Không còn mẹ đẻ, mẹ chồng vẫn đuổi tôi về ngoại sinh con
Hai vợ chồng tôi sửng sốt vô cùng trước lời đề nghị như ra lệnh của bà. Tôi nhìn thấy ánh mắt bàng hoàng của chồng trước thái độ của chính mẹ đẻ.
Mẹ tôi mất từ khi tôi còn nhỏ nên khi lấy chồng, tôi mong mẹ chồng coi tôi như con ruột để tôi tận tâm báo hiếu bà.
Trước khi lấy chồng, tôi thấy mấy đứa bạn thân ai cũng khoe có mẹ chồng hiện đại, tâm lí, hai mẹ con thân thiết như ruột thịt. Khi ấy tôi thầm ước sau này mình cũng được như thế. Mẹ tôi mất từ khi tôi còn nhỏ nên khi lấy chồng, tôi mong mẹ chồng coi tôi như con ruột để tôi tận tâm báo hiếu bà. Tuy nhiên, đời không chiều lòng người.
Tôi quen chồng qua người quen giới thiệu. Chúng tôi không còn trẻ nên hết thời mơ mộng. Nhìn thấy nhau không phải tiếng sét ái tình nhưng cả hai bên đều có tình cảm nên nhanh chóng đi đến hôn nhân. Gia đình anh gia giáo và gần ngay nhà tôi. Chính cái chân thật của anh khiến tôi nhanh chóng tin tưởng và đặt cuộc đời mình vào anh.
Ngày tôi lên xe hoa, ai cũng nói tôi may mắn lấy được chồng hiền lành. Cả bố và mẹ chồng đều là những người trí thức đã nghỉ hưu. Cưới xong chưa đầy một tuần chồng lại đi công tác, nửa tháng anh mới về một lần.
Tuy là dâu mới, chân ướt chân ráo về nhà chồng, khi không có chồng ở nhà nhưng tôi luôn tự tin là mình có thể hoàn thành tốt vai trò làm vợ, làm dâu con. Tôi luôn tâm niệm, lấy chồng theo chồng, bố mẹ chồng cũng là bố mẹ mình. Do suy nghĩ ấy, tôi luôn gần gũi và hết lòng yêu thương họ.
Trong khi bố chồng tôi là người dễ gần thì mẹ chồng lại có vẻ khó tính hơn, hoặc có lẽ bà chỉ khó tính với tôi. Làm dâu chẳng bao lâu tôi và bố chồng thân thiết như bố và con gái. Còn khoảng cách giữa tôi và mẹ chồng ngày một lớn. Tôi càng gần bà thì bà càng tìm cách đẩy tôi ra xa. Mối quan hệ mẹ chồng nàng tuy không có xích mích gì nhưng không thể gần gũi được. Hai mẹ con chẳng mấy khi ngồi nói chuyện hay đi đâu cùng nhau. Giữa tôi và bà luôn có một bức tường vô hình.
Biết tôi không còn mẹ đẻ, mẹ chồng vẫn kiên quyết bắt tôi về nhà đẻ sinh con.
Khi tôi mang bầu, là lần đầu nên tôi còn bỡ ngỡ nhiều thứ. Những chuyện chưa biết, mặc dù có thể tìm hiểu trên mạng hay hỏi bạn bè nhưng tôi đều cố gắng để hỏi bà. Tôi mong muốn nhờ đứa con kết nối hai mẹ con với nhau. Tuy nhiên bà chẳng mấy để tâm đến tôi hay đến đứa cháu trong bụng. Tôi hỏi thì bà bảo có thế mà cũng phải hỏi, sắp làm mẹ rồi mà cái gì cũng hỏi.
9 tháng tôi mang thai bà không nỡ nấu cho tôi nồi cháo hay hỏi han xem cháu có phát triển tốt không. Thỉnh thoảng bà chỉ hỏi xem dự kiến bao giờ sinh. Không có mẹ đẻ, chồng ở xa, mẹ chồng không quan tâm, bản thân lại bận bịu với công việc khiến 9 tháng mang thai người tôi xanh xao. Thêm vào đó, thái độ của mẹ chồng khiến tôi càng suy nghĩ hơn. Có thể bà không ưa tôi, nhưng chẳng lẽ bà không cần cả cháu bà hay sao.
