Không còn là vùng “đất dữ”
Hơn 10 năm trước, cái tên Thanh Nhàn gợi lên một sự ám ảnh, bởi “xóm liều”, bởi tệ nạn ma túy và trình độ dân trí không đồng đều. Trong 5 năm trở lại đây, Thanh Nhàn đã có diện mạo mới, không chỉ được đánh giá là một trong những phường “mạnh” của quận Hai Bà Trưng về sự phát triển cơ sở hạ tầng, là địa bàn có những sáng kiến, biện pháp hữu hiệu trong công tác GPMB, mà mới đây, Thanh Nhàn đã “thoát” khỏi danh sách phường “trắng” bậc học mầm non.
Công viên Tuổi trẻ Thủ đô và Trường mầm non, 2 điểm nhấn kiến trúc – giáo dục của phường Thanh Nhàn
Xóa đi tiếng xấu
Nhớ lại “thời gian khó” của phường Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND phường – ông Nguyễn Tiến Hải trầm ngâm: “Tiếng là phường nội đô, nhưng hạ tầng kỹ thuật địa bàn hết sức nghèo nàn. Khái niệm văn minh đô thị là điều gì đó xa vời. Là phường, nhưng Thanh Nhàn phổ biến tình trạng nhà không số, phố không tên”. Xóm Vạn Hoàng, xóm Vũ Đỗ Long, những địa danh ấy từng là nỗi ám ảnh, bởi tệ nạn ma túy. Quãng năm 1997 đến năm 2000, nói đến Thanh Nhàn, người ta nghĩ ngay đến “xóm liều”, đến ma túy. Sau “trận đánh lớn” gần 2 tháng trời của CATP Hà Nội, hồi năm 2000, “xóm liều” Thanh Nhàn bị xóa sổ. Nhưng đến tận năm 2004, ma túy vẫn lén lút, nhức nhối ở phường phía Nam quận Hai Bà Trưng này, cùng với sự chậm chuyển biến của nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Đâu là “cú hích”, là “bí quyết” tạo nên bước chuyển của phường Thanh Nhàn? Câu hỏi chúng tôi đặt ra với bà Nguyễn Thị Minh Hà – Bí thư Đảng ủy phường Thanh Nhàn. “Trước hết, đó là sự quyết tâm, chung ý chí của Đảng ủy, HĐND, UBND phường, nhất định phải tạo sự chuyển biến. Yếu tố quan trọng nữa, là chúng tôi tranh thủ được sự quan tâm, chỉ đạo của thành phố, của quận. Và không thể thiếu cho sức bật của Thanh Nhàn thời gian qua, là sự đồng lòng, ủng hộ của mỗi người dân”.
Hãy cùng điểm lại khối lượng công việc mà cán bộ, nhân dân phường Thanh Nhàn đã làm được trong 5 năm trở lại đây. Hoàn thành GPMB khu vực phía Nam công viên Tuổi trẻ Thủ đô, và trong tháng 12- 2012, các hạng mục vi phạm trong công viên, thuộc thẩm quyền giải quyết của phường, đã được xử lý triệt để. “Các hạng mục vi phạm vượt thẩm quyền, phường đang cùng cơ quan chức năng của quận tham mưu thành phố, và sẽ xử lý xong trong quý I-2013″, Chủ tịch Nguyễn Tiến Hải thông tin. Cùng với công viên Tuổi trẻ Thủ đô, phường Thanh Nhàn cấp tập hoàn thành GPMB dự án mở rộng, nâng cấp đường Thanh Nhàn, dự án vành đai I đoạn Ô Đống Mác – Nguyễn Khoái, với hàng nghìn hộ dân trong diện phải di chuyển chổ ở, cắt xén. Riêng trong hai năm 2011, 2012, phường Thanh Nhàn đã bê tông hóa được gần 100% đường phố, ngõ, ngách.
