Không để dịch sốt xuất huyết bùng phát, lan rộng
Dịch sốt xuất huyết (SXH) tiếp tục diễn biến rất phức tạp, trên địa bàn TP Hà Nội, ghi nhận hơn hai nghìn người mắc. Nhiều địa bàn xã, phường trở thành điểm nóng về dịch SXH.
Trước tình hình này, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế và các quận, huyện, xã, phường, thị trấn khẩn trương chống dịch.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại huyện Thường Tín, Hà Nội.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng ức Hạnh vừa làm việc với UBND huyện Thường Tín về công tác phòng, chống dịch SXH và trực tiếp kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn xã Vạn iểm, huyện Thường Tín. Từ đầu năm đến nay, huyện Thường Tín ghi nhận 141 ca mắc SXH. Theo lãnh đạo Phòng Y tế huyện Thường Tín, số người mắc SXH có chiều hướng gia tăng trong những tuần gần đây.
Qua kiểm tra của Sở Y tế tại địa bàn Thường Tín cho thấy, vẫn còn một số bể nước ngầm không được đậy kín. Hiện tượng chai, lọ, bát đĩa, đường ống nước, lọ hoa để ngoài trời còn tồn đọng nước mưa có ổ bọ gậy, nếu không được xử lý ngay thì đây sẽ là nguồn truyền bệnh SXH.
Ông Hoàng ức Hạnh cho rằng, huyện cần xem lại cách thức triển khai phòng, chống dịch để rút kinh nghiệm, thực hiện phù hợp hơn với đặc điểm địa lý, đời sống và thực tế sinh hoạt làng nghề của từng xã, thị trấn. Cần xác định rõ tại mỗi xã, thị trấn có những dụng cụ nào chứa nhiều bọ gậy nhất, thống kê cụ thể từng loại bể nước, sau đó hướng dẫn người dân các biện pháp thau rửa, thả cá, che màn cho các bể chứa nước, tránh tình trạng làm đại khái, mà cần làm đến đâu triệt để đến đó.
Tất cả các trường học trên địa bàn huyện cần được vệ sinh môi trường, loại bỏ dụng cụ chứa nước không cần thiết và phun hóa chất diệt muỗi trước khi bước vào năm học mới. Việc phát hiện ca bệnh cần được tiến hành ngay từ trường hợp đầu tiên để xử lý dứt điểm. Các trạm y tế xã, thị trấn cần có hướng dẫn người dân nhận biết các dấu hiệu, cảnh báo khi mắc SXH, tránh để tình trạng người dân tự ý truyền dịch điều trị.
Trước đó, Phó Giám đốc Hoàng ức Hạnh cũng đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch SXH tại phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm) và làm việc với UBND quận về các giải pháp phòng, chống dịch bệnh. Ca mắc SXH đầu tiên vào cuối tháng 4-2019, đến nay số người mắc tại phường Minh Khai đã là 89 trường hợp, chiếm 82,75% số mắc của toàn quận. Trong đó, có 47 trường hợp là học sinh, sinh viên thuộc tổ dân phố Nguyên Xá 1, Nguyên Xá 2 và Nguyên Xá 3. Có 448 bể hở ở ba tổ dân phố này được xác định là ổ bọ gậy nguồn phát tán SXH.
Video đang HOT
Phường Minh Khai là một trong ba xã, phường có nhiều bệnh nhân mắc SXH nhất thành phố, cùng với phường Phú Lương (quận Hà ông), xã Tiền Phong (huyện Thường Tín). Còn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm có 116 trường hợp mắc SXH, trong đó có tám người điều trị tại các bệnh viện. Trước tình hình này, đồng chí Hoàng ức Hạnh yêu cầu phường Minh Khai và quận Bắc Từ Liêm tập trung cho công tác phòng, chống dịch SXH, phun hóa chất triệt để tại các ổ dịch và những nơi có nguy cơ cao. Tuyên truyền, vận động người dân có ý thức phòng bệnh.
Theo thống kê của Sở Y tế, đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận 2.098 trường hợp mắc SXH, không có ca tử vong. Cả 30 quận, huyện, thị xã đều có bệnh nhân mắc, trong đó 85% số ca mắc nằm ở 12 quận, huyện là: Hà ông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thường Tín, ống a, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Oai, Thanh Trì, Ba ình, Hoài ức, Hai Bà Trưng. Mặc dù ngành y tế đã quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH, nhưng dịch hiện vẫn diễn biến khó lường, bởi thời tiết mưa, nắng thất thường, thích hợp cho muỗi truyền bệnh sinh sản và phát triển. Trong các khu dân cư, nguồn sản sinh ổ bọ gậy rất đa dạng từ bể hở, xô chậu đựng nước, phế liệu, phế thải… “Nếu người dân không có ý thức phòng bệnh ngay từ chính gia đình mình bằng cách vệ sinh môi trường sạch sẽ, chặn nguồn sinh sản và phát triển của muỗi thì e rằng, dịch bệnh SXH khó bề kiểm soát được” – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết.
Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị có kế hoạch cụ thể theo từng tình huống dịch; tích cực tuyên truyền để người dân hợp tác với ngành y tế cũng như chủ động phòng, chống dịch SXH. Các đơn vị chuẩn bị đủ máy phun, hóa chất, tăng cường giám sát diễn biến dịch bệnh trên bệnh nhân, côn trùng và vi-rút Dengue để nhận định, dự báo và đáp ứng phòng, chống dịch. “Tổ chức xử lý quyết liệt, triệt để ổ dịch, không để ổ dịch kéo dài bằng việc phun hóa chất, ưu tiên phun bằng máy phun mù nóng tại công trường xây dựng, trường học, khu thuê trọ, chợ dân sinh” – Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh.