Video đang HOT
Chuyện chưa dừng lại ở đó. Khi còn khoảng nửa tháng nữa là tôi sinh. Vợ chồng tôi được bà mời ra nói chuyện. Bà bảo tôi nên về nhà đẻ sinh để bên nhà dễ chăm sóc. Ở bên này bà già yếu không thể chăm cháu nhỏ suốt ngày đêm được. Giọng kiên quyết như không thể thay đổi được.
Hai vợ chồng tôi sửng sốt vô cùng trước lời đề nghị như ra lệnh của bà. Tôi nhìn thấy ánh mắt bàng hoàng của chồng trước thái độ của chính mẹ đẻ mình. Bà thừa biết, tôi không còn mẹ, bố tôi già yếu lại là đàn ông làm sao chăm cháu được. Tôi có anh có chị, nhưng anh chị tôi người đi làm ăn xa, người có nhà riêng có giúp thì chỉ chốc lát thôi. Bà làm vậy không khác nào ép tôi vào chân tường.
Tuy mang trong lòng cả một cục tức nhưng tôi vẫn nín nhịn giải thích cặn kẽ. Mặc cho tôi nói, mặc những lời chồng tôi giãi bày, mặc bố chồng tôi khuyên nhủ bà vẫn một mực giữ ý kiến của mình. Chồng tôi còn bảo với bà rằng tôi vẫn sẽ ở nhà, khi tôi sinh anh sẽ xin phép nghỉ, theo lịch có thể xin nghỉ 20 ngày nên vợ chồng tôi sẽ tự chăm con.
Nói đến nước đấy rồi mà mẹ chồng tôi còn không đồng ý. Bà bảo nhà có trẻ con quấy khóc đêm ngày bà không ngủ được. Cứ cho đứa bé về với ông ngoại chơi, khi nào mẹ con tự chăm nhau được thì về.
Tôi thực sự không hiểu mẹ chồng tôi nghĩ gì. Người ta chỉ mong gần con gần cháu, đây lại là cháu đầu trong gia đình. Thái độ của bà khiến tôi và chồng buồn vô cùng. Cả gia đình, từ tôi, chồng tôi và ngay cả bố chồng đều không thể hiểu sao bà lại hành động như vậy.
Theo PNT
Chồng tôi không bằng cái điện thoại!
Vì chồng tôi cứ nhậu về khuya không báo cáo, cứ nhăn nhó khi nghe tôi "trình bày", cứ quên tiệt những ngày kỷ niệm của hai người, nên thà tôi bỏ quách anh và yêu chiếc điện thoại của mình còn hơn.
Tôi yêu chiếc điện thoại của mình, nó là thứ đầu tiên tôi nhìn tới, chạm vào trước khi đi ngủ và mỗi sớm mai thức giấc. Khi tôi chán nản, nó mang cho tôi những niềm vui nho nhỏ bằng một thông báo mới trên Facebook, một like trên Instagram. Khi tôi vui mừng, tha hồ chia sẻ phút giây ấy với mọi người chỉ bằng một bức ảnh, một status. Và khi tôi cô đơn quá trời, tiếng chuông điện thoại vang reo, hoặc điện thoại rung rung trong túi vì tin nhắn, là nỗi cô đơn của tôi sẽ rủ nhau tan biến như hơi. Tôi yêu chiếc điện thoại mất rồi.
Với chồng tôi thì khác.
Một bữa, tôi hỏi anh:
- Anh có nhớ hôm nay là ngày gì không?
Thứ 7. Rõ là đang nghỉ ở nhà đây mà còn hỏi.
- Thế thôi à, anh chẳng nhớ gì thật chứ?
Còn chuyện gì nữa, chẳng lẽ LẠI ĐÃ một năm ngày cưới à?
- Thế anh nghĩ mình cưới nhau được 50 năm rồi chắc?
