“Không đẩy nhanh các tuyến vành đai, giao thông TP.HCM sẽ hỗn loạn”
Bộ trưởng Bộ GTVT đã có những phân tích chuyên sâu về tình hình giao thông của TP.HCM, cũng như của khu vực xung quanh TP.
Người đứng đầu ngành giao thông vận tải nhận định “nếu không đẩy nhanh, sớm hoàn thành các tuyến vành đai, giao thông TP có nguy cơ rơi vào hỗn loạn, ùn tắc”.
Vành đai là huyến mạch của TP.HCM
Mới đây, trong chuyến tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với UBND TP.HCM, Bộ trưởng Bộ GTVT đã có những phân tích chuyên sâu về tình hình giao thông của TP.HCM, cũng như của khu vực xung quanh TP.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP.HCM. Ảnh: Hồ Văn
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, TP.HCM muốn phát triển giao thông thì phải đẩy nhanh phát triển mạng lưới các tuyến đường vành đai 2, 3 và 4, cũng như các tuyến cao tốc đã và đang thành hình.
Hiện theo Sở GTVT TP.HCM, đường Vành đai 2 được quy hoạch từ năm 2007 với tổng chiều dài hơn 64km, kinh phí giai đoạn 1 là khoảng 20.000 tỷ đồng. Vành đai này có chức năng gánh số lượng lớn phương tiện giao thông đi qua khu vực TP.HCM mà không phải di chuyển xuyên tâm TP.
Khởi công từ năm 2015, trải qua gần 4 năm, đường Vành đai 2 – tuyến đường đô thị cấp 1 khép kín TP.HCM theo vòng tròn, với mục đích giảm tải áp lực giao thông lên các tuyến nội đô thi công hết sức ì ạch. Ngành chức năng TP.HCM đang tổ chức các phương án để tăng tốc thi công tuyến đường, kỳ vọng đóng mạch toàn tuyến vào giai đoạn 2022 – 2023.
Ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho rằng, thi công đường Vành đai 2, các đơn vị thi công gặp một số khó khăn nhất định. Song ngành GTVT TP quyết đưa đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa hoàn thành vào năm 2020. Các đoạn 1, 2 và 4 còn lại, dù gian nan nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo TP, cùng quyết tâm cao của các đơn vị trong ngành, khả năng hoàn thiện, khép kín đường Vành đai 2 có thể đạt được vào giai đoạn 2022 – 2023.
Tại cuộc họp triển khai công tác kết nối giao thông các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gần đây, lãnh đạo ngành giao thông TP.HCM và các tỉnh đều cho rằng cần phải thông suốt tuyến đường vành đai 3, tạo sự kết nối cho vùng kinh tế trọng điểm. Tuyến vành đai 3 sẽ chính thức khởi công giai đoạn 1 đoạn Nhơn Trạch – Tân Vạn – TP.HCM trong quý 2.2018, với tổng số vốn đầu tư 23.600 tỷ đồng.
Được biết, tuyến đường Vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và đã được điều chỉnh từ năm 2013.
Theo quy hoạch, dự án đường vành đai 3 đi qua địa phận các tỉnh, thành như Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Bình Dương với chiều dài hơn 90km. Dự án đầu tư được chia làm 4 đoạn.
“Nếu các đương vành đai không làm sớm, giao thông TP.HCM sẽ hỗn loạn. Nó không chỉ phục vụ cho TP mà còn kết nối các tỉnh Đông Nam bộ. Trong đó, vành đai 3 trước sau cũng phải làm, để chậm như hiện nay, kinh phí sẽ tăng lên. Do đó, Bộ GTVT ủng hộ đẩy nhanh tiến độ, trong đó, TP cần có giải pháp ngân sách cho gần 3.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng”, Bộ trưởng cho hay.
Video đang HOT
Đối với dự án đường Vành đai 4, theo trình bày của đơn vị tư vấn, thực hiện dự án này sẽ góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của TP.HCM và tỉnh Long An.
