Không đau khổ không phải tình yêu
Trong đôi mắt rất sáng của em ẩn giấu một ngọn lửa thâm trầm… (Ảnh minh họa)
Nếu không đắng không phải là trái khổ qua. Nếu không có chút đau khổ không phải là tình yêu.
Chị em tôi mồ côi từ nhỏ, phải sống cùng bà nội, nhà bà nghèo lắm. Tuổi học trò nhiều hôm tôi phải nhịn đói đi học. Vì thế Côn – bạn tôi sáng nào cũng bỏ một nắm cơm trong balô rồi dúi cho tôi vừa đi vừa ăn trên đường đến trường.
Lên THPT, từ nhà đến trường 12 cây số, tôi không có xe nên sáng nào Côn cũng đến đèo tôi đi học. Với tôi Côn không chỉ là một thằng bạn thân nối khố mà còn như một ân nhân. Rồi tôi và Côn cùng vào đại học, cùng trường, cùng khoa, ở cùng phòng ký túc xá.
Tình bạn của chúng tôi tưởng không gì đẹp hơn, không gì bền chặt hơn. Tôi vẫn bấm bụng dặn mình rằng sẽ cố gắng học tập thật tốt, phấn đấu để trưởng thành và trả ơn cho bạn. Tình bạn của chúng tôi có lẽ sẽ mãi như thế, nếu tôi không nhìn thấy em.
Em bé nhỏ, ngồi trong góc khuất của lớp. Mọi người thì ồn ào, còn em thì lặng lẽ, ít nói. Nhưng trong đôi mắt rất sáng của em ẩn giấu một ngọn lửa thâm trầm, rất khó diễn đạt hết bằng lời. Con gái có hàng trăm cách để làm đẹp nhưng chỉ có một cách duy nhất để làm duyên, ấy là ít nói.
Em có cái duyên đó – rất duyên. Tên em là Vân. Nhưng tôi thích gọi em là Phiến Vân. Đây là hai chữ trong một câu thơ Đường nổi tiếng của Đỗ Phủ: “Phiến vân thiên cộng viễn”. Một mảnh mây trắng ngần trên bầu trời xa xăm, mong manh, cô đơn lắm và cũng đẹp lắm. Tôi gọi em như vậy và đăng ký với em “bản quyền” cách gọi này, nghĩa là chỉ một mình tôi được gọi em như thế thôi.
Video đang HOT
Nghe tôi nói đến hai chữ “bản quyền” Vân mỉm cười và lặng lẽ gật đầu. Tưởng chỉ mình tôi nhìn ra vẻ đẹp bí ẩn của Vân thôi nhưng không phải thế, Côn cũng nhìn thấy sự hấp dẫn của mảnh mây trên trời cao. Và chúng tôi trở thành một bộ ba rất gắn bó trong lớp. Chúng tôi thường gặp nhau, trao đổi về bài vở, về văn học. Nhận xét của Vân bao giờ cũng độc đáo, bao giờ cũng bất ngờ và bao giờ cũng được sự đồng tình của tôi và Côn. Nhìn ánh mắt Côn tôi biết chắc rằng cậu ta đã thầm yêu Vân.
Ở đời có 3 thứ không giấu được – say rượu, cái nghèo và yêu. Có lẽ Côn cũng nhận thấy tình cảm đặc biệt của tôi đối với Vân. Vì thế, với mảnh mây trên trời cao kia, tôi với Côn là hai ứng viên bình đẳng và ngang phân nhau. Không biết rồi mảnh mây kia sẽ sà vào lòng ai? Không biết rồi cặp mắt bí ẩn kia sẽ dành cho ai? Đã hàng trăm lần tôi xác định rằng mình phải rút lui, để Côn là người thắng cuộc.
Đã xác định như thế, quyết tâm như thế nhưng tôi không sao quên nổi Vân. Đôi mắt bí ẩn ấy có một sức hút lạ lùng, càng ngày càng kéo tôi lại gần Vân hơn. Tôi đã nhiều lần tự mắng mình là một đứa vô ơn, không biết sống vì bạn. Rất nhiều lần Vân đến phòng chúng tôi chơi, tôi đã kiếm cớ bỏ đi để cho Côn và Vân có dịp gần nhau hơn và tự do hơn. Nhưng chân bước đi mà hồn tôi cứ ở lại, trái tim tôi cứ hướng về Vân, phấp phỏng, bồi hồi. Rồi chúng tôi tốt nghiệp.