Video đang HOT
Không còn cảnh “trắng” trường
Câu chuyện giáo dục là điều mà lãnh đạo phường Thanh Nhàn tâm đắc nhất. Mấy năm trước, hai trường THCS và Tiểu học Minh Khai phải học chung. Cơ sở vật chất chật chội, nên nhà trường không thể bố trí các lớp bán trú. Những gia đình có điều kiện, thường không mặn mà cho con em học tại địa bàn. Năm 2010, trường THCS Minh Khai được xây mới, tạo điều kiện cho việc tách cấp. Trong vòng 2 năm sau, cô trò trường THCS Minh Khai đã phấn đấu, được thành phố công nhận đạt chuẩn quốc gia. Xong hai bậc Tiểu học và THCS, phường Thanh Nhàn tập trung giải quyết sự đau đáu khác: “trắng” bậc học mầm non! Mà ở Hà Nội, những phường “trắng” bậc học mầm non như Thanh Nhàn, đếm được trên đầu ngón tay. Giải quyết nhu cầu, bức xúc ấy của người dân, lãnh đạo phường Thanh Nhàn bắt tay vào “hành trình” tìm đất, và nhận được sự đồng thuận của người dân, di dời, bàn giao mặt bằng tại tổ dân phố 18, số 4 đường Trần Khát Chân. Khi bài viết này đến tay bạn đọc, cô trò trường mầm non Thanh Nhàn đã hoàn thành học kỳ I năm 2013. Chủ tịch Nguyễn Tiến Hải thông tin vui: “Không chỉ xóa tình trạng “trắng” bậc học mầm non, phường đã được quận tạo điều kiện khởi công xây dựng trường mầm non thứ hai ở 63 Ngõ Quỳnh. Việc hoàn thành hai trường mầm non sẽ giải quyết nỗi trăn trở lớn của Đảng bộ, nhân dân phường Thanh Nhàn”.
Trong 5 năm qua, có thể chứng kiến sự đột phá tích cực ở phường Thanh Nhàn, ở lĩnh vực y tế, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Từ năm 2007 đến năm 2011, Đảng bộ phường liên tục được công nhận trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho nhân dân và cán bộ phường về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Đặc biệt năm 2012, Chủ tịch nước đã quyết định trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho nhân dân và cán bộ phường Thanh Nhàn. Đó là phần thưởng xứng đáng, ghi nhận quá trình đoàn kết, bền bỉ, trách nhiệm, xây dựng một địa bàn văn minh- phát triển cho Thủ đô.
Theo ANTD
Sau tin vui, nghĩ đến việc phải làm
Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều qua, 21-11, ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua. Đồng chí Bí thư Thành ủy cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô sẽ không say sưa trong niềm hân hoan này, lập tức phải suy nghĩ, biến niềm vui thành hành động, đưa Luật đi vào đời sống với hiệu quả cao nhất.
Các đại biểu nhấn nút thông qua Luật Thủ đô
- PV: Đồng chí Bí thư có thể chia sẻ cảm xúc khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua?
- Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội: Là một công dân Thủ đô, đồng thời cũng là Trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội, tôi thấy việc Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của Quốc hội đối với yêu cầu phát triển của Thủ đô, với nhiệm vụ xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại. Tôi cho rằng đây không chỉ là tin vui đối với tất cả công dân Thủ đô mà cũng là tin vui đối với người dân cả nước quan tâm, yêu quý Thủ đô Hà Nội.
- Đồng chí có thể cho biết, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội sẽ đón nhận Luật với tinh thần như thế nào?
- Tôi khẳng định rằng, Hà Nội đón nhận Luật Thủ đô với tinh thần, trách nhiệm cao nhất. Mục tiêu là phải làm sao để động viên được tất cả mọi người ở Hà Nội cũng như người dân trong cả nước, ngoài tình cảm với Thủ đô, đều có thể góp sức, góp phần xây dựng Thủ đô của chúng ta thật văn minh hiện đại, thực sự xứng đáng với truyền thống nghìn năm văn hiến.