Được biết, theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, đường Vành đai 4 – TP.HCM dài gần 198km, đi qua 5 tỉnh thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An. Công trình có tổng vốn đầu tư khoảng 98.537 tỷ đồng (không bao gồm phí xây cầu vượt) bằng các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ODA, từ khai thác quỹ đất dọc tuyến đường đi qua và vốn tư nhân.
Đồng thời, tuyến đường này có vai trò tiếp nhận và giải tỏa lưu lượng giao thông từ miền Tây Nam Bộ, tạo điều kiện giảm tải và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô của TPHCM; tạo điều kiện kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long với khu vực miền Đông Nam Bộ.
Công trường đường Vành đai 2, đoạn nối đường Phạm Văn Đồng với nút giao thông Gò Dưa vẫn đang thi công ì ạch. Ảnh: Hồ Văn
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, các tuyến đường vành đai được kì vọng sẽ giúp TP.HCM giảm gánh nặng lớn về giao thông, từ đó, tạo nên một mạng lưới giao thông huyết mạch của TP.HCM kết nối với các tỉnh liền kề và 7 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đẩy nhanh các tuyến cao tốc
Riêng về các tuyến cao tốc, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, hiện có 6 đường cao tốc. Trong đó, 2 tuyến TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Dầu Giây trong thời gian qua đều quá tải. “Vì vậy, các tuyến còn lại cần đẩy nhanh để giảm tải giao thông cho khu vực”, Bộ trưởng Thể đề nghị.
Theo bao cao cua UBND tinh Đông Nai, hê thông đương cao tôc trên đia ban tinh đươc quy hoach 5 tuyên va 2 tuyên vanh đai. Cu thê là cao tôc TP.HCM – Long Thanh – Dâu Giây, Bên Lưc – Long Thanh (đang triên khai), Phan Thiêt – Dâu Giây, Dâu Giây – Liên Khương và Biên Hoa – Vung Tau.
Như vây, sau khi hoan thanh cac dư an đương cao tôc, công thêm cac tuyên đương đang đươc bô sung vao quy hoach, khu vưc huyên Long Thanh se hinh thanh cac truc đương liên thông tao thuân lơi cho viêc đi lai sau khi sân bay đi vao hoat đông. Đây còn là các trục đường chính giao thông nối cho khu vực Đông Nam bộ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại buổi làm việc với UBND TP.HCM. Ảnh: Hồ Văn
Tại buổi làm việc với UBND TP.HCM, trước kiến nghị của Bộ GTVT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long phát triển tương tác với nhau. TP.HCM là trung tâm khu vực, xoay quanh đó là các tỉnh Đông Nam bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được kết nối qua tỉnh Long An.
“Vì vậy, những kiến nghị này là hợp lý và Bộ GTVT cùng TP.HCM và khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long cần có một hội nghị riêng để bàn về các vấn đề này”, Thủ tướng chỉ đạo.
Theo Danviet
Bộ trưởng GTVT: Ùn tắc giao thông ở TP.HCM nghiêm trọng nhất cả nước
Trước tình trạng ùn tắc giao thông tại TP.HCM ngày càng trầm trọng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng: 'Không lo hạ tầng giao thông, TP.HCM sẽ hết động lực phát triển"
Chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện Bộ ngành trung ương đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM về các vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội trong những tháng đầu năm 2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện Bộ ngành Trung ương có buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM chiều 12/4
Tham gia đoàn làm việc của Trung ương với TP.HCM, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhận xét, ùn tắc giao thông ở TP.HCM đang nghiêm trọng nhất cả nước.
"Hiện nay, 85% diện tích thành phố đã đô thị hóa, gần như hết động lực. Thành phố muốn phát triển và dẫn đầu phải có đường vành đai, cao tốc hướng tâm để kết nối các đô thị vệ tinh" - ông nói.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, theo quy hoạch TP.HCM có 5 quốc lộ hướng tâm. Trong đó, quốc lộ 50 chỉ 6 làn xe, còn lại được quy hoạch 8-12 làn xe. Tuy nhiên, thực tế hiện nay quốc lộ lớn nhất cũng chỉ có 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Việc này khiến giao thông vô cùng khó khăn.