Đôi mắt bí ẩn ấy có một sức hút lạ lùng, càng ngày càng kéo tôi lại gần Vân hơn… (Ảnh minh họa)
Ông bác ruột của Côn đang công tác ở Hà Nội nói với chúng tôi: “Cả hai đứa về cơ quan bác mà làm việc. Xin việc bây giờ không dễ đâu”. Như vậy lại thêm một lần nữa tôi phải mang ơn Côn. Khi tôi tâm sự với chị gái về tình cảm của tôi với Vân và ý định rút lui của tôi thì chị tôi nói: “Như thế là em chưa biết yêu, hoặc chưa thật sự yêu. Nếu yêu hết lòng và sâu sắc thì không ai lại nhường bạn vô lối như thế. Yêu cũng là một quá trình lựa chọn. Hãy để Vân tự lựa chọn. Em hãy thử mời Vân về nhà mình chơi xem. Nếu Vân đồng ý về thì có nghĩa là Vân đã lựa chọn rồi. Quê mình có sông, có biển, có núi, phong cảnh đẹp, coi như em mời bạn đi du lịch một chuyến nhân dịp nghỉ hè vậy. Vả lại đây là kỳ nghỉ hè cuối cùng của bọn em”.
Thật bất ngờ là Vân đã nhận lời mời của tôi. Trong khi Vân về nhà tôi chơi thì Côn đến cơ quan của ông bác để chuẩn bị thủ tục về làm việc ở đó. Chúng tôi đi tắm biển và đêm chèo thuyền thúng ra khơi để câu mực. Việc này tôi rất thạo, vì từ bé tôi đã một mình một thuyền ra khơi câu mực về để bà nội mang ra chợ bán. Con mực đi ăn rất khuya nên phải câu khuya mới được. Giống mực không có vũ khí gì để tấn công kẻ khác mà chỉ tự vệ thôi nên nó rất nhạy cảm với tiếng người. Muốn câu mực người ta phải ngậm tăm ở miệng để không nói. Còn tôi và Vân nói đủ thứ chuyện không đầu không cuối nên chẳng câu được con mực nào. Vậy mà tôi vẫn vui và Vân cũng rất vui.
Trước khi Vân ra Hà Nội, chị gái tôi quyết định làm món chim sẻ nướng khổ qua. Trái khổ qua bổ đôi, kẹp con chim sẻ vào giữa và nướng trên than hoa. Chim sẻ nướng như thế ăn thơm, béo và mát. Trái khổ qua tính mát, vị đắng, càng đắng càng mát. Khổ qua vườn không đắng bằng khổ qua núi, vì thế cũng không ngon bằng. Chị gái bảo tôi lên núi để hái khổ qua về cho chị nướng sẻ.
Tôi và Vân lên núi hái khổ qua. Khi qua suối, thấy dòng nước hơi sâu, tôi nói với Vân: “Suối sâu đấy. Em đừng lội để anh cõng em”. Ngoan ngoãn và tin cậy, Vân ngồi lên lưng để tôi cõng. Tôi cõng Vân lội suối, cảm được hơi thở nóng hổi của em phả vào má tôi và nghe tiếng tim em đập dữ dội sau lưng tôi. Sang bờ bên kia, tôi để Vân xuống và dán chặt đôi môi mình vào đôi môi nóng bỏng của em. Vân ôm tôi rất chặt và thì thầm: “Chỉ thế này thôi mà em phải chờ đợi cả 4 năm trời”.
Thế là tôi có Vân. Thế là từ nay tôi phải mang cái tiếng là kẻ vô ơn, tranh người yêu cả với ân nhân của mình. Nhưng sự thể đã thế rồi. Vân đã lựa chọn và chúng tôi đã bên nhau, dù có lẽ suốt đời tôi phải đau khổ và ân hận vì tình yêu.
