Không dễ giải quyết tranh chấp căn hộ chung cư
Theo TAND TP HCM, việc giải quyết tranh chấp liên quan chung cư đang phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc gây tranh cãi về phần sở hữu chung, riêng hay các hợp đồng góp vốn khi công trình chưa hoàn thành…
Theo TAND TP HCM, do biến động của thị trường bất động sản trong giai đoạn trầm lắng và khủng hoảng, nhiều dự án nhà chung cư, dự án nền đất tái định cư chậm triển khai hoặc đang thực hiện dang dở thì phải tạm dừng. Đây là nguyên nhân dẫn đến xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia vào giao dịch liên quan đến chung cư, dẫn đến tranh chấp phải đưa ra tòa giải quyết.
Hợp đồng mua bán căn hộ không rõ ràng
Trên thực tế đã xảy ra một số vụ tranh chấp giữa chủ đầu tư chung cư với các chủ sở hữu căn hộ về việc sử dụng tầng hầm. Chủ đầu tư thì cho rằng mình sở hữu tầng hầm nên thu tiền giữ xe hoặc dùng mặt bằng tầng hầm để kinh doanh, khai thác lợi nhuận. Còn các chủ căn hộ lại cho rằng tầng hầm là của chung nên phải được sử dụng chung cũng như được hưởng lợi từ việc khai thác tầng hầm.
Điển hình như vụ tranh chấp tầng hầm chung cư Khánh Hội 1 tại Bến Vân Đồn, quận 4, do Công ty CP XNK Khánh Hội làm chủ đầu tư. Trong quy chế tạm thời về quản lý sử dụng do tổng giám đốc Công ty CP XNK Khánh Hội đính kèm hợp đồng mua bán giao cho khách hàng có quy định: Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm thang máy, hộp kỹ thuật, nơi để xe…
Thế nhưng nhiều cư dân ở đây bức xúc bởi sau khi họ vào ở một thời gian chủ đầu tư lại cho rằng tầng hầm (nơi để xe) là thuộc sở hữu riêng của công ty. Theo các cư dân, bản quy chế khi bán căn hộ, tầng hầm là thuộc sở hữu chung của cộng đồng cư dân. Nhưng sau khi ban quản trị được thành lập, chủ đầu tư cho rằng tầng hầm là sở hữu của họ và rao bán cho ban quản trị với giá hơn 1,4 tỷ đồng. Không đồng tình, ban quản trị và nhiều hộ dân đã làm đơn khiếu nại. Một số hộ dân đã khởi kiện ra TAND quận 4 và hiện tòa đã thụ lý hồ sơ.
Chung cư Khánh Hội.
Video đang HOT
Theo Tòa dân sự TAND TP HCM, nguyên nhân phát sinh các tranh chấp trên do hợp đồng mua bán căn hộ giữa hai bên chủ đầu tư và khách hàng không rõ ràng theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 71/2010 (hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở).
Về mặt tố tụng, tòa dân sự đồng tình với quan điểm phải đưa tất cả chủ sở hữu căn hộ, người sử dụng chung cư vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì họ đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng phần diện tích chung của chung cư. Dù làm như vậy tòa sẽ rất cực vì có rất nhiều người tham gia tố tụng.
Tranh cãi về hợp đồng góp vốn
Gần đây, các tòa ở thành phố đã thụ lý, giải quyết khá nhiều vụ tranh chấp hợp đồng góp vốn giữa khách hàng và chủ đầu tư dự án xây dựng chung cư. Nguyên nhân do chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, thi công chậm, chậm hoàn thành công trình nên khách hàng tham gia góp vốn khởi kiện đòi lại tiền.
Theo tòa dân sự, với các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai, khi giải quyết đã phát sinh hai luồng quan điểm: Một bên cho rằng đây là tranh chấp dân sự (đòi lại tài sản), một bên cho rằng đây là tranh chấp kinh doanh thương mại (góp vốn để kinh doanh). Khổ một nỗi trong nhiều trường hợp, mục đích góp vốn của khách hàng không thể hiện rõ trong hợp đồng nên rất khó xác định khách hàng mua căn hộ chung cư để kinh doanh hay để ở.
