiện bất ngờ cho nên với di sản Hoàng thành Thăng Long phải tiến hành trên hai phương diện kết hợp hài hòa lẫn nhau. Thứ nhất, phải tiếp tục nghiên cứu nhiều vấn đề bí ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết. Thứ hai, khi phát hiện đến đâu cần phải bảo tồn và phát huy giá trị đến đó.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ tịch Đà Nẵng "truy" gay gắt lãnh đạo Sở Xây dựng
Một trong những vấn đề "nóng" được cử tri Đà Nẵng quan tâm là việc xử lý các cán bộ vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng chung cư, đã được lãnh đạo TP Đà Nẵng báo cáo với các đại biểu tại kỳ họp giám sát giữa 2 kỳ họp.
Ngày 8/10, báo cáo tại kỳ họp giám sát giữa hai kỳ họp thứ 10 và 11 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho biết, UBND TP đã chỉ đạo Công ty quản lý nhà chung cư thành lập tổ kiểm tra và phối hợp với UBND các phường, công an phường nơi có chung cư để tiến hành tổng kiểm tra rà soát tình hình sử dụng trên 7.000 căn hộ với 164 nguyên đơn.
Kỳ họp giám sát giữa 2 kỳ họp thứ 10 và 11 của HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016 nóng với vấn đề mua bán, sáng nhượng chung cư trái phép của cán bộ
Qua kiểm tra đã kiến nghị xử lý vi phạm quy định sử dụng chung cư như để trống, sang nhượng trái phép, cho thuê lại, cho người khác ở nhờ... Cụ thể, có 116 trường hợp cán bộ thì có 65 trường hợp đã dọn về ở có lý do chính đáng được bố trí cho thuê tiếp, 51 trường hợp đã trả lại căn hộ.
Vấn đề xử lý cán bộ, công chức vi phạm sử dụng nhà chung cư, UBND TP Đà Nẵng đã đề xuất hình thức xử lý. Theo đó, đối với cán bộ viên chức thì hạ bậc lương; đối với cán bộ viên chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì giáng chức; đối với cán bộ viên chức không giao nhà sau ngày 31/7/2014, buộc phải cưỡng chế thì buộc thôi việc.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, tính đến hết ngày 30/9, đã có 3 đơn vị tiến hành kiểm điểm, kỷ luật và báo cáo; 7 đơn vị chưa báo cáo về việc kiểm điểm, kỷ luật; 3 đơn vị đã tiến hành kiểm điểm nhưng chưa có văn bản báo cáo chính thức; 1 đơn vị đã phối hợp thông tin về tiến độ thực hiện xử lý kỷ luật nhưng do cá nhân chuyển ra công tác ở Hà Nội nên chưa thể có báo cáo chính thức và 3 đơn vị chưa tiến hành kiểm điểm, xử lý kỷ luật và báo cáo về Sở Nội vụ.
Đã có 116 cán bộ, công chức Đà Nẵng vi phạm về quản lý, sử dụng chung cư
Sau khi nghe ông Nguyễn Ngọc Tuấn trình bày, ông Trần Thọ - Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, chủ tọa kỳ họp - đã mời ông Nguyễn Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Xây dựng phụ trách mảng chung cư, nói thêm về việc chậm thu hồi. Sau khi ông Nam trình bày thêm về việc xử lý cán bộ vi phạm về chung cư, chủ tọa nói: "Tôi thấy chưa thông, họ vô tự chiếm chung cư từ cơn bão Xangsane 2006 đến nay là 8 năm, "anh" (Sở Xây dựng - PV) không phát hiện ra, thường trực HĐND phát hiện ra chỉ đạo anh về kiểm tra, đề xuất xử lý. Đến hôm nay anh nói "nếu" kiểm tra có vi phạm thì xử lý. 6 năm rồi hôm nay còn "nếu" nữa. Sở Xây dựng có làm nhưng làm chưa mạnh. Đợt 1 làm tốt, cán bộ công chức vi phạm anh xử lý rốt ráo, thu hết lại. 10 người vi phạm thì 8 người đã xử lý rồi, 2 trường hợp tôi sẽ nói sau. Còn lại 51 nhà dân anh thu hồi được không? Bao giờ anh thu xong, nếu không thu xong với trách nhiệm cá nhân là Phó giám đốc Sở được lãnh đạo TP trực tiếp giao thì anh thấy thế nào? Anh trả lời nghe thử?"
Sau một hồi lúng túng trước những câu hỏi dồn dập của ông Thọ, ông Nguyễn Văn Nam trả lời: "Báo cáo trong 51 hộ này là những hộ bức xúc khó khăn về nhà ở, nên Sở có đề nghị xem xét từng trường hợp để phù hợp với khó khăn của họ thì cho ký hợp đồng để họ có chỗ ở".
"Hôm nay anh vẫn nói lẩn quẩn nếu thế này, nếu thế kia. Tôi giao anh đã mấy tháng rồi. Tôi hỏi anh 51 trường hợp này họ nhận của ai, họ nhân bao nhiêu tiền, ai bán cho họ, ở đâu?... Anh trả lời rõ, nếu nắm được thì nói nắm được, còn không thì nhờ giám đốc báo cáo", ông Thọ tỏ ý không hài lòng.
Rồi ông Thọ yêu cầu ông Nam đọc tên 51 người đang ở chung cư sang nhượng trái phép và cách xử lý các trường hợp này. Ông Thọ yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng - ông Phạm Việt Hùng - nêu ý kiến. Ông Hùng nói: "Báo cáo với chủ tọa, vấn đề chung cư này phức tạp". Ông Thọ cắt ngang: "Anh trả lờ câu hỏi 51 hộ đó anh biết ai bán không? Họ ở đâu? Bán bao nhiêu tiền? Anh có đề xuất thu hồi lại chưa? Có kiện ra tòa được không? Nếu được thì trả lời, nếu không thì ngồi xuống". Ông Hùng nói chưa nắm được.
Chủ tọa lại hỏi: "Anh Tuấn Phó Chủ tịch UB có nắm vấn đề này không?". Ông Nguyễn Ngọc Tuấn trả lời: "51 trường hợp sang nhượng trái phép này qua kiểm tra những người đang ở thì có danh tính. Trước hết trách nhiệm là những người sang nhượng trái phép, sau đó mới các trường hợp khác".
Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho rằng, vấn đề sang nhượng chung cư trái phép còn tồn tại dai dẳng là do ngại va chạm, không kiên quyết, né tránh, đùn đẩy, xem nhẹ chỉ đạo của thành phố, làm không nghiêm. Ông yêu cầu từ nay đến cuối năm phải giải quyết rốt ráo để đến kỳ họp cuối năm thay mặt cho nhân dân, ông sẽ hỏi lại việc này.
Công Bính
Theo Dantri
Xe rác nghiền nát 4 xe máy, 5 người may mắn thoát chết Chiếc xe rác mất lái lao qua phần đường ngược lại, tông vào một xe tải và cuốn 4 xe máy vào gầm. Rất may các nạn nhân đi trên xe máy đều thoát nạn. Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào khoảng 11h40 ngày 9/10 tại giao lộ Phạm Hùng - Hưng Phú (phường 9, quận 8, TPHCM). Hiện trường vụ...