Không còn nỗi sợ bệnh phong
Người bệnh phong không còn bị kỳ thị và đã được chung sống bình thường trong cộng đồng. Công tác phòng chống phong của Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao
Ngày 29-10, tại Sơn La, Bệnh viện Da liễu Trung ương phối hợp với Sở Y tế tỉnh Sơn La tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động phòng chống phong 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Tỉ lệ người mắc bệnh phong giảm mạnh
Theo PGS-TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế – đánh giá cao công tác phòng chống phong của 63 tỉnh, thành trên cả nước đã thực hiện tốt kế hoạch triển khai loại trừ bệnh phong tại tuyến huyện (theo Thông tư 17/2013/TT-BYT ngày 6-6-2013 của Bộ Y tế), chỉ đạo từ chăm sóc tàn tật cho bệnh nhân phong đến phục hồi chức năng về thân thể, kinh tế, giáo dục cho bệnh nhân phong và thực hiện rộng khắp các công tác tuyên truyền loại trừ các định kiến xã hội, giảm kỳ thị về bệnh phong và duy trì mạng lưới thành quả của chương trình để tiến đến mục tiêu cuối cùng là “chấm dứt hoàn toàn bệnh phong ở Việt Nam”.
Dự án phòng chống bệnh phong của Việt Nam đã hợp tác với Hội chống phong Thụy Sĩ và Tổ chức Y tế thế giới để cùng chung tay đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân phong.
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, trước đây bệnh phong được coi là bệnh nan y, khó cứu chữa, nhưng sau này có thuốc đơn hóa trị liệu, đa hóa trị liệu… nhiều bệnh nhân phong đã được chữa trị kịp thời, chống lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là thành công trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.
“Hiện nay tất cả bệnh nhân phong được điều trị bằng đa hóa trị liệu đủ liều, đủ thời gian quy định, điều trị tại nhà và miễn phí hoàn toàn. Trường hợp có biến chứng có thể điều trị nội trú tại các cơ sở y tế. Nếu phát hiện sớm thì chỉ sau 6 tháng đến một năm điều trị là có thể khỏi bệnh hoàn toàn, không để lại di chứng” – PGS Thường nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương thăm hỏi, động viên bệnh nhân phong tại tỉnh Thái Bình
Đánh giá kết quả của hoạt động phòng chống phong trong những năm qua, các chuyên gia nhấn mạnh, hoạt động phòng chống phong của Việt Nam đã bước sang một thời kỳ mới, tỉ lệ lưu hành và tỉ lệ phát hiện bệnh phong ở cộng đồng đều giảm (từ năm 2016-2020, tỉ lệ lưu hành bệnh phong trên toàn quốc giảm từ 0,02/10.000 dân xuống còn 0,01/10.000 dân; tỉ lệ phát hiện giảm còn 0,2/100.000 dân).
Các hình thức khám phát hiện bệnh phong vẫn được triển khai tại các tỉnh như khám tiếp xúc, khám cụm dân cư, khám thông qua hình ảnh, khám lồng ghép vào các chuyên khoa khác, người bệnh tự đến cơ sở y tế… người mắc bệnh phong được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tư vấn tự chăm sóc tàn tật, được hỗ trợ kinh tế, nghề nghiệp…
Các thuốc điều trị bệnh phong vẫn được bảo đảm cung cấp miễn phí, kịp thời và đầy đủ. Công tác phòng chống tàn tật cho người bệnh phong vẫn được tiến hành dưới nhiều hình thức: phát hiện điều trị tốt cơn phản ứng phong, tư vấn tự chăm sóc tàn tật, cấp các dụng cụ trợ giúp: giày, chân giả… điều trị loét ổ gà, phẫu thuật, phục hồi chức năng cho người bệnh phong bị tàn tật…
Video đang HOT
Việc tuyên truyền, các loại hình truyền thông về bệnh và chống kỳ thị bệnh phong được triển khai đa dạng, dưới nhiều hình thức giúp người dân nhận thức đúng về bệnh phong, giảm trừ các định kiến xã hội.
