Không còn kiển tra 1 tiết, học sinh bớt áp lực kiểm tra hay tăng gánh nặng gỡ điểm?
Theo Thông tư 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các môn học sẽ giảm đầu điểm kiểm tra, bỏ bài kiểm tra 1 tiết. Thông tin này khiến cộng đồng học sinh có nhiều ý kiến trái chiều.
Thông tư 26 của Bộ GD-ĐT đã đưa ra một số thay đổi về cách đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, đáng chú ý nhất là quy định mới về các loại kiểm tra, đánh giá.
Theo đó, chương trình học của teen sẽ có hai loại kiểm tra đánh giá: Kiểm tra, đánh giá thường xuyên (kiểm tra miệng, kiểm tra viết và thực hành dưới 1 tiết); Kiểm tra, đánh giá định kỳ (kiểm tra giữa và cuối kỳ). Mỗi môn học có 2 đầu điểm đánh giá định kỳ.
Số đầu điểm kiểm tra được giảm tải.
Video đang HOT
Với loại kiểm tra, đánh giá thường xuyên, số đầu điểm tùy thuộc vào số tiết học từng môn. Môn học có từ 35 tiết trở xuống/ năm học có 2 đầu điểm, môn học có từ 35 – 70 tiết/ năm học có 3 đầu điểm, môn học có từ 70 tiết/ năm học có 4 đầu điểm.
Như vậy, các môn chính như Toán, Ngữ văn… cũng sẽ chỉ có 6 đầu điểm kiểm tra. Trước quy định mới này, cộng đồng teen đưa ra nhiều ý kiến tranh luận.
Bạn Trịnh Thanh Đan bình luận: “Vậy là giờ chỉ còn điểm kiểm tra 15 phút và kiểm tra miệng, bài giữa kỳ, cuối kỳ. Nếu có bài nào điểm kém thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến điểm tổng kết, cũng không có cơ hội gỡ điểm như trước nữa”.
Các bạn học sinh lo lắng khi chỉ còn điểm kiểm tra thường xuyên, điểm giữa kỳ và cuối kỳ.
Bạn Hoàng Anh (Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Có thêm bài kiểm tra một tiết thì tụi mình sẽ có ý thức ôn tập trong chương trình học, kiến thức không bị dồn đọng. Nếu bỏ đầu điểm 1 tiết cũng không dễ gỡ điểm hơn, mình cũng lo là đề thi sẽ khó hơn”.
Một số bạn khác lại cảm thấy nhẹ nhõm khi giảm số đầu điểm trong chương trình học. Bạn P.M.Q (THPT Minh Phú, Hà Nội) chia sẻ: “Bỏ bài kiểm tra 1 tiết thì bớt áp lực điểm số, các bạn học sinh có thể tự linh hoạt việc học của mình. Các thầy cô cũng có nhiều thời gian hơn để dạy học”.
Trước những thay đổi trong kỳ học mới, bạn nào cũng hoang mang vì không biết điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tập của mình. Không ít bạn bức xúc, cũng có nhiều bạn cảm thấy thoải mái với quy định bỏ đầu điểm 1 tiết. Còn bạn, bạn suy nghĩ như thế nào?
Đọc chi tiết này trong đề thi ai cũng hú hét vì sung sướng nhưng rồi chợt nhận ra "ừ thì là có nhưng có như không mà thôi"
Thầy cô quả là cao tay khi đã khiến học sinh rơi tự do từ hạnh phúc xuống hụt hẫng. Cảm giác này hẳn ai cũng từng trải qua khi cắp sách đến trường.
Đối với học sinh, nhất là những học sinh chưa giỏi thì việc kiểm tra miệng, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút hay đi thi luôn là nỗi ám ảnh. Trong những giờ kiểm tra như thế này, ai cũng mong hỏi được bài bạn hoặc được thầy cô trông coi "thoáng" một chút để còn có cơ hội mở tài liệu ra quay cóp mong qua môn.
Chắc hẳn ai cũng mừng rơn khi cầm bài thi và đọc ngay được dòng chữ "được sử dụng tài liệu khi làm bài".
Tuy nhiên thầy cô của chúng ta sau bao năm tiếp xúc với lũ học trò nhất quỷ nhì ma đâu có dễ dàng để chúng ta quay cóp. Sau niềm hạnh phúc tột cùng vì được xem tài liệu thì chắc hẳn ai cũng biết với những đề thi mở như thế này, dù có lục tung tài liệu cũng không tìm thấy đáp án ở đâu. Đúng là đề mở, nhưng mở ở đâu thì... còn tùy!
Vì vậy mà không ít học sinh sau giây phút hạnh phúc tột cùng đã rơi xuống cảm giác hụt hẫng. Chắc hẳn nhiều bạn thay vì làm bài đã phải ngồi ê chê ngêu ngao bài hát của ca sĩ Hiền Hồ "ư thi la co nhưng co như không mà thôi". Quả thật, không có gì là dễ dàng!
Với những đề thi "được xem tài liệu" nhưng kiến thức lại "nằm ngoài vũ trụ" như thế này thì chỉ có những bạn nào chăm chỉ học hành, hiểu bản chất của vấn đề mới mong làm được bài thôi. Vì vậy thay vì nghĩ cách để được chép tài liệu thoải mái, chi bằng chúng mình cứ học hành chăm chỉ có phải hơn không!?
Cháu trai đang học online, bỗng thấy "lạnh gáy", hình ảnh phía sau thực sự bất ngờ Các thành viên trong gia đình đều muốn theo dõi con nhà mình học online ở nhà như thế nào? Thời gian qua, vì tình hình dịch bệnh nên nhiều trường tổ chức học online cho học sinh. Đây là cách giúp các em không bị quên kiến thức. Các lớp chỉ cần điện thoại hay máy tính có kết nối mạng, tải...