Theo ông Thể, mở rộng mặt đường rất khó khăn do hai bên đường cư dân đã ổn định nên việc đầu tư mất nhiều thời gian, kinh phí quá lớn.
Riêng đường vành đai, TP có quy hoạch 4 tuyến. Tuy nhiên, hiện chỉ có vành đai 2 làm được 51/64km..
Bộ trưởng Thể nhận xét, quy hoạch thì đường vành đai 3 và 4 cực kỳ quan trọng nhưng hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn kinh phí đầu tư.
"Nếu ngay thời điểm có quy hoạch chúng ta có kinh phí giải phóng mặt bằng, khi có vốn sẽ triển khai rất nhanh và hiệu quả cao" - ông nhận xét cho biết riêng kinh giải phóng mặt bằng của vành đai 3 hiện nay khoảng 3.000 tỷ và có thể tăng lên 5.000 tỷ nếu để 2, 3 năm sau.
Sáng nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phủ đi kiểm tra metro tuyến Bến Thành - Suối Tiên
Ông tiếp tục: "Nếu không sớm xây dựng thì tình hình giao thông sẽ rất hỗn độn, khó khăn và sẽ không còn động lực phát triển cho TP"
Về quy hoạch cao tốc, khu vực có 6 tuyến đường, hiện nay có 2 tuyến đã đưa vào sử dụng, tuy nhiên qua giám sát thì 2 tuyến này đang xảy ra tình trạng quá tải.
"Hai tuyến đường cao tốc đặc biệt quan trọng nhưng quá tải đã gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của địa phương và các khu vực"- Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
Cũng theo ông, hiện nay Bộ cũng đang chỉ đạo các đơn vị gấp rút hoàn thiện cao tốc Long Thành - Bến Lức, dự kiến đến cuối năm 2020-2021 sẽ hoàn thành và khép kín cao tốc. 3 tuyến còn lại, Bộ cũng đang phối hợp với các tỉnh để lên kế hoạch thực hiện nhưng hiện đang gặp khó khăn vì thiếu kinh phí.
Về đường sắt đô thị, Bộ trưởng Thể cho biết, quy hoạch TP có 8 tuyến metro. Hiện nay TP đang triển khai dự án metro Bến Thành - Suối Tiên nhưng gặp nhiều khó khăn.
"Tôi cho rằng 8 tuyến metro này sẽ giải quyết ùn tắc giao thông cho TP. Do đó, cần sớm hoàn chỉnh metro, 1-2 tuyến không phát huy tác dụng"- ông Thể nói và đề nghị Trung ương sớm hỗ trợ TP hoàn chỉnh các thủ tục để dự án sớm hoàn thiện.
Ùn tắc giao thông tại TP.HCM ngày càng trầm trọng do hạ tầng đô thị phát triển quá chậm
Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, ngay trong tháng 5 tới cần có một hội nghị để bàn cách kết nối và tháo gỡ những khó khăn trong phát triển hệ thống giao thông giữa TP.HCM và các tỉnh Miền Đông, Miền Tây.
"Các miền cần tương tác với nhau để phát triển" - Thủ tướng cho hay.
Trước đó, báo cáo với đoàn làm việc của Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong kiến nghị Trung ương sớm cấp vốn để triển khai tuyến metro số 1 đúng tiến độ, hạn chế khiếu kiện của nhà thầu cũng như ảnh hưởng quan hệ với Nhật Bản.
Ngoài ra, thành phố muốn tạm ứng 3.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ tuyến vành đai 3.
Thị sát tuyến metro số 1 Bến Thành- Suối Tiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải hoàn thành dự ....
Tuấn Kiệt
Theo Vietnamnet
Nối biển với rừng Các quốc lộ được mở rộng, hệ thống đường sắt từ duyên hải Nam Trung Bộ lên Tây Nguyên được đưa vào quy hoạch sẽ dần mở toang cánh cửa nối 2 vùng kinh tế này, tạo động lực phát triển Ngày 11-4, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết UBND tỉnh này vừa ban hành kết luận...