Trước tình hình dịch bệnh SXH diễn biến phức tạp trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội đã có công văn yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện ngay chiến dịch tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống dịch, duy trì vào thứ bảy hằng tuần. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh, bảo đảm tất cả các hộ gia đình được xử lý. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thành lập ngay các ội xung kích diệt bọ gậy chống dịch và Tổ giám sát phòng, chống dịch SXH. Ngoài việc triển khai phòng, chống dịch tại khu dân cư, cần chú trọng đến các khu vực công cộng như tại các cơ quan, công trường, xí nghiệp, nghĩa trang, trường học… Yêu cầu các đơn vị đóng trên địa bàn phối hợp và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để bùng phát, lan rộng. Thực hiện tốt việc thu dung, phân loại và điều trị người bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong do SXH.
NHẬT HOÀNG
Theo Nhân dân
Mùa mưa bão và nỗi lo dịch sốt xuất huyết
Theo đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện đã tiến hành khám và điều trị cho hơn 1.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Riêng tháng 7/2019, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng tăng hơn so với những tháng trước. Theo thống kê có khoảng 400 bệnh nhân mắc sốt huyết đã điều trị tại Bệnh viện này trong tháng vừa qua.
Phun thuốc diệt muỗi là biện pháp hiệu quả phòng chống dịch.
Theo bác sỹ Nguyễn Kim Thư, Trưởng Khoa Vi rút- Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, miền Bắc đã bắt đầu bước vào mùa cao điểm của sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài, mưa lớn làm cho muỗi truyền bệnh phát triển mạnh.
Cũng theo bác sỹ Thư, vi rút Dengue gây sốt xuất huyết có 4 tuýp gây bệnh là Di, D2, D3, D4 nên mỗi người có thể nhiễm bệnh này đến 4 lần.
"Hiện sốt xuất huyết chưa có vắc xin phóng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người dân cần phòng tránh bị muỗi đốt, các dụng cụ chứa nước trong nhà phải luôn có nắp đậy", bác sỹ Thư khuyến cáo.
Thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cho biết, Bệnh viện đang điều trị cho hơn 200 ca sốt xuất huyết gồm cả người lớn và trẻ em. Trong đó, Khoa Hồi sức cấp cứu- Chống độc người lớn đang cứu chữa 5 trường hợp nặng được chuyển đến từ các tỉnh lân cận.
Nhiều bệnh nhân nhiễm vi rút sốt xuất huyết Dengue nặng đã ảnh hưởng đến gan và nhiều cơ quan nội tạng khác. Thậm chí có trường hợp bị viêm não dẫn đến rối loạn thị giác, co giật thần kinh... khiến các bác sỹ phải rất vất vả để hồi sức, cứu bệnh nhân khỏi nguy kịch.
Còn tại Khoa Hồi sức nhi, những ngày gần đây tiếp nhận 5- 6 ca bị sốc sốt xuất huyết/ngày và hiện đang điều trị cho 5 trẻ bị biến chứng nặng.
Trên quy mô cả nước, từ đầu năm 2019 đến 30/7/2019 ghi nhận trên 105.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 trường hợp tử vong, số mắc có xu hướng tiếp tục gia tăng tại nhiều địa phương thời gian tới.
Cảnh báo về tình hình dịch, theo các chuyên gia y tế, Việt Nam có nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa kéo dài với nhiệt độ và độ ẩm trung bình cao - là những điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi, phát triển. Hiện thời tiết đang có những đợt mưa kéo dài, nguy cơ dịch bùng phát mạnh rất cao.
Về diễn biến bệnh, theo bác sỹ Thư, sốt xuất huyết Dengue diễn biến từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7. Những ngày đầu, bệnh nhân chủ yếu là sốt, đau nhức cơ, nhưng sau đó có thể chuyển nặng.
Có một số trường hợp hiếm gặp là xuất huyết não. Do vậy, nếu bệnh nhân không có dấu hiệu nặng thì có thể theo dõi cho điều trị ngoại trú, mỗi ngày tái khám tại các phòng khám hoặc bệnh viện. Còn nếu bệnh nhân có những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết Dengue, hoặc các trường hợp có nguy cơ cao thì mới nhập viện.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cảnh báo, thực tế cho thấy có một số bệnh nhi khi nhập viện đã bị sốc sốt xuất huyết rất sâu, khiến cho công tác điều trị vô cùng khó khăn. Vì vậy, cần phải có sự chẩn đoán bệnh sớm, để có chiến lược theo dõi đúng và kịp thời. Thông thường, trẻ bị sốc là do máu cô đặc quá, nên phụ huynh không được tự ý điều trị cho trẻ, mà cần đưa đến các cơ sở y tế để được theo dõi.
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập 8 đoàn kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Để hạn chế ca mắc, tử vong và khống chế dịch sốt xuất huyết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng ban hành Chỉ thị tăng cường phòng chống dịch, kiên quyết không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài.
Theo đó, Bộ trưởng yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, các phương tiện cần thiết cho việc chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết; hỗ trợ cán bộ tuyến dưới trong công tác tập huấn, chẩn đoán, điều trị bệnh; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng có trách nhiệm chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát công tác phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống véctơ tại các tỉnh, thành phố trong khu vực được giao quản lý.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Lo "vỡ trận" dịch sốt xuất huyết Nếu không tích cực phòng chống, thời gian tới, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng và bùng phát trên diện rộng Dịch sốt xuất huyết (SXH) đang trong những tháng cao điểm, các đợt nắng nóng xen các đợt mưa lớn làm muỗi truyền bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Số ca mắc SXH tăng chóng mặt...