Không công nhận “sự đã rồi” trên Biển Đông
Ngày 17-6, Hãng Kyodo News dẫn lời Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga – Tokyo thực sự quan ngại về các hành động đơn phương hòng thay đổi nguyên trạng và gây leo thang căng thẳng trong khu vực. Đồng thời khẳng định, kể cả khi Trung Quốc hoàn tất hoạt động cải tạo phi pháp, Nhật Bản cũng “không công nhận sự đã rồi”.
Cũng trong ngày 17-6, tờ Lenta.ru (Nga) đăng bài “Giới hạn của sự xích lại gần nhau Trung – Mỹ” của tác giả Igor Dnhisov. Theo đó, những thỏa thuận mới ký giữa Mỹ và Trung Quốc nhân chuyến thăm Mỹ của Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (từ 8 đến 13-6) hoàn toàn phù hợp với đường lối của Bắc Kinh. Theo ông Phạm Trường Long, Trung – Mỹ cần phát triển quan hệ quân đội song phương theo kiểu tin tưởng lẫn nhau, xây dựng trên cơ sở hợp tác, không xung đột và bền vững.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng họp báo
Ngày 16-6, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington rất quan tâm đến tuyên bố “hoàn tất việc xây dựng ở Biển Đông trong vài ngày tới” của Bắc Kinh. Đồng thời cho rằng, những kế hoạch được tuyên bố của Trung Quốc không góp phần làm giảm căng thẳng và ủng hộ giải pháp hòa bình, ngoại giao, bởi đó chỉ là củng cố đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp. Thậm chí Washington còn coi đây là một trò mới của Bắc Kinh, bởi Mỹ luôn quan ngại sẽ có những công trình xây dựng ngay sau tuyên bố hôm 16-6 của Trung Quốc, kể cả công trình xây dựng quân sự.
Ngày 16-6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngang nhiên tuyên bố, Bắc Kinh sẽ bắt đầu xây dựng các cơ sở để đáp ứng những “nhu cầu phòng thủ quân sự cần thiết” và nhu cầu dân sự, sau khi hoàn tất việc xây đảo. Thậm chí có chuyên gia còn tuyên bố, Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm quân sự, cũng như mưu đồ độc chiếm tài nguyên ở Biển Đông sau tuyên bố của ông Lục Khảng.
Bởi trước đó (15-6), ông Triệu Chí Minh, cố vấn trưởng của Hiệp hội Dầu khí và Công nghệ hóa dầu Trung Quốc tiết lộ, các siêu giàn khoan nước sâu mới sẽ được xây dựng trên nền tảng giàn khoan Hải Dương 981 để khai thác khí đốt tại Biển Đông trong giai đoạn từ nay đến 2020. Ngoài ra, ông Lục Khảng còn cho rằng, việc xây dựng đảo nằm trong cái gọi là chủ quyền “hợp pháp”, không đe dọa môi trường biển và không ảnh hưởng đến tự do hàng hải và hàng không, tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông!?
Cũng nhân dịp này, Trung Quốc đã công bố ảnh vệ tinh về bãi đá Chữ Thập sau khi hoàn tất bồi đắp. Thậm chí Tân Hoa xã còn cho biết, sau khi hoàn tất bồi đắp bãi đá Chữ Thập sẽ trở thành đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, gấp 120 lần so với đảo Ba Bình hiện nay. Trung Quốc bắt đầu xây dựng phi pháp đảo nhân tạo từ năm 2014 bất chấp sự chỉ trích của nhiều nước, trong đó có Mỹ.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga
Video đang HOT
Cùng ngày 16-6, tờ Đa Chiều cho rằng, tuyên bố tưởng chừng “vô thưởng vô phạt” của ông Lục Khảng lại là mũi tên độc nhằm 2 đích: một là “bẫy” các bên liên quan mặc nhiên thừa nhận các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép ở Biển Đông; hai là “đánh lừa, ru ngủ” dư luận bằng việc tạo ra “ảo giác” rằng, Trung Quốc đang xuống thang, đang hạ nhiệt căng thẳng.
