Không công nhận, sẽ có nhiều người chuyển đổi giới tính chui
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền đã đặt ra vấn đề: Tại sao lại không công nhận chuyển đổi giới tính?
Phát biểu tại nghị trường Quốc hội cách đây ít phút, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền ủng hộ quyền chuyển đổi giới tính và nêu thí dụ: “Tôi gặp ba người. Một người là doanh nhân bảo rằng, em là doanh nhân, giải quyết được 100 lao động, mỗi năm đóng thuế cho Nhà nước 2 tỷ đồng, thế mà các bác, các anh các chị lại phân biệt đối xử với em.
Một người là bác sĩ bảo rằng, tôi là bác sĩ chữa bệnh cho bao nhiêu người, hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn được tặng Huân chương lao động hạng 3. Thế tại sao lại phân biệt đối xử với tôi. Tôi cũng là con người cơ mà?
Một anh ca sĩ thì nói rằng, em hát rất hay, mọi người ca ngợi cả, thế mà bây giờ các bác lại không công nhận chuyển đổi giới tính cho em”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Theo Đại biểu Thuyền, nên cho phép chuyển đổi giới tính công khai, còn quy định như dự thảo luật hiện nay thì sẽ dẫn tới khuyến khích chuyển đổi chui”.
“Chuyển đổi giới tính nói là làm theo luật. Nhưng khi đã chuyển rồi thì đương nhiên cho đăng ký lại (tên và tên đệm – pv). Luật không cấm thì họ có quyền làm, họ làm xong thì vẫn được công nhận, mà lại là làm chui. Thế thì tại sao lại không công nhận? Theo tôi là phải công nhận, cho phép chuyển đổi giới tính”, ông Thuyền nói.
Đại biểu Trịnh Ngọc Phương cũng cho rằng, chuyển giới tính là nhu cầu chính đáng, đi kèm với đó là sự thay đổi về tên gọi và tên đệm cho phù hợp với giới tính.
Đại biểu Phạm Xuân Thường cũng nêu ra sự mâu thuẫn, khi luật không cho phép chuyển đổi giới tính, nhưng lại nói rằng khi đã chuyển đổi thì công nhận.
Video đang HOT
“Tôi đồng tình với quan điểm của Đại biểu Thuyền, hiện nay việc này đang tồn tại trong xã hội chúng ta và cả các quốc gia khác trên thế giới. Vậy thì tại sao chúng ta không thừa nhận? Tôi cho rằng nếu đã quy định vào luật thì nên thừa nhận để có hướng dẫn, điều chỉnh, còn nếu không thì bỏ ra khỏi luật rồi xây dựng văn bản khác để quy định về vấn đề này”.
Đại biểu Nguyễn Thúy Anh thì cho biết, cần phải có những quy định điều kiện cụ thể đối với người chuyển đổi giới tính.
“Ở một số quốc gia quy định chuyển đổi giới tính được điều chỉnh bởi các luật y sinh học. Còn Bộ luật dân sự và luật hộ tịch thì quy định về điều kiện nhà nước cho phép người chuyển đổi giới tính thay đổi tên và các nghĩa vụ liên quan. Một người chuyển đổi giới tính sẽ phải trải qua khoảng 30 cuộc phẫu thuật khác nhau, phải tiêm hóc môn giới tính, do đó sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều, tuổi thọ ngắn.
Tôi nói như vậy không phải là để phản đối chuyển đổi giới tính, mà là mong muốn có quy định cụ thể hơn. Thí dụ ở một số quốc gia họ quy định, người chuyển đổi giới tính phải từ 18 tuổi trở lên, chưa lấy vợ hoặc chồng, cam kết giữ giới tính đó đến khi chết…”.
Tại điều 37 dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi) luật quy định về Chuyển đổi giới tính: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Nhiều ý kiến không tán thành với quy định của dự thảo về việc không công nhận quyền chuyển đổi giới tính nhưng người đã chuyển đổi giới tính được thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân kèm theo giới tính mới được chuyển đổi.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về mục đích, nguyên nhân của việc chuyển giới, trường hợp nào được chuyển đổi giới tính để tránh lạm dụng. Ý kiến khác đề nghị chưa nên quy định “công nhận việc chuyển đổi giới tính”.