Gia tăng bệnh nhân đa kháng thuốc
Tuy nhiên, theo Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, vẫn còn những khó khăn, thách thức trong công cuộc phòng chống bệnh phong hiện nay ở dự án phòng chống phong nói chung, các đơn vị da liễu tuyến tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh nói riêng đó là mạng lưới tổ chức chưa thống nhất; các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, cán bộ y tế thiếu, kiêm nhiệm, thuyên chuyển công tác.
Ở nhiều tỉnh tuy đã được kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong nhưng vẫn xuất hiện bệnh nhân mới; nguồn lực, vật lực cho công tác phòng chống phong bị giảm, thành kiến bệnh phong vẫn còn trong cộng đồng, tỉ lệ tàn tật độ 2 ở bệnh nhân phong mới phát hiện có xu hướng gia tăng.
“Bệnh phong hiện tại vẫn còn tuy số ca có giảm nhưng xu hướng đa kháng thuốc tăng lên, nếu chương trình chống phong dừng lại thì rất khó duy trì được mạng lưới chống phong. Không những thế, các thuốc chống phong từ trước đến nay đều được WHO cấp miễn phí hoàn toàn cũng sẽ phải dừng lại và sợ rằng, bệnh nhân phong đa kháng thuốc lây lan ra cộng đồng khiến việc điều trị rất khó khăn, những người dị hình tàn tật không có nơi nương tựa và không được chăm sóc… Đây thực sự là vấn đề lớn của nước ta và thế giới” – PGS Thường chia sẻ.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đề xuất giải pháp để hoàn thiện mục tiêu cuối cùng đó là chấm dứt hoàn toàn bệnh phong: duy trì và kiện toàn mạng lưới từ trung ương đến địa phương; tăng cường năng lực quản lý chương trình của cán bộ chống phong tuyến tỉnh/thành, tiếp tục đề nghị là Chương trình mục tiêu y tế để duy trì kết quả bền vững, duy trì mạng lưới chống phong, đa dạng hóa công tác truyền thông, chống kỳ thị, tránh được nguy cơ bệnh phong quay trở lại.
Chẩn đoán nấm da: Dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm đều quan trọng
Nấm da là tình trạng nhiễm nấm trên vùng thân mình và ở các vùng khác nhau của tay chân. Tuỳ vào tác nhân gây bệnh khác nhau mà gây ra các bệnh nấm da tại các vị trí khác nhau. Chấn đoán nấm da sớm rất quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả.
Hiểu rõ, nấm da là một bệnh tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh lớn nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu. Cảm giác ngứa ngáy do nấm da gây ra nhiều ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt, lao động, luyện tập.
Vì vậy, chẩn đoán nấm da sớm và chẩn đoán đúng bệnh đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.
Chẩn đoán bị nhiễm nấm da có thể thực hiện qua thăm khám lâm sàng hoặc kết hợp với cách cạo tìm nấm trên da và soi dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, còn một số kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu hơn giúp chẩn đoán nấm da trong các trường hợp khó, kháng trị và cho kết quả chính xác.
1. Nấm da được chẩn đoán qua lâm sàng
Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám cơ bản ban đầu có tác dụng trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe và giúp người bệnh cũng như bác sĩ phát hiện những bất thường. Lâm sàng được hiểu là bác sĩ chỉ nhìn qua, khám bằng cách sờ, gõ, nghe,... vào các bộ phận cơ thể mà chưa có bất kỳ can thiệp hay xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nào khác.
Vì vậy, khám lâm sàng là bước đầu tiên trong sử dụng trong thăm khám tất cả các bệnh và bệnh nấm da cũng được thăm khám bằng cách này.
Từ kết quả khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu các yếu tố gây ra tác động đến người bệnh như độ tuổi, môi trường, nguy cơ mắc bệnh để chỉ định được thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng hay xét nghiệm lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác về bệnh nấm da mà người bệnh đang mắc phải.
Dù khám lâm sàng đơn giản và cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng và định hướng được tình trạng cũng như nguyên nhân và nguy cơ mắc nấm da.