Mặt khác, nhiều vụ tòa sơ thẩm xác định tranh chấp là đòi tài sản nên khi giải quyết đã không định giá căn hộ, không xác định rõ khối lượng công việc đã thi công, giá trị phần hợp đồng đã thực hiện để tính mức bồi thường. Vì vậy cấp phúc thẩm phải hủy án để giải quyết lại từ đầu.
Gần đây nhất TAND TP HCM đã xử phúc thẩm, hủy bản án sơ thẩm trong vụ ông Nguyễn Thái An kiện Công ty CP Quốc Cường Gia Lai yêu cầu tuyên bố 8 hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp vô hiệu.
Trước đó, tháng 8/2011 ông An khởi kiện Quốc Cường Gia Lai ra TAND huyện Bình Chánh. Theo ông An, Quốc Cường Gia Lai có hợp tác với Công ty CP Đầu tư Kinh doanh nhà đầu tư dự án căn hộ cao cấp tọa lạc tại lô 4, khu 6B (xã Bình Hưng). Trong hai tháng 1 và 2/2008, ông và Quốc Cường Gia Lai có ký 8 hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng 8 căn hộ cao cấp ở đây.
Để đảm bảo thực hiện các hợp đồng góp vốn trên, ông An đã đặt cọc và thanh toán trước cho Quốc Cường Gia Lai tổng cộng hơn 4,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra thực tế ông phát hiện Quốc Cường Gia Lai không thực hiện đúng cam kết về tiến độ thi công và hoàn thành dự án như trong hợp đồng đã ký nên kiện đòi lại tiền.
Tháng 2/2013, TAND huyện Bình Chánh mở phiên sơ thẩm (vắng mặt phía Quốc Cường Gia Lai). Tòa nhận định theo quy định của Bộ luật dân sự, các hợp đồng giữa hai bên nguyên, bị là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Từ đó tòa đã chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông An.
Quốc Cường Gia Lai kháng cáo. Tại phiên phúc thẩm, phía công ty cho rằng đây không phải là tranh chấp dân sự mà là tranh chấp kinh doanh thương mại. Về tố tụng, tòa sơ thẩm có vi phạm khi chưa đưa công ty đối tác kinh doanh của Quốc Cường Gia Lai vào tham gia tố tụng. Về nội dung, số tiền mà tòa sơ thẩm xác định Quốc Cường Gia Lai nhận từ ông An là chưa chính xác. Mặt khác, ông An góp vốn không đúng theo hợp đồng nên ông có lỗi, phải mất toàn bộ số tiền đã đóng vì đơn phương hủy hợp đồng…
Dẫn chứng vì sao đây là án kinh doanh thương mại, phía Quốc Cường Gia Lai lập luận: Ông An vốn là nhà đầu tư thứ cấp, mua rất nhiều căn hộ để kinh doanh. Ý chí của ông An khi ký 8 hợp đồng này là nhằm kinh doanh kiếm lợi nhuận… Đại diện VKSND cũng có ý kiến rằng việc tòa sơ thẩm xác định đây là án dân sự là chưa chính xác.
Tòa phúc thẩm đã không trực tiếp đề cập cũng như phân xử về tranh cãi đây là án dân sự hay án kinh doanh thương mại. Theo tòa, bản án sơ thẩm nhận định các hợp đồng góp vốn giữa ông An và Quốc Cường Gia Lai vô hiệu vì vi phạm điều cấm là đúng nhưng chưa giải quyết triệt để hậu quả của việc vô hiệu. Vì vậy cần hủy án để giao hồ sơ về cho cấp sơ thẩm xét xử lại.
Hai lưu ý của tòa dân sự TAND TP HCM – Khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng góp vốn giữa khách hàng và chủ đầu tư dự án xây dựng chung cư, tùy trường hợp cụ thể các tòa cần phải đưa doanh nghiệp tham gia góp vốn (đối tác của chủ đầu tư) vào tham gia tố tụng. – Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư nước ngoài ký hợp đồng góp vốn thì phải xem xét điều kiện họ có thuộc diện sở hữu nhà theo quy định Luật Nhà ở hay không.