Hình như cuộc sống là thế. Nếu không đắng không phải là trái khổ qua. Nếu không có chút đau khổ thì không phải là tình yêu.
Nhà văn Hoàng Hữu Các
Theo Gia đình
Gặp chàng trai mồ côi cứu người trong lũ
Nguyễn Văn Chung (19 tuổi) ở xóm 9, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh ra trong một gia đình có 4 chị em, mồ côi cha mẹ. Trong vụ chìm xe khách hôm 18/10 vừa qua, một hành khách đã may mắn được Chung cứu sống.
Nguyễn Văn Chung vẫn trên còn thuyền nhỏ quen thuộc chăn vịt hằng ngày
"Cứu tôi... cứu tôi..." - tiếng kêu cứu thảm thiết giữa dòng nước lũ sáng 18/10 lọt tới tai Chung khi em đang chèo thuyền đi lùa vịt. Chung nhớ lại, lúc đó em thấy một bóng người chìm nổi trên mặt nước sông Lam, lời kêu cứu đang tắt dần. ấy một bóng người lúc chìm lúc nổi khỏi mặt nước, cùng với đó là tiếng kêu cứu vang lên rồi tắt dần. Chung vội nhảy xuống cứu người, đưa lên thuyền. Người phụ nữ may mắn được Chung cứu hôm đó là bà Trần Thị Mừng (46 tuổi) ở Đăk Lăk, là một trong số những hành khách của chiếc xe bị lũ cuốn trôi ra sông Lam.
Sau này khi đã qua cơn hoạn nạn, lại biết ân nhân của mình là chàng trai mồ côi cha mẹ, bà Mừng đã xin nhận Chung làm con nuôi.
Chung cho biết thêm, hôm đó sau khi cứu được bà Mừng, nghe nói còn có nhiều người nữa cũng đang bị nạn giữa dòng Lam, Chung cùng nhiều người khác lại lao ra tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Nói về gia cảnh của mình, Chung bùi ngùi: "Học hết lớp 12 em không dám thì vào đại học vì nhà nghèo quá, bố mẹ mất sớm. Gia tài lúc ấy chỉ có chiếc xe bố để lại. Lúc đó chị gái khuyên em đi học nhưng em nghĩ nếu đi thì lấy tiền đâu ra, thôi thì đành gác lại giấc mơ đại học".
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao quà cho em Hiếu (em trai Chung, do chung đi làm chưa về) vì có hành động dũng cảm
Hiện Chung đang làm bốc vác cho Công ty TNHH Mê Sa (TP Vinh, Nghệ An), đồng lương chẳng đáng là bao. Để đủ tiền giúp út cậu em ăn học, Chung phải sống rất tằn tiện, chắt bóp (Ngoài hai chị gái, Chung còn một em út là Nguyễn Văn Hiếu - 15 tuổi - một buổi đi học một buổi về làm phụ hồ, dành tiền nuôi ước mơ đại học sau này).
Với hành động cứu người dũng cảm hôm 18/10, Chung đã được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đến thăm hỏi, động viên; đồng thời trao tặng suất quà 1 triệu đồng.
Khi được hỏi về tương lai, Chung chia sẻ: "Cả ba chị em không được học hành đến nơi đến chốn, giờ em chỉ mong có một ông việc ổn định để có thu nhập và nuôi em út ăn học thôi. Trước lúc bố mẹ mất đã căn dặn chúng em phải học hành đàng hoàng nhưng vì hoàn cảnh mà phải nghỉ học. Giờ còn cậu em út, dù khổ đến mấy cũng phải lo cho Hiếu được đi học đàng hoàng".
Theo Dân trí
Đau xót chuyện "lấy oán trả ân" Bàn thờ trong nhà của nạn nhân. Trong mấy ngày đầu tháng 9 vừa qua dư luận xôn xao về vụ thiếu nữ mới 14 tuổi bị sát hại dã man trong một nhà nghỉ ở Long Biên - Hà Nội. Đi sâu tìm hiểu thì biết được một câu chuyện vô cùng đau xót và thương tâm khi gia đình nạn nhân...