Không đâu xa lạ, chính khô bò đen là hương vị “góp công” nhiều nhất trong các món ăn vặt tại Sài Gòn
Cái giòn sật, béo bùi của miếng khô bò đen đã làm cho những món ăn trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Khô bò đen tuy chỉ là một thành phần phụ của nhiều món ăn vặt nhưng lại tạo nên sức hấp dẫn rất riêng. Với hương vị đậm đà, màu sắc bắt mắt, phần topping này không chỉ giúp cho tổng thể món kích thích mà còn góp thêm nhiều cung bậc vị giác. Và nếu là một dân sành ăn thì bạn không thể bỏ qua những món ăn có khô bò đen đặc sắc tại Sài Gòn này.
Bánh mì khô bò
Bánh mì Sài Gòn là “muôn hình vạn trạng” với đủ loại topping ăn cùng, nhưng độc đáo và thích hợp để ăn chơi thì có lẽ bánh mì khô bò lại được chuộng hơn hẳn. Những miếng khô săn chắc, được cắt nhỏ vừa miệng sẽ cho đầy vào ruột bánh. Hấp dẫn nhất là khi làn nước sốt đậm đà rưới lên làm dậy thêm mùi thơm, hương vị nồng nàn cho món.
Bánh mì khô bò sẽ ăn cùng với rau răm, đậu phộng rang… để cái cay the, béo bùi đan xen dung hòa lại. Món ăn vừa thích hợp để lai rai quà vặt cũng đủ để lắp đầy bụng đói với mức giá bình dân. Bạn có thể đến xe bánh mì Phương Liên ở số 12 đường Nguyễn Huy Tự (quận 1) để khám phá thử.
Gỏi khô bò
Một trong những món gỏi được lòng giới trẻ Sài Gòn nhất là gỏi khô bò. Đơn giản chỉ cần đu đủ bào sợi, thêm khô bò rim cùng đậu phộng, nước mắm, rau răm… là đã đủ hấp dẫn để lai rai lúc buồn miệng. Đĩa gỏi hấp dẫn ở độ giòn sật, chua ngọt tươi mới của sợi đu đủ nhưng cho đến khi miếng khô bò đậm đà mang đến cái dai, mùi thơm nồng thì món mới tạo được sức hút.
Video đang HOT
Gỏi khô bò ngon nhất là khi chan ngập trong nước mắm để độ mặn mà đan xen cân bằng lại hương vị. Miếng bánh mì chiên giòn rụm cũng là thành phần không thể thiếu để món được trọn vẹn. Bạn có thể đến quán ven đường ở Công viên Lê Văn Tám (quận 1), gỏi khô bò Ông Năm ở đường Nguyễn Văn Thủ (quận 1)… để thưởng thức món ăn này.
Không phải tự dưng những miếng bánh tráng bình dân lại có thể tạo nên một món ăn vặt vô cùng lẫy lừng tại Sài Gòn. Hương vị của bịch bánh tráng trộn là sự kết hợp hài hòa từ vô vàn các loại topping và sốt. Trong đó không thể bỏ qua “công lao” của những miếng khô bò đậm đà, tuy chẳng nhiều nhưng lại giúp món vẹn tròn sắc vị.
Gắp miếng bánh tráng dai dai, thấm mềm với sốt, ăn kèm với miếng khô bò giòn sật, mặn ngọt chan hòa thì chẳng còn chỗ nào để chê. Thêm vào đó, trứng cút, khô mực, ruốc, đậu phộng, hành phi… mỗi thứ một chút “góp sức” để tạo nên tổng thể món thêm phần đặc sắc.
Phá lấu khô bò
Đối nhiều người, đã ăn phá lấu thì phải gọi thêm khô bò mới đủ đầy hương vị. Nhờ được khử mùi thật sạch và nêm nếm thấm tháp gia vị mà miếng khô mang đến mùi thơm lừng cùng với độ mặn ngọt đậm đà, đặc sắc. Cái béo, cái ngậy đặc trưng của phá lấu vẫn được giữ nguyên nhưng lại góp thêm chút giòn dai sần sật đầy kích thích.
