Không dám quát mắng dù con riêng của chồng quá hư
Nhiều hôm tôi chờ cơm cháu, hoặc phần cơm, nhưng cháu không ăn hoặc cũng không về ăn. Có lần cháu về thấy mâm cơm tôi úp lồng bàn để phần cháu, chẳng nói chẳng rằng cháu bê cả mâm đổ ụp luôn xuống cống sau nhà, bát đĩa vỡ tan, thức ăn văng tung tóe.
ảnh minh họa
Tôi về làm vợ của anh khi tôi 36 tuổi, cái tuổi mà các cụ vẫn gọi là “quá lứa lỡ thì”, nhất là lại ở vùng quê nghèo thuần nông như quê tôi thì việc tôi lấy được chồng là cả một chuyện lớn.
Anh làm kỹ sư lâm nghiệp, còn tôi là cô giáo tiểu học. Anh đã có vợ và hai con, nhưng vì nhiều lý do, vợ chồng anh chia tay và mỗi người nuôi một đứa con.
Qua mai mối của một phụ huynh có con học lớp tôi chủ nhiệm, anh đến nhà tìm hiểu tôi. Anh thật thà, chất phác, dễ gần và chúng tôi cởi mở, đồng cảm trò chuyện cùng nhau ngay từ những lần gặp đầu tiên.
Anh không hề giấu hoàn cảnh của mình, kể cho tôi nghe về cuộc sống gà trống nuôi con của bố con anh. Chia tay được hơn 3 năm, từ khi con trai anh mới học lớp 4, giờ cậu bé đã lên lớp 7, bắt đầu trổ mã, vỡ giọng và ra dáng một thanh niên đến nơi rồi.
Video đang HOT
Gần một năm đi lại, tìm hiểu, tôi về làm vợ anh. Chưa có con, tôi thật sự thương yêu con chồng và rất muốn chăm sóc, nuôi dạy cháu bằng tình cảm của một người mẹ.
Thế nhưng tôi càng gần gũi, chăm sóc cháu, cháu càng xa lánh tôi. Những khi anh có ở nhà, cháu cư xử với tôi dù không quá lạnh nhạt nhưng cũng tỏ rõ sự không mấy thiện cảm.
Bữa cơm tôi nấu nhiều khi chỉ có tôi và anh ngồi ăn, cháu viện ra nhiều lý do để tránh không ngồi ăn cơm cùng tôi, sau đó thì xuống bếp ăn một mình. Ăn xong bát đĩa, nồi niêu cháu bỏ mỗi nơi một thứ, nhiều hôm hơn 10 giờ đêm tôi vẫn phải xuống bếp dọn dẹp vì sợ để đồ ăn thừa, chuột, gián chui vào tha lôi mất vệ sinh.
Quần áo của cháu cũng vậy, dù tôi giặt sạch sẽ và gấp cẩn thận để đầu giường cho cháu, nhưng cháu thường xuyên lộn tung tóe đống quần áo, đồ mặc rồi và chưa mặc để lẫn lộn vào nhau.
Một đôi lần tôi có góp ý với cháu về việc cần ngăn nắp, gọn gàng trong chính phòng ngủ của cháu, cháu nói trống không với tôi, gương mặt lạnh tanh “ai khiến bà dọn”.
Không dám nói với chồng về những phản ứng ấy của cháu với mình, tôi âm thầm chịu đựng. Thế nhưng “cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, chẳng hiểu sao thời gian gần đây, càng ngày cháu càng hỗn hào, coi thường và cư xử rất khó chịu với tôi.
Những khi anh vắng nhà, đặc biệt là những thời gian anh đi công tác dài ngày, cháu gần như không về nhà, đi học là đi một mạch luôn đến tận khuya. Tôi sốt ruột, tìm đến nhà cô chủ nhiệm, nhà một vài bạn bè thân của cháu nhưng đều không thấy. Lủi thủi quay về thì gặp cháu đang mở cổng nhà, tôi chưa kịp nói gì, cháu quát sẵng “ai khiến bà đi tìm tôi, bà lo cái thân bà đi”.
Nhiều hôm tôi chờ cơm cháu, hoặc phần cơm, nhưng cháu không ăn hoặc cũng không về ăn. Có lần cháu về thấy mâm cơm tôi úp lồng bàn để phần cháu, chẳng nói chẳng rằng cháu bê cả mâm đổ ụp luôn xuống cống sau nhà, bát đĩa vỡ tan, thức ăn văng tung tóe.
Đổ mâm cơm xong, cháu quay lại, hất mặt nhìn tôi như thách thức…
Hôm rồi có bạn học cùng lớp của cháu đến nhà mượn vở, tôi ra mở cửa, bạn cháu vừa cất lời chào tôi thì cháu chạy xồng xộc từ trong nhà ra, nói với bạn “không việc phải chào, bà ấy có là cái thá gì trong nhà này đâu”.
Nghe cháu nói mà ngực tôi như muốn thắt lại. Tôi phải làm thế nào để cháu xóa đi ác cảm “mẹ kế” cay nghiệt bấy nay? Tôi phải làm thế nào để có thể khuyên răn, dạy bảo được cháu? Tôi thương cháu thật sự và muốn bù đắp những thiệt thòi, thiếu hụt cho cháu.
