Không công bố chi tiết lịch trình bệnh nhân Covid-19
Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị trực thuộc, không công bố danh tính, chi tiết lịch trình di chuyển và quá trình tiếp xúc của bệnh nhân Covid-19.
Theo yêu cầu của Bộ Y tế hôm 21/5, các đơn vị, địa phương chỉ công bố, khuyến cáo những điểm đến có nguy cơ về dịch tễ (nơi có người dương tính Covid-19), để người dân đã từng đến đây thực hiện ngay biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh.
“Các đơn vị chỉ đạo, quán triệt nhân viên y tế thực hiện nghiêm quy định tại Luật Khám chữa bệnh, không được tiết lộ bằng bất cứ hình thức nào thông tin cá nhân (danh tính, tuổi, địa chỉ…) của bệnh nhân mắc Covid-19″, Bộ Y tế nêu rõ và lưu ý các đơn vị cung cấp thông tin cho báo chí kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh, để người dân không chủ quan, nhưng không gây hoang mang, nhất là khi dịch bệnh bùng phát.
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong khu cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Ảnh: Ngọc Thành
Video đang HOT
Trước đó, ngày 20/5, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản gửi Bộ Y tế, nêu rõ việc công khai danh tính và lịch trình di chuyển của nhiều bệnh nhân Covid-19 gần đây bộc lộ nhiều bất cập.
Những thông tin này được Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) các địa phương công bố, phần nhiều dựa vào khai báo của người bệnh, “khiến cho dư luận, cộng đồng bám theo bình luận, bàn tán, kỳ thị, xâm phạm đời tư, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của người nhiễm bệnh và cuộc sống, sinh hoạt của gia đình họ”.
Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị và địa phương không công bố danh tính, chi tiết lịch trình di chuyển và chi tiết quá trình tiếp xúc của bệnh nhân Covid-19.
Giá dịch vụ y tế thỏa đáng
Hướng tới mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Bộ Y tế vừa xây dựng dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi và đang tiếp tục lấy ý kiến, hoàn thiện để Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp năm 2021.
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo luật sửa đổi là quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh theo cách hoàn toàn mới.
Theo đó, chuyển cách tính giá dịch vụ y tế trên cơ sở hạng bệnh viện sang tính giá dịch vụ y tế thông qua việc đánh giá chất lượng cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, vấn đề này đang còn nhiều ý kiến tranh cãi.
Theo nhiều chuyên gia y tế, chất lượng dịch vụ y tế phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị và chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Hiện, cả nước có gần 50.000 cơ sở khám, chữa bệnh, với hơn 80.000 bác sĩ đang làm việc. Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và đem lại sự hài lòng cho người bệnh.
Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, các dịch vụ y tế đã được chuyển từ "thu một phần viện phí" sang cơ chế "giá dịch vụ". Qua đó, giá dịch vụ y tế từng bước được tính đúng, tính đủ, chuyển dần theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế trên cơ sở hệ thống các danh mục dịch vụ, vật tư, thiết bị y tế và hệ thống đơn giá. Đây là bước đổi mới cơ bản về tài chính y tế, khắc phục tình trạng "bao cấp qua giá", giúp các cơ sở y tế thực hiện tự chủ tài chính và tăng sự lựa chọn cho người bệnh.
Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ nhiều nơi chưa tương xứng với giá dịch vụ khám chữa bệnh. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trung ương vẫn diễn ra và đang là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Bởi vậy, Bộ Y tế cho rằng, điều chỉnh cách tính giá dịch vụ y tế dựa trên chất lượng của từng cơ sở khám chữa bệnh, giá tính theo từng gói dịch vụ, không tính đơn lẻ là hướng đi mang tính đột phá, tạo động lực, cơ hội để các cơ sở khám chữa bệnh không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng và phục vụ người bệnh tốt hơn. Đồng thời khắc phục được sự thiếu công bằng trong cách tính giá dịch vụ căn cứ vào hạng bệnh viện hiện nay.
Theo cách tính này, với mức chất lượng nhất định sẽ tương đương với một mức giá cố định, điều này khuyến khích các cơ sở y tế tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng, đảm bảo công bằng và quyền lợi của người bệnh. Giải pháp này cũng góp phần hạn chế việc lạm dụng các kĩ thuật cận lâm sàng không cần thiết, giảm chi phí cho người bệnh.
Không phủ nhận quan điểm tích cực từ cơ chế này, nhưng nhiều ý kiến lo ngại, việc áp dụng cách tính này đối với bệnh viện chuyên khoa thì phù hợp, nhưng đối với những bệnh viên đa khoa, việc đánh giá chất lượng để đưa ra một mức giá chung cho bệnh viện là khó khả thi. Thậm chí, quy định thiếu chặt chẽ sẽ phát sinh những tiêu cực trong hệ thống y tế khi các bệnh viện "chạy đua" để được công nhận là bệnh viện tốt hoặc tạo ra những "lỗ hổng" có khả năng gây ra trục lợi và lạm dụng quỹ bảo hiểm y tế.
Do vậy, dư luận cho rằng, ngành y tế nên thiết lập giá dịch vụ y tế theo khung, với biên độ nhất định chứ không nên áp dụng một giá. Đồng thời, Bộ Y tế cần sớm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng cụ thể, giao cho các đơn vị thẩm định độc lập thực hiện việc đánh giá, chấm điểm và công nhận hạng chất lượng các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tính khách quan, giá thành phải đi đôi với chất lượng dịch vụ.
Bộ Y tế: Sẽ xét nghiệm cho những người từng đến TP.Chí Linh và sân bay Vân Đồn Bộ Y tế vừa có công văn về việc Tổ chức khai báo, xét nghiệm người về từ ổ dịch COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh. Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, trong thời gian từ đầu tháng 1/2021 ghi nhận ổ dịch COVID-19 tại TP.Chí Linh, tỉnh Hải Dương...