Khi tôi vui mừng, tha hồ chia sẻ phút giây ấy với mọi người chỉ bằng một bức ảnh, một status.(ảnh minh họa)
Chồng tôi lúc ấy cứ há hốc mồm. Rõ là anh ta hoàn toàn quên béng. Còn trên điện thoại, cả 1 tá lời chúc của bạn bè đã dành cho hai vợ chồng tôi trong ngày đặc biệt này.
Một bữa khác, tôi và chồng hẹn nhau đi làm về sẽ qua thăm chị gái tôi mới sinh. Vợ chồng hẹn nhau rất rõ ràng vào buổi sáng nhưng đến tối, đợi mãi, 8h rồi 9h vẫn chẳng thấy tăm hơi chồng đâu (gọi điện thoại thì rặt một giọng nữ trung thông báo: hiện không liên lạc được). 10h hơn anh về nhà, người đầy mùi rượu.
- Sao anh về muộn thế, sáng nay mình đã nói sẽ cùng nhau sang thăm mẹ con chị H rồi cơ mà.
Ôi dào, anh đàn ông con trai ai lại đi thăm bà đẻ. Chẳng ra làm sao cả.
- Thế nhậu khuya không báo một câu để em đợi cả tối cũng chẳng làm sao?
Thì biết làm thế nào, cả cơ quan đi, mình không đi để bị nói này nói nọ à. Em chẳng hiểu gì cả.
Lần ấy, đến lượt tôi há hốc mồm. Hẳn tôi mà đi thăm bà đẻ với chiếc điện thoại, thì đâu ai dám nói nọ, nói kia, tôi cũng không phải là người không hiểu lý lẽ.
Một bận khác, tôi cãi nhau với sếp. Cũng không hẳn là chuyện tôi sai hay sếp sai, nhưng rõ ràng tôi rất cần được chia sẻ. Cả ngày rầu rĩ, chồng chẳng nhận ra. Tối nằm ngủ tôi khều chân định nỉ non một lúc cho bớt bực.
Và thực tế là tôi cũng đã yêu chiếc điện thoại hơn hẳn ông chồng chưa - chịu - thay - đổi này.(ảnh minh họa)
- Hôm nay em cãi nhau với sếp. Chị ấy khó tính kinh khủng và hoàn toàn sai.
Làm gì có ai hoàn toàn sai. Em cũng nên xem lại mình trước khi khẳng định thế.
- Làm sao anh lại nghĩ là em nên xem lại mình khi chưa nghe em kể mọi chuyện.
Trời, em kể dài dòng lắm, mà khuya thế này. Mai anh còn phải đi từ làm sớm đấy.
Lúc ấy, đèn ngủ có lờ mờ, nhưng hẳn là cả mặt tôi lẫn mặt chồng đều nhăn nhúm như hai cái giẻ lau. 5 phút sau anh đã ngáy o o còn tôi thì tức trào nước mắt. Tôi vơ lấy điện thoại tự soạn tin nhắn gửi cho mình: "Sếp đã rất sai còn chồng bạn không chịu chia sẻ. Anh ấy sai gấp 100 lần".
Vậy đấy, vì chồng tôi cứ nhậu về khuya không báo cáo, cứ nhăn nhó khi nghe tôi "trình bày", cứ quên tiệt những ngày kỷ niệm của hai người, nên thà tôi bỏ quách anh và yêu chiếc điện thoại của mình còn hơn.
Và thực tế là tôi cũng đã yêu chiếc điện thoại hơn hẳn ông chồng chưa - chịu - thay - đổi này.
Theo VNE
Trong cuộc chiến này, tôi vô tội Một người mẹ vì thương con của mình, một người mẹ vì đứa con mình đứt ruột đẻ ra mà chiến đấu, mà hi sinh thì có tội gì? Tôi đã cố gắng hết sức, đã phấn đấu, đã kiên trì vì mình, vì con để có được ngày chúng tôi đoàn tụ. Vậy thử hỏi, tôi có tội gì? Tôi lấy chồng,...