Trước khi có Luật Thủ đô, công việc mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô phải giải quyết hàng ngày vốn dĩ đã hết sức to lớn và khó khăn. Sau khi có Luật Thủ đô, tất nhiên sẽ có những thuận lợi mới, nhưng đồng thời cũng giao cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội những trách nhiệm mới, hết sức nặng nề và cũng hết sức cao cả. Lâu nay, mọi người vẫn trông mong Thủ đô phải luôn xứng đáng với lòng mong đợi của cả nước, bây giờ niềm mong đợi đó còn lớn hơn nữa.
Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô, tôi cũng như lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nghĩ đến những việc sẽ phải làm, chứ không phải say sưa với niềm hân hoan này. Suy nghĩ của tôi cũng như lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội là phải có trách nhiệm cao nhất, phải làm sao để thực hiện tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi chính đáng của nhân dân cả nước về việc xây dựng, phát triển Thủ đô. Ví dụ, về quản lý quy hoạch đô thị phải làm tốt hơn, trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự phải tốt hơn...
Các đại biểu Quốc hội phấn khởi sau khi Luật Thủ đô được thông qua
- Hà Nội xác định đâu sẽ là khâu đột phá nhất trong việc thực hiện Luật, thưa Bí thư?
- Trong Luật Thủ đô thì trên mỗi lĩnh vực ít nhiều đều có những cơ chế, chính sách đặc thù, ví dụ vấn đề về giáo dục, văn hóa, vấn đề về đầu tư ngân sách... Nhưng tổng hợp lại, cái chung nhất và lớn nhất, đó là Luật tạo ra vị thế cho Thủ đô của đất nước. Nó khẳng định vị trí và tầm quan trọng rằng nơi đây là Thủ đô của đất nước ta, là nơi đặt trụ sở của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, nơi đặt các cơ quan ngoại giao và nơi diễn ra những sự kiện lớn trong nước cũng như quốc tế, một vị thế riêng biệt của Thủ đô với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Tôi cho rằng khâu cần phải làm ngay chính là chấn chỉnh lại kỷ cương xã hội. Trước kia chưa có Luật Thủ đô, chúng ta đã cố gắng để làm tốt những điều này. Khi có Luật chắc chắn sẽ thực hiện tốt hơn, ví dụ trong Luật Thủ đô quy định mức phạt vi phạm hành chính ở nội thành trong 3 lĩnh vực văn hóa, đất đai, xây dựng cao tăng gấp đôi, nên tính răn đe cao hơn. Nhưng giải pháp dài hơi vẫn phải là tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người, cùng với đó phải tăng cường các chế tài, biện pháp xử phạt.
Khuê Văn Các là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội -
Nội dung này trong Luật Thủ đô có 77,31% ĐBQH nhấn nút thông qua
- Một trong những nội dung được thảo luận nhiều nhất cho đến trước khi Luật Thủ đô được thông qua, đó là quy định siết chặt nhập cư vào nội thành Hà Nội. Bí thư có thể chia sẻ, Hà Nội sẽ thực hiện quy định này trong Luật như thế nào để tạo chuyển biến tích cực nhất?
- Ước tính, nếu thực hiện hạn chế nhập cư như quy định của Luật, mỗi năm chúng ta sẽ hạn chế được vài trăm nghìn người nhập cư vào nội thành so với khi chưa có quy định này. Như vậy, trong vòng 4-5 năm tới, sẽ giảm bớt được khoảng 1 triệu người cho nội thành Hà Nội. Điều này sẽ tạo ra một chuyển biến rất lớn, rất tích cực. Thử nghĩ, lo cho 1 triệu người ăn ở, học hành, khám chữa bệnh, đi lại, an ninh trật tự... quả là vấn đề không nhỏ.