Theo TPO
Cô đơn một mảnh đời
Cô Nhài xuống ở hẳn trên thuyền ở Vực Nải đã được hơn chục năm. Ngôi nhà lá cọ ở giữa làng cả năm cô mới ghé qua đôi lần. Có việc gì lắm người ta mới thấy cô đặt chân lên đất. Quanh năm cô sống ở trên thuyền, làm bạn với cá, với sen...
Người ta kể rằng hồi trẻ cô đẹp lắm, làn da trắng muốt, tóc đen chấm gót. Vẻ đẹp mộc mạc tao nhã như hoa nhài. Đẹp là vậy mà chả ma nào thèm ngó ngàng tới, chẳng phải vì cô chanh chua, ngoa ngoắt mà ngược lại cô rất nết na thùy mị. Chỉ đơn giản là nhà cô có ổ bệnh cùi và lao. Ông nội cô bị cùi rụng hết ngón tay chân, vô phúc hai chú ruột của cô cũng bị cùi. Đến bố khỏe mạnh nên may mắn lấy được vợ, nhưng ông cũng qua đời khi vừa bước qua tuổi bốn mươi vì bệnh lao. Hai năm sau khi bố cô mất, mẹ cô vì đau buồn, vì lao lực nên cũng ra đi.
Bố mẹ mất khi hơn mười tuổi, cô được các anh chị chăm bẵm. Nghèo khó nhưng anh em vẫn sát cánh hết mực yêu thương nhau. Nhưng phận đời thật trớ trêu, cả hai anh trai cô dù khỏe mạnh nhưng đã ngoài ba mươi mà chẳng ai lấy được vợ. Làng trên xóm dưới, cứ thấy anh trai cô tán tỉnh để ý đến cô gái nào là y như rằng gia đình họ cấm tiệt. Buồn chán hai anh lần lượt vào tận vùng Tây Nguyên lập nghiệp. Chị gái cô cũng vậy, con gái có thì chị đành đi kiếm lấy đứa con để trông cậy lúc về già. Trách chi ông trời vô tình, hay chăng mấy đời trước gia đình cô đã gây nên nghiệp chướng gì cho cam nên kiếp này phải trả nợ. Chị gái cô sinh khó, đứa bé đã chết ngay trong bụng mẹ khi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời. Chị gái cô hóa điên đã đâm đầu xuống Vực Nải tự vẫn vài ngày sau đó.
Bao lần anh trai giục cô vào Tây Nguyên ở cùng mà cô cứ khất lần. Cô bảo vào sao được khi mồ mả cha mẹ, chị gái và cháu còn ở ngoài này lấy ai hương khói. Từ ngày chị gái mất, cô chuyển lên thuyền ở Vực Nải sống bằng nghề chài lưới và trông cá thuê. Rất ít khi người ta thấy cô lên bờ, mà có lên cô cũng bịt kín mặt như sợ người khác nhìn thấy dung nhan của mình. Đến ngày giỗ, hay ngày tảo mộ cô cũng thường đi vào ban đêm. Đình đám thì cô thường không đến, người dân trong làng cũng không giao lưu tiếp xúc. Chỉ có người chủ Vực Nải là còn hay ra tiếp tế gạo và củi lửa cho cô.
Người ta lại đồn thổi rằng cô là một thây ma, cái thuyền nhỏ của cô cứ thoắt ẩn thoắt hiện trong sương sớm. Vài kẻ trộm cá đã nhìn thấy cô mặt xanh, xõa tóc lướt trên mặt nước. Tin một đồn mười, mười đồn trăm, dần dần được thêm thắt đến ly kỳ, rùng rợn như các câu chuyện ma. Để giờ đến trẻ con khóc là người ta lại dọa: "Nín ngay không cho ra Vực Nải với bà Nhài bây giờ".
Chẳng biết các tin đồn ác ý đó có đến tai cô không, nhưng ít ai dám bén bảng ra Vực Nải nữa, có lẽ vậy cũng tốt, vì bọn trộm cá cũng không dám đến. Còn cô thì ngày càng tránh né mọi người. Cô sống riêng trong thế giới của mình, thi thoảng cô đậu thuyền lại góc chị gái đã tự vẫn ngồi nói chuyện một mình. Những đêm trăng sáng cô lại trút xiêm y vùng vẫy tắm tiên giữa bạt ngàn hoa sen. Hay những trưa hè cô xõa mái tóc dài thướt ra gội trước mũi thuyền. Cuộc sống của cô thật kỳ lạ, cô hạnh phúc với những điều người khác cho là khó hiểu, an phận với tất cả những dòng chảy cuộc đời.
Theo VNE
Phụng dưỡng bố mẹ có phải là việc của con trai? Cả xóm còn mỗi nhà này chưa làm đường bê tông nối từ đường lớn của xã vào. Hôm ba anh em gặp nhau chị cười bảo: "Anh cả bốn phần, cậu út bốn phần còn anh chị cũng có hai phần góp vào làm đỡ ông bà cái đường cho ăn tết được ngon". Vậy mà cậu em xửng cồ lên: "Làm...