Không đau nhờ kỹ thuật thay khớp hiện đại
Ông B.d.A. (66 tuổi, người Pháp, hiện đang làm việc tại TP.HCM) thay thành công khớp háng và cả hai khớp gối. Ông không còn đau sau thời gian dài chịu đau đớn.
Bác sĩ Lê Trọng Phát (trái) đã phẫu thuật thay khớp thành công cho ông A. (phải)- Ảnh: BVCC
Nhờ được phẫu thuật bằng kỹ thuật hiện đại, khả năng di chuyển của ông A. hồi phục nhanh. Nhìn dáng đi thoải mái của ông A. hiện tại, ít ai có thể đoán được ông từng trải qua hai cuộc đại phẫu quan trọng để thay khớp lần lượt trong năm 2019 và 2020.
“Đôi chân tôi giờ đây rất tuyệt, không còn cảm giác đau đớn của một năm trước. Sau một tuần thay khớp háng và một tháng thay khớp gối, tôi đã có thể trở lại tập yoga với những động tác nhẹ nhàng, vừa sức và tự lái xe đi làm. Cảm giác đó rất tuyệt vời.
Ông B.d.A. (người Pháp)
Hai lần tai nạn và những cơn đau thấu xương
Ông A. bị chấn thương đầu gối sau một lần tai nạn ở Pháp vào năm 2003, khi đó bác sĩ cho rằng trường hợp này chưa thật sự cần thiết phải can thiệp phẫu thuật. Nhưng không may vào năm 2009, ông bất ngờ bị tai nạn gây tổn thương vùng xương chậu và bác sĩ tiếp tục khuyên ông không nên phẫu thuật.
Tuy nhiên theo thời gian, sụn khớp gối của ông bị mài mòn và hoàn toàn tiêu biến, chỉ còn hai đầu xương thô ráp cọ xát vào nhau. Do đó, ông thường xuyên bị những cơn đau dữ dội hành hạ mỗi ngày và mức độ ngày càng tăng dần, nên rất hạn chế trong việc di chuyển. Cùng lúc đó, khớp háng của ông cũng bị thoái hóa, gây đau. Khi không thể tiếp tục chịu đựng những cơn đau, ông quyết định tìm đến giải pháp điều trị cho cả hai khớp gối và khớp háng.
Tiến sĩ người Đức gốc Việt Lê Trọng Phát – trưởng khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện FV – sau khi thăm khám chẩn đoán ông B.d.A. bị thoái hóa khớp háng và khớp gối hai bên mức độ nặng do chấn thương, tuổi tác. Ban đầu bác sĩ Phát quyết định chỉ thay khớp háng trước cho ông A. bằng kỹ thuật SuperPATH hiện đại, sắp xếp thời gian điều trị khớp gối ở lần sau để đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
“Đây là một kỹ thuật mổ mới, được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ cần đường mổ nhỏ, không cắt khối cơ xoay ngoài đùi và dải chậu chày mà chỉ mở bao khớp phía trên, do đó giúp giảm đau sau mổ, bệnh nhân có thể đi lại rất nhanh, quan trọng nhất là hạn chế tối đa nguy cơ trật khớp háng sau mổ” – TS Lê Trọng Phát cho biết.
Cũng như những bệnh nhân khác, ông A. mang tâm lý lo lắng về nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi mổ hoặc các rủi ro về quá trình gây mê, gây tê. Tuy nhiên, sau khi được tư vấn chi tiết, ông A. an tâm để bác sĩ Phát thực hiện ca mổ (bác sĩ Phát trước khi trở về Việt Nam từng có 10 năm giữ chức vụ phó trưởng khoa ngoại chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Franzikus, thành phố Linz, Cộng hòa Liên bang Đức).
Một cuộc sống mới trọn vẹn
Ca mổ thay khớp háng cho bệnh nhân A. chỉ kéo dài 70 phút tính từ thời điểm rạch da cho đến mũi khâu cuối cùng. Sau mổ ông A. đã hồi phục rất nhanh. Ngày đầu tiên sau mổ, ông được tập tỳ chân và đi lại bằng nạng, sau đó được xuất viện vào ngày thứ hai, tiếp tục tập vật lý trị liệu ngoại trú. Điều khó tin hơn với cá nhân ông A. là sau hai tuần xuất viện, ông gần như hồi phục hoàn toàn, có thể đi lại, sinh hoạt, làm việc bình thường.
Đến tháng 1-2020, sau 9 tháng làm phẫu thuật thay khớp háng thì ông B.d.A trở lại gặp bác sĩ Lê Trọng Phát và yêu cầu được thay khớp gối hai bên.
Ca phẫu thuật thứ hai ông A được thay khớp nhân tạo Medial Pivot Knee System thành công tốt đẹp, kiểm soát cầm máu tốt sau mổ, không cần đặt ống dẫn lưu, sử dụng kháng sinh dự phòng 1 liều duy nhất. Ông A. tập phục hồi chức năng khớp gối ngay ngày đầu sau mổ, giảm đau tốt.
BS Lê Trọng Phát nhận xét: “Nhờ thể trạng khỏe mạnh, thói quen sinh hoạt khá năng động nên khả năng phục hồi của ông A. nhanh hơn so với thông thường”. Trong khi các bác sĩ đồng nghiệp thì cho rằng, sở dĩ các bệnh nhân thay khớp có thể đi lại nhanh chóng và thoải mái là vì bác sĩ Phát rất mát tay trong việc tạo hình xương, ráp nối các khớp nhân tạo về lại đúng kích cỡ và trục sinh lý như ban đầu của cơ thể.