Tôi nghĩ với những người dân mong muốn sự dễ dàng hơn trong nhập cư vào Thủ đô, thì bản thân họ cũng là những người yêu quý Thủ đô, muốn sinh sống và cống hiến cho Thủ đô, muốn chung tay góp sức xây dựng Thủ đô. Tuy nhiên, từ góc độ quản lý, xây dựng Thủ đô, chúng ta phải tìm ra bài giải như thế nào cho tốt nhất, hiệu quả nhất. Tôi nhấn mạnh lại, những quy định chặt chẽ về nhập cư chính là nhằm đảm bảo đời sống cho những người sau khi nhập cư tốt hơn. Ít nhất cũng phải đảm bảo cho người dân sống được với những điều kiện trung bình, tối thiểu, chứ không phải chấp nhận cho nhập cư rồi mặc cho họ tự bươn chải...
- Luật Thủ đô đi vào đời sống, Hà Nội sẽ có được một diện mạo mới, xứng tầm hơn như kỳ vọng, thưa Bí thư?
- Tôi nghĩ Luật Thủ đô không phải đem lại cho Hà Nội một đôi đũa thần, vung một cái là ngày mai thay đổi ngay mà sự thay đổi phải có quá trình. Việc chuyển biến trong thực tế phải có thời gian. Tuy nhiên, đây sẽ là nhân tố quan trọng để đẩy nhanh quá trình này.
- Xin cảm ơn đồng chí Bí thư!
Không phải mình an cư lạc nghiệp rồi mà làm khó người khác
Quy định chặt chẽ về nhập cư xét cho cùng cũng là để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho những người đang thường trú và những người đủ điều kiện thường trú ở nội thành Hà Nội, chứ không phải vì mình an cư lạc nghiệp rồi mà đặt điều kiện làm khó người khác. Quận Hoàn Kiếm có diện tích 4,5km2, chỉ lớn hơn công viên Đại Nam ở Bình Dương 0,5km2, mà đến 22 vạn dân ở đó. Tôi đến phố cổ thấy tình trạng 7-8 hộ dân sống chung trong một số nhà. Hà Nội đang phải di dời bớt trường học, bệnh viện, ngay cả bộ, ngành Trung ương cũng phải chuyển ra khỏi những khu vực quá tải. Dự án giãn dân phố cổ cũng đang phải đầu tư với số vốn lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Đã quá tải rồi mà lại dễ dàng tiếp nhận một bộ phận mới vào thì rõ ràng là gây thêm khó khăn.
Hành vi vi phạm ở Hà Nội có hậu quả rất khác
Xử phạt về đất đai, môi trường, xây dựng ở một nơi mà giá đất 200-300 triệu đồng/m2, họ chỉ lấn 1m2 ở hồ Tây là có 300-400 triệu đồng, nếu cứ áp dụng phạt mức chung của cả nước thì họ vui lòng nộp phạt ngay. Hậu quả của hành vi vi phạm ở Hà Nội chắc chắn gây ra cho cộng đồng hơn nơi khác rất nhiều, một xe đổ phế thải ra giữa đường phố ở Hà Nội hậu quả rất khác ở miền núi... Mọi người vẫn lẫn lộn giữa TP Hà Nội với tư cách một đô thị với Hà Nội với tư cách của thủ đô. Tới đây có xây dựng Luật Đô thị thì cũng không thể quy định bao quát được những đặc thù của thủ đô Hà Nội. Thủ đô thì nước nào cũng chỉ có một.
(Trích nội dung một số ý kiến phân tích của ĐBQH Phạm Quang Nghị với những ví dụ hiển hiện, đầy sức thuyết phục khi đoàn Hà Nội thảo luận ở tổ về Luật Thủ đô ngày 27-10-2012)
Theo ANTD
Đồng sức, đồng lòng - nông thôn mới sẽ thành công Sáng qua 7-1, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã chủ trì kiểm tra kết quả triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân" tại xã Liên Mạc, huyện Mê Linh. Bí thư...