Để bảo đảm tính thận trọng, hợp lý, đề nghị Quốc hội cho tách việc chuyển đổi giới tính thành một điều riêng (Điều 37 mới) và chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định:
“Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
"Quyền làm chủ của dân thì phải công khai để dân giám sát"
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa nhấn mạnh quan điểm này khi Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
Căn cứ chương trình kỳ họp và ý kiến cử tri, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định thời gian, nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.
Trong trường hợp chưa đồng ý với việc trả lời chất vấn, đại biểu có thể chất vấn lại vấn đề mình quan tâm tại phiên chất vấn.
"Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, trong dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định rõ về quy trình chất vấn, trả lời chất vấn và khi trả lời chất vấn bằng văn bản, người bị chất vấn phải trực tiếp mà không ủy quyền cho người khác trả lời", ông Lý cho hay.
Đồng thời, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị cho tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội quy định giảm thời gian trả lời chất vấn bằng văn bản từ 30 ngày xuống 20 ngày và bổ sung quy định các trường hợp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, HĐND, Thường trực Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản để đảm bảo công khai, minh bạch.
Thảo luận về nội dung này, Đại biểu Huỳnh Nghĩa - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.Đà Nẵng chỉ rõ, theo quy định luật hiện hành thì những đối tượng chịu sự chất vấn là chức danh cụ thể liên quan con người cụ thể.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua có nhiều đại biểu chất vấn Thủ tướng, Chủ tịch UBND các cấp, nhưng người được chất vấn lại giao cho cấp phó trả lời, vì pháp luật không bắt buộc đích danh trả lời hoặc không cấm uỷ quyền trả lời trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Ông Nghĩa nói thẳng: "Tôi đề nghị điều chỉnh theo hướng các chức danh chịu chất vấn không được uỷ quyền cho cấp dưới trả lời chất vấn. Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân chất vấn chức danh nào thì chức danh đó trực tiếp trả lời.
Đại biểu Quốc hội Huỳnh Nghĩa. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Vì đại biểu là người đại diện cho cử tri và cử tri luôn mong muốn vấn đề được đích danh trả lời nhằm khắc phục hạn chế, tìm ra giải pháp tối ưu để quản lý điều hành đất nước, ngành mình, địa phương mình phát triển tốt hơn".
Cũng theo ông Nghĩa, các phiên chất vấn ở Quốc hội đều truyền hình, phát thanh trực tiếp, nhưng chất vấn tại Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố thì có một số địa phương không truyền hình, phát thanh trực tiếp.
Vì vậy, dự thảo luật cần bổ sung thêm quy định bắt buộc các phiên chất vấn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh truyền hình trực tiếp; ở cấp huyện, xã truyền thanh trực tiếp nhằm tạo sự đồng bộ thống nhất trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, tạo điều kiện cho cử tri theo dõi, giám sát.
Ông Nghĩa nhấn mạnh: "Kỳ họp của cơ quan thể hiện ý chí và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân thì phải công khai để nhân dân giám sát".
Cùng chung quan điểm này, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền - Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh yêu cầu, trả lời chất vấn là trách nhiệm của cấp trưởng chứ không thể ủy quyền cho cấp phó.
Ông Thuyền nói: "Ông trưởng ở nhà mà ông phó trả lời là vô lý. Tôi từng dự phiên họp mà giám đốc sở đang ngồi dưới mà phó lên trả lời chất vấn. Luật này không quy định thì tất cả giao cấp phó hết. Do đó nên nghiên cứu quy định chỉ khi nào cấp trưởng vắng mặt mới được uỷ quyền cho cấp dưới".
Ngọc Quang
Theo giaoduc
"Đặt tên 100 chữ cái có chấp nhận được không?" "Tên quá dài phải viết tắt rất dễ nhầm lẫn, không thể chấp nhận được trong giao dịch dân sự. Nếu không không có giới hạn, người dân đặt họ tên lên đến 100 chữ cái thì cơ quan nhà nước có chấp nhận hay không?", đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nói. Ngày 25/6, thảo luận Bộ luật dân sự sửa đổi tại...