Bạn có thể thưởng thức trực tiếp hoặc gọi thêm bánh mì để ăn kèm. Địa chỉ để bạn thưởng thức món ăn này là Phá lấu Cô Thảo (quận 4), Phá lấu Lì (quận 1), phá lấu Dì Nủi (quận 4)…
Theo Tri thức trẻ
Bubur Madura - món cháo truyền thống độc lạ ăn cùng trân châu, sữa dừa của đất nước Philippines
Bubur Madura là loại cháo truyền thống được thưởng thức như một món ngọt tráng miệng tại Philippines.
Cháo là một món ăn quen thuộc đối với ẩm thực các nước. Một bát cháo nóng sốt, đậm đà luôn là lựa chọn lý tưởng cho những khi muốn no bụng, ấm lòng. Tuy nhiên, định nghĩa ấy lại thay đổi hoàn toàn khi bạn đến Philippines và thưởng thức món Bubur Madura. Đây là một món cháo dùng để... tráng miệng với sự kết hợp vô cùng độc đáo từ nguyên liệu đến hương vị.
Bubur Madura, hay còn gọi với tên là Jenang Madura, là một món ăn có từ lâu đời của ẩm thực Philippines. Người ta gọi đây là cháo bởi vì thành phần chính của chúng vẫn là gạo nếp nấu thật nhừ để tạo thành hỗn hợp sánh nhuyễn. Nhưng điều đặc biệt là Bubur Madura không thưởng thức khi còn nóng sốt hay ăn kèm với thịt thà đủ loại mà lại kết hợp ăn cùng những topping như một món ngọt ăn chơi.
Công thức để làm món ăn này tương đối kì công. Gạo nếp phải được ngâm qua đêm cho thật mềm mới đem đi nấu. Khi ấy chúng sẽ nở bung ra, đặc sệt trông cứ như một kiểu pudding. Thành phần phụ nhưng quan trọng không kém để làm nên hương vị cho Bubur Madura là sữa dừa và lá cọ. Chúng được thêm vào cùng gạo để mang đến mùi thơm cùng độ béo cho món.
Bubur Madura sẽ được để nguội và dùng kèm với các món topping ngọt. Bạn sẽ thoả sức lựa chọn nhiều hương vị khác nhau như bột gạo, khoai dẻo, gạo nếp đen, hạt trân châu... Nếu gạo nếp đen được nấu cho thật mềm nhuyễn để mang đến cái bùi bùi, thơm thơm thì bột gạo lại chế biến công phu thành từng viên tròn nhỏ thấm đượm trong vị ngọt của nước đường. Khoai dẻo hay trân châu sẽ được thêm thắt màu sắc để tạo nên tổng thể món bắt mắt, kích thích hơn.
Một phần Bubur Madura hoàn chỉnh bao gồm lớp cháo làm nền tảng, sau đó các món ăn kèm được cho vào tuỳ theo lựa chọn. Cuối cùng là làn sữa dừa cùng với đường nâu rưới lên để tăng thêm vị béo ngọt. Thông thường món sẽ gói gọn trong lá chuối và thưởng thức như một bữa ăn vặt đường phố hấp dẫn.
Sự kết hợp độc đáo của nguyên liệu đã mang đến hương vị khác lạ cho món ăn này. Cháo vừa ngọt vừa thơm, đọng lại vị béo béo, mằn mặn kích thích vị giác của dừa. Các loại topping dai dai, bùi bùi góp phần điểm tô cho khẩu vị thêm đặc sắc hơn. Dễ dàng tìm thấy Bubur Madura ở khắp các con đường tại Philippines. Được biết đây là hương vị bình dân, lâu đời và thể hiện được những nét truyền thống của văn hoá ẩm thực tại đây.
Theo Tri thức trẻ
Nhìn mà xem, Hà Nội chính xác là một "thế giới nấm" đích thực với loạt các món từ nấm ngon khó cưỡng Từ cơm, xôi đến bún, cháo, các món ngon từ nấm luôn khiến người ta phải "thòm thèm" mãi không thôi. Có lẽ khó có nguyên liệu nào lại "dễ dãi" như nấm, dù xuất hiện trong món chay, món mặn, dùng nấu canh, kho, xào, hay thậm chí làm nem hoặc salad cũng đều ngon lành, thu hút. Thêm vào đó, hương...