Theo Pháp luật TP HCM
Một doanh nghiệp vừa bị khởi kiện ra tòa do vi phạm bản quyền phần mềm
Lần đầu tiên, một doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam đã bị khởi kiện ra tòa do hành vi sử dụng phần mềm máy tính bất hợp pháp.
Vụ việc này đánh dấu một bước tiến quan trọng của cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam được khởi động từ năm 2004. Sau hơn 9 năm chỉ áp dụng mức phạt hành chính, giờ đây, kênh tòa án đã được đưa vào để xử lý các vụ việc vi phạm bản quyền phần mềm.
Công ty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam (Long John Dong Nai), là một doanh nghiệp Đài Loan chuyên sản xuất vải dùng để làm giầy dép cho các thương hiệu lớn như NIKE, ADIDAS, CONVERSE, etc, có trụ sở tại Lô 7, đường 5A, khu công nghiệp Nhơn Trạch 2, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Doanh nghiệp này đã bị công ty Lạc Việt và công ty Microsoft Việt Nam cáo buộc hành vi sử dụng lượng phần mềm lớn bất hợp pháp, thuộc quyền sở hữu của hai doanh nghiệp phần mềm này.
Trong cuộc kiểm tra đột xuất do Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch phối hợp với Phòng 4/ C50, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ công an được thực hiện vào ngày 17/6/2013 tại công ty Long John Dong Nai, đã tìm thấy một lượng phần mềm lớn không có bản quyền của Lạc Việt và Microsoft được cài đặt bất hợp pháp trong 69 máy tính được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của công ty này. Số phần mềm bất hợp pháp ước tính lên tới gần 1 tỷ đồng (khoảng 45.000 đô la Mỹ) . Trước những chứng cứ trên, đại diện công ty Long John Dong Nai đã ký vào Biên bản thanh tra, thừa nhận có hành vi sao chép, sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hiện nay, đơn kiện của công ty Lạc Việt và công ty Microsoft đã được Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai thụ lý giải quyết.
Ông Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của BSA Liên minh phần mềm cho biết: "Ở các nước trong khu vực, việc đưa các vụ việc liên quan đến vi phạm bản quyền phần mềm ra tòa là khá phổ biến. Đây cũng là một kênh xử lý hữu hiệu giúp giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở các quốc gia đó. Với trường hợp đầu tiên được đưa ra tòa án, cùng với việc các cơ quan thực thi áp dụng Luật Hình sư vào xử lý trong tương lai, chúng tôi hi vọng rằng, tòa án sẽ là một kênh xử lý hiệu quả để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam xuống 70% vào năm 2013".
Là đơn vị bị xâm phạm, ông Hà Thân, Tổng Giám Đốc, công ty Lạc Việt cho biết: " Được sự khuyến khích của các cơ quan thực thi, cũng như sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã mạnh dạn gửi đơn kiện lên Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai và đã được chấp thuận. Là doanh nghiệp phần mềm phải chịu tổn thất nặng nề do hành vi sử dụng phần mềm không có bản quyền của các doanh nghiệp như công ty Long John Dong Nai gây ra, chúng tôi hi vọng rằng, quyền lợi hợp pháp của chúng tôi sẽ được pháp luật bảo vệ."
Với tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm giảm 11 điểm từ 92% (năm 2004) xuống còn 81% (năm 2011), Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền phần mềm. Tuy vậy, để đạt được mức trung bình của khu vực là 60% thì Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm.
Theo Echip
Cụ ông 88 tuổi thắng kiện vụ đền bù 2.500 đồng mỗi m2 đất Sau 15 năm bị mất đất, cụ Bảy đòi được tiền đền bù đúng với giá trị thực của gần 2.400 m2 đất được UBND TP Cà Mau bồi thường chỉ 2.500 đồng một m2. Chiều 18/9, TAND TP Cà Mau tuyên xử chấp nhận đơn kiện của ông Trần Văn Bảy ở phường 2, tuyên hủy một phần thông báo số 479...