Có chuyên gia phân tích nói thẳng, Trung Quốc bị mờ mắt vì tham vọng ở Biển Đông. Bình luận về tuyên bố của ông Lục Khảng, chuyên gia quan hệ quốc tế Triệu Khả Kim thuộc Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho rằng, đây là một “hình thức quản lý khủng hoảng” nhằm hạ nhiệt căng thẳng.
Ngày 15-6, trang tin news.com.au dẫn lời Giáo sư Josheph Siracussa, Phó trưởng khoa Nghiên cứu toàn cầu thuộc Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) của Australia cho rằng, quan hệ chặt chẽ về kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ cũng không ngăn được chiến tranh. Căng thẳng Trung – Mỹ xung quanh hoạt động xây đảo trái phép của Bắc Kinh ở Biển Đông đang gia tăng và 2 nước này đang “sôi sục chuẩn bị đánh nhau”.
Ông Josheph Siracussa cũng cho biết, tại Hội nghị Tái đánh giá trật tự hạt nhân toàn cầu hồi tháng 1 vừa qua, giới chuyên gia đã công khai đề cập tới cuộc chiến “không thể tránh khỏi” giữa Mỹ và Trung Quốc. Cũng trong ngày 15-6, tờ Nhân Dân nhật báo cho biết, Đô đốc Quan Hữu Phi, Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc vừa chủ trì cuộc họp báo về chuyến thăm Mỹ của Thượng tướng Phạm Trường Long.
Theo đó, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương tới Mỹ để thiết lập bầu không khí tích cực, chuẩn bị cho chuyến thăm Washington của Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Khi nhắc đến triển vọng thúc đẩy kim ngạch thương mại Mỹ – Trung lên hơn 500 tỉ USD, Bắc Kinh hy vọng, Washington sẽ để họ “rảnh tay” trên Biển Đông.
Cùng ngày 15-6, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho rằng, cùng với việc thúc đẩy tinh thần chống Trung Quốc ở trong nước lên cao, Philippines còn đưa vấn đề Biển Đông lên trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Mỹ. Trước đó (14-6), tờ Philippines Star dẫn báo cáo mới (dài 40 trang) của quân đội Philippines cho rằng, vì sự sơ xuất và coi nhẹ của các nhà lãnh đạo chính trị trước đây nên chủ quyền và an ninh trên biển của Manila nhiều lần bị xâm hại.
Cũng trong ngày 14-6, tờ Đa Chiều đã bình luận về kế hoạch “trói” Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông trong thời gian tới. Bởi Mỹ đang có kế hoạch thiết lập các căn cứ quân sự, và điều máy bay P-3 Orion tuần tra Biển Đông, nhằm giám sát các hoạt động trái phép của Trung Quốc ở vùng biển này. Đa Chiều còn cho rằng, Australia đang đánh giá các lựa chọn, trong đó có phương án triển khai máy bay P-3 từ căn cứ Butterworth tại Malaysia để giám sát hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Bà Mira Rapp Hooper, chuyên gia về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington cho rằng, tuyên bố hôm 16-6 của Trung Quốc chỉ nhằm “giảm nhiệt” căng thẳng trước cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung tại Washington trong 2 ngày 23 và 24-6.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng vất vả biện hộ với Mỹ về những hoạt động phi pháp của Bắc Kinh tại Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Châu Á – Thái Bình Dương Daniel Russell từng tuyên bố, các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông như lấn biển xây đảo, gia tăng yêu sách lãnh thổ làm cho dư luận nghi ngờ về những phát ngôn của Bắc Kinh. Và có người nói rằng, Trung Quốc càng hung hãn, Mỹ càng giám sát Biển Đông.
Theo Petrotimes
Đằng sau chuyện tướng Trung Quốc yêu cầu ngồi giữa khi họp với Mỹ
Khi thấy Tướng Phạm Trường Long được sắp xếp ngồi ở cuối hàng ghế, nhân viên Trung Quốc yêu cầu Mỹ bố trí lại để ông ngồi vào chỗ giữa, tạo ra một tình huống khó xử cho hai nước vốn đang căng thẳng vì tình hình Biển Đông.