Các triệu chứng lâm sàng do nấm da gây ra có dạng cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, bệnh nấm da thường mãn tính dai dẳng. Thường do T.rubrum gây nên. Do đó, chẩn đoán phân biệt với các bệnh nấm da khác như: vảy nến, chàm, phong, viêm nang lông sâu, bệnh da có phỏng nước khác, chốc do liên cầu...
Bác sĩ có thể chẩn đoán nấm da thông qua khám lâm sàng - Ảnh Internet
2. Chẩn đoán nấm da dựa vào dịch tễ
Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tình trạng sức khỏe quần chúng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe đó. Từ đó tìm kiếm mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và yếu tố liên quan từ đó xây dựng giải pháp để can thiệp nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe.
Do đó, kiểm tra dịch tễ nấm da với người nghi ngờ bị bệnh và có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh bị nấm da.
- Thực hiện kiểm tra nấm da bằng cách lấy mẫu để kiểm tra nấm: Từ đó đưa ra chẩn đoán nấm da xuất hiện do nguyên nhân nào? Những vị trí cần được kiểm tra dịch tễ các vị trí bị nấm như: da mặt, da tóc, da bẹn, nấm trên da hay trên móng tay, móng chân,...
Sau đó sẽ được soi bằng kính hiển vi hoặc nhiều phương pháp khác để tìm ra loại vi khuẩn, virus gây nấm trên da. Kiểm tra dịch tễ xong có thể tìm ra mối liên quan gây ra bệnh nấm da để tìm kiếm giải pháp can thiệp, hỗ trợ điều trị nấm da hiệu quả.
Nấm da cần được chẩn đoán dựa vào dịch tễ của người có nghi ngờ bị bệnh hoặc có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người đang bị bệnh nấm da - Ảnh Internet
3. Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nấm da
Kết quả bệnh nấm da được chẩn đoán đúng thông qua các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm bằng đèn Wood:
Đèn Wood tạo ra tia cực tím bước sóng 3.660 Ao. Thực hiện xét nghiệm bằng cách cho bệnh nhân vào buồng tối, chiếu đèn cách da đầu bệnh nhân 15 - 30 cm, những sợi tóc nhiễm nấm sẽ phát huỳnh quang (có màu xanh vàng sáng nếu tóc nhiễm M.audouinii, M.canis, M.ferrugineum, màu xanh trắng đục nếu tóc nhiễm T.schoenleinii).
- Xét nghiệm trực tiếp nấm da:
Đối với những trường hợp bị nấm da tại các vị trí như tóc, móng, vẩy da có thể được xét nghiệm bằng dung dịch KOH 10 - 20%. Xét nghiệm này có thể thấy sợi nấm, bào tử đốt.
Hình ảnh sợi nấm và bảo tử đốt trong vẩy da - Ảnh Internet
- Xét nghiệm nấm da bằng cách nuôi cấy:
Thực hiện nuôi cấy bệnh phẩm vào môi trường Sabouraud có cloramphenicol và cycloheximid để ở nhiệt độ phòng. Sau khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuần sẽ thấy nấm mọc.
Sau đó, thực hiện định loại nấm đưa vào hình thái đại thể, vi thể và các nghiệm pháp sinh học như nghiệm pháp xuyên tóc, các yếu tố cần thiết cho sự phát triển để nhận định loại nấm mà người bệnh đang mắc phải.
Đây là một trong những biện pháp xét nghiệm đối với những trường hợp nấm da khó tìm ra nguyên nhân, tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn và vi nấm ký sinh cơ hội gây bệnh nấm da.
Phục hồi chức năng tổn thương não cần sớm và kiên trì Tổn thương não (gồm tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, mổ u não...) không chỉ để lại di chứng rất nặng nề cho chính người bệnh mà còn gây tâm lý bất ổn cho người nhà bệnh nhân. Những tổn thương này tuy ở mức độ khác nhau, nhưng lại dẫn đến tàn tật nhiều nhất. Tổn thương não không...