Không còn hy vọng, Nepal ngừng tìm kiếm nạn nhân động đất
Không còn hy vọng tìm thấy nạn nhân sống sót, Nepal quyết định ngừng tìm kiếm để chuyển sang công tác giúp những người còn sống vượt qua khó khăn.
Ngày 4/5, Nepal đã chính thức yêu cầu các quốc gia ngừng các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn sau hơn 10 ngày nỗ lực chạy đua với thời gian, do không còn hy vọng tìm thấy người sống sót sau trận động đất kinh hoàng 7,9 độ Richter hôm 25/4 ở thủ đô Kathmandu.
Video: Nepal ngừng tìm kiếm nạn nhân động đất. (Theo: TTXVN)
Trận động đất kinh hoàng ở Nepal đã cướp mạng sống của 7.366 người và làm bị thương gần 14.500 người. Thương vong được cho là còn tăng cao, khi thêm các nạn nhân tiếp tục được tìm thấy. Thảm họa này đã dẫn tới một nỗ lực cứu hộ và cứu trợ quốc tế lớn.
Tuy nhiên, con số thương vong vẫn chưa dừng lại và có thể tăng lên tới 10.000 người.
Liên Hợp Quốc ước tính trận động đất ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của khoảng 8 triệu trong số dân 28 triệu dân của Nepal.
Ngay sau khi xảy ra trận động đất kinh hoàng ở Nepal, hàng chục quốc gia đã cử các đội cứu hộ đến Nepal để giúp tìm kiếm những người sống sót.
Video đang HOT
Cho đến nay, động đất kinh hoàng ở Nepal đã cướp mạng sống của 7.366 người.
Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Nepal, có 76 đội cứu hộ và 70 đội y tế với hơn 4.050 nhân viên, 129 chó nghiệp vụ từ hơn 34 quốc gia đã đến tham gia công tác cứu hộ tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do động đất.
“Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của cộng đồng quốc tế dành cho Nepal trong thời điểm khó khăn này nhưng giờ là lúc phải chuyển sang công tác tái thiết sau động đất”, Ngoại trưởng Pandey nói.
Đại diện Bộ Nội vụ Nepal vẫn kêu gọi những người có chuyên môn trong công tác tái thiết tiếp tục ở lại giúp đỡ quốc gia Nam Á này.
Trong thông báo ngày 4/5, UNICEF cho biết, hơn một nửa triệu trẻ em đang được tiêm phòng để ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh sởi. Khoảng 1,7 triệu trẻ hiện vẫn đang khẩn thiết cần được hỗ trợ nhân đạo ở những vùng bị tàn phá nặng nhất.
MAI NGUYÊN (Tổng hợp)
Theo VOV
Dân Nepal từ chối sửa đường lên đỉnh Everest
Người Nepal từ chối xây dựng lại đường leo lên đỉnh Everest đã bị trận lở tuyết cuối tháng trước phá hủy, khiến mùa leo núi có thể sẽ kết thúc sớm.
Trực thăng cứu hộ người leo núi tại Everest sau trận động đất. Ảnh: Reuters
AP dẫn lời Gyanendra Shrestha, một quan chức cấp cao về leo núi ở Nepal, cho biết người Sherpa (dân tộc sống ở vùng núi đông Nepal) hôm nay thông báo rằng họ sẽ không xây dựng lại tuyến đường.
Đây có thể sẽ là năm thứ hai liên tiếp mùa leo núi ở Nepal phải kết thúc sớm vì thảm họa thiên nhiên tại đỉnh cao nhất thế giới. Mùa leo núi năm ngoái bị hủy sau khi trận tuyết lở vào tháng 4 giết chết 16 hướng dẫn viên người Sherpa.
Người leo núi có thời gian từ nay cho đến cuối tháng để chinh phục đỉnh Everest, tuy nhiên, họ sẽ không làm được điều này nếu không có đường lên cố định. Người Sherpa đóng vai trò quan trọng trong việc mang thang, dây thừng và thiết bị cần thiết để mở đường.
Kapindra Rai thuộc Ban kiểm soát Ô nhiễm Môi trường Sagarmatha, cơ quan quản lý người Sherpa, nói rằng thời tiết thuận lợi cho việc leo núi sẽ không kéo dài lâu. Trời sẽ sớm ấm lên, băng tan và có mưa do gió mùa.
"Không thể sửa kịp đường cho những người leo núi muốn chinh phục đỉnh", Rai nói. Tuy nhiên, Nepal chưa chính thức quyết định hủy bỏ mùa leo núi và cho biết giấy phép leo đỉnh Everest vẫn còn hiệu lực cho đến cuối tháng.
Những người leo núi và hướng dẫn viên Sherpa định chinh phục đỉnh Everest từ phía bắc ngọn núi ở Tây Tạng đã đóng gói thiết bị và rời đi, sau khi giới chức Trung Quốc tuyên bố chấm dứt mùa leo núi. Hướng dẫn viên Sherpa được trả lương định kỳ và thường được các đội leo núi thưởng lớn sau khi leo đỉnh thành công.
Trận động đất ngày 25/4 khiến hơn 7.200 người thiệt mạng ở Nepal, san phẳng nhiều làng trên núi, phá hủy các tòa nhà và di tích lịch sử ở thủ đô Kathmandu.
Phương Vũ
Theo VNE
Động đất tại Nepal: Ngôi làng cả trăm người bị vùi trong tuyết Xác của khoảng 100 người dân và du khách tại ngôi làng Langtang (Nepal) đã được tìm thấy sau trận lở tuyết do động đất gây ra, khiến cả ngôi làng bị xóa sổ. Nơi đây từng là nhà của người đàn ông này - Ảnh: Reuters Hãng tin Reuters ngày 4.5 dẫn lời Gautam Rimal, một quan chức tại khu vực ngôi...