Quan chức Mỹ và Trung Quốc thảo luận về vị trí chỗ ngồi trước buổi lễ tại Đại học Quốc phòng Mỹ. Ảnh: BBC
Khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc gặp nhau tại Washington để hội đàm cấp cao, quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng căng thẳng và khó xử, thậm chí khi họ cố gắng cải thiện.
Theo Tara McKelvey, phóng viên chuyên về Nhà Trắng của BBC, có thể thấy mối quan hệ nặng nề giữa Washington và Bắc Kinh qua khuôn mặt nghiêm nghị của các quan chức quân sự trong cuộc họp cuối tuần trước tại Đại học Quốc phòng ở Washington.
Họ tham dự lễ ký kết thỏa thuận để thiết lập cơ chế đối thoại giữa quân đội hai nước, nhằm phối hợp tốt hơn về hỗ trợ nhân đạo và đối phó với thiên tai.
Theo quan sát của McKelvey, không phải ai trông cũng hài lòng. Trước khi buổi lễ bắt đầu, một quan chức Trung Quốc đứng trước căn phòng và nhìn chằm chằm vào hai chiếc ghế trống ở phía cuối dãy.
Trên ghế dán hai biển tên, một trong số đó là "Tướng Odierno", tức Tham mưu trưởng Mỹ Raymond Odierno. Ghế còn lại dán chữ "Tướng Phạm", tức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long.
Quan chức Trung Quốc liền gọi một nhân viên Mỹ đến. "Chúng tôi đề nghị anh để Tướng Odierno và Tướng Phạm ngồi ở giữa", ông nói.
Người Mỹ đáp lại rằng ông ấy không muốn di chuyển ghế. Quan chức Trung Quốc liền nhìn vào hàng ghế một lần nữa rồi nói: "Chúng tôi thấy sắp xếp thế này không thích hợp".
Một nhân viên Mỹ liền bóc biển tên ra khỏi một chiếc ghế và dán vào ghế khác. Quan chức Trung Quốc gật đầu. "Tốt rồi", ông nói.
Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long và Tướng Mỹ Raymond Odierno ngồi ở giữa hàng ghế, chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận. Ảnh: China Daily
Quan chức Mỹ ở phía cuối căn phòng nói rằng họ cố gắng hành xử linh hoạt. "Giống như nhạc jazz", ông nói. "Chúng tôi biết ứng biến".
Các lãnh đạo của hai cường quốc cũng đang ứng biến. "Dù có những lúc hai quốc gia chúng ta có sự khác biệt, điều quan trọng là chúng ta đã ngồi cùng nhau", Tướng Odierno nói tại Đại học Quốc phòng.
Tuy nhiên, việc duy trì cân bằng quyền lực là điều khó khăn. Trung Quốc và Mỹ đang căng thẳng về tranh chấp Biển Đông và an ninh mạng. Việc tranh luận về vị trí ghế ngồi cũng được giới chuyên gia cho là có ý nghĩa chính trị.
Trung Quốc có cái lý của mình, Andrew Oros, một giáo sư tại Đại học Washington ở Chestertown, Maryland, người viết về chính sách an ninh châu Á nói.
Mỹ đã quen thiết lập chương trình nghị sự, và cả sắp xếp ghế ngồi. Bây giờ Trung Quốc đã có cơ lên tiếng. "Trung Quốc tin rằng nước này đang nổi lên là một thế lực lớn, và xứng đáng được tôn trọng", ông nói. "Nước này đang thể hiện điều đó bằng nhiều cách, bao gồm cả vị trí chỗ ngồi".
Còn một vấn đề khác. Lyle Goldstein, giáo sư Đại học Hải chiến ở Newport, Rhode Island, nói. "Bản ngã của cả hai bên đều rất lớn".
Phương Vũ
Theo BBC
"Trung Quốc mang vũ khí hạng nặng ra biển Đông là hành động đi xâm chiếm" "Hành động cải tạo các bãi đá ngầm không thuộc quyền và chủ quyền của Trung Quốc, nghiêm trọng hơn là việc mang vũ khí hạng nặng ra các bãi đá ngầm là hành động đi xâm chiếm, cả thế giới cần lên án hành động này". Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) nhấn mạnh như vậy trong phiên thảo luận...