Không để “con kiến kiện củ khoai”
Đó là quan điểm của ĐBQH Ngô Văn Minh (Quảng Nam) khi thảo luận về dự án Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) ngày 23-6.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng, bản chất của nhiều vụ án hành chínhlà “con kiến kiện củ khoai”. Ảnh: Thuần Thư
Phải làm sao để người khiếu kiện tin vào công lý
Về sự cần thiết phải ban hành Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi), đại biểu Trần Du Lịch ( ĐBQH TP.HCM) nhận định, điểm khác biệt của tố tụng hành chính là bảo vệ bên đi kiện theo hướng đưa công lý tới với người yếu thế. ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) cho rằng, bản chất của nhiều vụ án hành chính là “con kiến kiện củ khoai”. Do vậy, cần phải hoàn thiện hơn nữa những chế định để “con kiến” ngày càng tin vào công lý.
Video đang HOT
Đối với nội dung phân định thẩm quyền của TAND cấp huyện, cấp tỉnh, một số ý kiến nhất trí nên giao cho TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm khiếu kiện về quyết định, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện. Tuy vậy, nhiều ý kiến không đồng tình với quy định này. ĐB Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) phát biểu, cần cân nhắc việc giao thẩm quyền cho TAND cấp tỉnh thụ lý các khiếu kiện liên quan đến quyết định của UBND cấp huyện vì như vậy là đi ngược lại với lộ trình cải cách tư pháp theo hướng mở rộng thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện.
Cùng quan điểm, ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cũng cho rằng, nếu dồn việc về TAND cấp tỉnh, thì ở các tỉnh miền núi, người dân sẽ phải đi hàng trăm cây số mới khiếu kiện được. ĐB Trần Văn Độ (An Giang) đề xuất, nên quy định thẩm quyền chéo: Án huyện này có thể khởi kiện ở huyện khác. Như vậy, luật vừa mở rộng thẩm quyền cho TAND cấp huyện, vừa tạo được sự độc lập, khách quan trong xét xử cho thẩm phán, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân.
Về nội dung liên quan đến người đại diện, một số ý kiến đề nghị quy định rõ người được ủy quyền phải đại diện cho người ủy quyền tham gia toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Theo ĐB Huỳnh Nghĩa, để khắc phục tình trạng ủy quyền tùy tiện, đề nghị quy định chặt chẽ vấn đề này và có chế tài đối với người được ủy quyền không chịu hợp tác khiến thời gian giải quyết vụ việc kéo dài. ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cũng cho rằng, người ủy quyền phải ủy quyền cho người có trách nhiệm, thay mặt mình để quyết định vấn đề chứ không phải việc gì cũng chờ “xin phép”.
Tin vào trí tuệ của nhân dân
Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trưng cầu ý dân, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành luật này. ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) phát biểu, từ trước đến nay, dù chưa có cuộc trưng cầu ý dân nào được tổ chức nhưng ý chí, nguyện vọng của nhân dân đã đi vào đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Luật Trưng cầu ý dân là bước tiến quan trọng để ý chí, nguyện vọng của nhân dân được thể hiện một một cách rõ nét hơn. “Quan điểm trọng dân, tin dân cần được thể hiện xuyên suốt trong luật. Tin dân là tin vào trí tuệ của nhân dân. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến vấn đề nâng cao trách nhiệm của người dân” – ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nói.
Về phạm vi, nhiều ý kiến đồng tình với trưng cầu ý dân trên toàn quốc nhưng đề nghị cần có quy định mở cho trường hợp trưng cầu ý dân ở địa phương. ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) nêu ý kiến, với những vấn đề mang tính khu vực thì Quốc hội có thể quyết định trưng cầu ý dân ở khu vực đó.
Theo_An ninh thủ đô
Tuần này, bế mạc kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII
Tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII diễn ra từ ngày 22-26/6. Theo đó, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết và bế mạc kỳ họp...
Phiên họp toàn thể tại hội trường
Trong tuần làm việc cuối cùng của kỳ họp, nhiều dự án luật quan trọng tiếp tục được Quốc hội thảo luận tại các phiên họp toàn thể, như: Dự án luật Thống kê (sửa đổi); dự án Luật tố tụng hành chính (sửa đổi); dự án Luật trưng cầu ý dân; dự án Luật an toàn thông tin; dự án Luật khí tượng thủy văn; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các luật: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi); Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi); Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Luật an toàn, vệ sinh lao động; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Cũng trong tuần này, Quốc hội sẽ lần đầu tiên tiến hành các thủ tục để phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo thẩm quyền mới tại Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước sẽ bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Chiều ngày 26/6, tại phiên họp toàn thể được truyền hình, phát thanh trực tiếp, theo nghị trình, Quốc hội sẽ bấm nút biểu quyết thông qua Nghị quyết Về giám sát chuyên đề; Nghị quyết Về chất vấn và trả lời chất vấn. Sau đó, Chủ tịch Quốc hội sẽ phát biểu bế mạc kỳ họp.
Bùi Ngà
Theo_VnMedia
Gần 300 học sinh vào hội trường nghe đại biểu Quốc hội thảo luận Chiều ngày 10/6, 282 thiếu nhi đến từ 63 tỉnh, thành đã vào hội trường nghe đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán. Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh tại hành lang Quốc hội (ảnh: Việt Hưng). Trong giờ giải lao chiều ngày 10/6, 282...