Trước bất kỳ ca mổ nào, tôi luôn hỏi bản thân 2 câu: “Nếu ca này là cha mẹ, người thân của mình thì mình sẽ mổ như thế nào? Nếu mình là bệnh nhân, mình sẽ mong được mổ ra sao? Đó chính là kim chỉ nam để tôi luôn nỗ lực tối đa trong từng ca mổ, để không chỉ đảm bảo sự thành công mà còn cố gắng mang lại sự hồi phục nhanh nhất và sự thoải mái cho cuộc sống bệnh nhân sau này”, TS Lê Trọng Phát chia sẻ tâm huyết.
Bài tập sau phẫu thuật khớp háng
Khớp háng là khớp nối liền giữa xương đùi và xương chậu, giúp thực hiện nhiều động tác như: đi, chạy, ngồi, bước lên, xuống cầu thang...
Người có những chấn thương bệnh lý về khớp háng thì phẫu thuật thay khớp háng là một giải pháp điều trị rất hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần duy trì thực hiện, luyện tập các bài tập nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ vùng đùi và quanh khớp háng, tăng độ linh hoạt cho khớp. Bước đầu quá trình tập luyện của người bệnh cần được bác sĩ phẫu thuật phối hợp bác sĩ phục hồi chức năng hoặc điều dưỡng viên kiểm tra và hướng dẫn.
Các bước tiến hành
Ngay sau mổ, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau và bắt đầu chương trình tập luyện ngay. Mục đích tập phục hồi chức năng là làm khỏe cơ và tăng dần biên độ vận động của khớp háng.
Nằm ngửa, hai chân co, từ từ nâng mông lên, khỏe cơ, giúp khớp háng linh hoạt.
Trong quá trình tập luyện, người bệnh có thể bước đi bình thường với khớp háng mới, tuy nhiên mới đầu sẽ đau và có cảm giác cứng khớp. Người bệnh nên dùng nạng hỗ trợ khi đi lại và tì chân mức độ hợp lý, với quy trình tập luyện người bệnh sẽ thích nghi dần và đau sẽ giảm dần, đến lúc sẽ hết đau.
Khởi đầu khi tập từ từ và tăng dần. Đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được, ví dụ như: đi bộ được 100m, bước lên và xuống cầu thang, đi dạo quanh một con phố nhỏ...
Tập khép và dạng háng: Nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, từ từ dạng chân ra rồi khép chân vào, đổi bên, lặp đi lặp lại 15-20 lần.
Tập gấp gối và háng: Nằm ngửa, co chân mổ lên (gối gấp 40-60 độ) và giữ 10-15 giây rồi duỗi ra, lặp lại 15-20 lần.
Duỗi háng: Nằm ngửa, 2 chân co. Từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ trong vòng 5 giây, lặp đi lặp lại 15 lần.
Tập cơ mông: Bệnh nhân nằm ngửa, gồng cơ mông (ép 2 mông lại gần nhau) trong vòng 5-10 giây, lặp lại 10 lần.
Tập khớp cổ chân: Nằm ngửa, kê một gối nhỏ dưới bắt chân để gót nâng khỏi mặt giường, duỗi tối đa bàn chân giữ trong 5 giây, rồi gấp tối đa bàn chân, giữ 5 giây. Lặp lại 15 lần.
Tập cơ tứ đầu: Nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng. Duỗi chân hết mức từng bên (gồng cơ tứ đầu) và giữ trong 5 giây, thả lỏng 5 giây rồi lặp lại. Tập trong vòng 10 phút. Nằm ngửa, kê một gối dưới khoeo, để gối gấp chừng 30-40 độ, duỗi thẳng gối từng bên, giữ 5 giây. Lặp lại 15 lần.
Một số điều cần lưu ý
Trong quá trình luyện tập có thể xuất hiện những bất thường hãy thông báo cho bác sĩ ngay.
Đi bộ đơn thuần không thay thế được các bài tập khác. Không nên ngồi lái xe ôtô khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Nên được bác sĩ tư vấn khi quan hệ vợ chồng.
Có thể chườm nóng và lạnh, thời gian chườm là 20 phút. Chườm lạnh giúp giảm sưng nề, giảm đau. chườm nóng giúp giãn cơ, làm tăng độ linh hoạt của khớp.
Thông báo cho bác sĩ có khớp nhân tạo khi phải tiến hành các cuộc phẫu thuật khác.
Tránh nguy cơ trật khớp, người bệnh không nên gấp đùi nhiều về phía bụng; xoay chân vào trong; không ngồi bắt chéo chân mổ; không ngồi xổm; không cúi cổ, khom người khi đi tất, đi giầy; khi ngủ nằm nghiêng về phía chân lành...
Người bệnh ngồi ghế cao, thường xuyên đặt gối giữa 2 chân khi ngủ, kê một gối đủ dày giữa 2 đầu gối khi nằm nghiêng.
Khi đi tất, giầy nên nhờ người khác hỗ trợ. Tránh thừa cân - béo phì...
Phẫu thuật thay khớp háng cải thiện chất lượng cuộc sống. Kết quả lâu dài phụ thuộc vào sự cố gắng tập luyện của người bệnh. Ngoài tập luyện, trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cần ghi nhớ những điều nên làm và không được làm để tránh nguy cơ trật khớp háng nhân tạo, hoạt động vừa sức, cố gắng giảm cân, duy trì cân nặng, góp phần tăng cường sức bền cho khớp.
Chườm lạnh hay chườm nóng để giảm đau? Chườm lạnh khi đau cấp tính, viêm, chấn thương mới, chườm nóng giúp kiểm soát các cơn đau mạn tính và chấn thương không viêm sưng. Bác sĩ Phan Ngọc Huy, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết chườm lạnh hoặc chườm nóng rất hiệu quả khi bị đau, chấn thương lưng, đầu gối, các khớp. Tùy loại...