Không còn Hiến pháp ràng buộc, Nhật sẽ “ra tay” với TQ?
Tờ CNBC đặt câu hỏi, Nhật Bản diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp để cho phép sử dụng quyền phòng vệ tập thể đã khiến Trung Quốc khó chịu, nhưng liệu sự việc này có khiến nguy cơ va chạm giữa hai nước trở nên cao hơn không?
Hồi đầu tuần, Nhật Bản đã xóa bỏ một lệnh cấm trong Hiến pháp hòa bình từ năm 1945, theo đó quân đội Nhật Bản giờ đây đã có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể để bảo vệ các đồng minh. Sự kiện này là một bước ngoặt lịch sử đối với quốc phòng Nhật Bản.
Động thái được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo đang tăng cao do những tranh chấp ở biển Hoa Đông và việc Trung Quốc đang trỗi dậy, ngày càng hung hăng với nhiều các nước láng giềng trong khu vực.
Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sophia ở Tokyo, bà Tina Burrett, cho rằng thay đổi trên là cần thiết. Bà nói: “Trong một khu vực ngày càng nguy hiểm, không chỉ vì Trung Quốc và yêu sách lãnh thổ của nước này mà còn vì Triều Tiên và các cuộc thử nghiệm tên lửa, Nhật Bản cần có nhiều công cụ hơn trong ‘hộp công cụ phòng vệ’ của mình”.
Bà Burrett nhận định: “Tôi không nghĩ thay đổi trên sẽ dẫn đến sự va cham giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng động thái trên sẽ gặp phải phản ứng tiêu cực ở Trung Quốc và hiện tại [ở Trung Quốc] đã phát sinh những cáo buộc rằng Nhật Bản đang ngày càng hung hăng và chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng tại Nhật Bản”.
Nhiều người dân Nhật Bản không đồng tình với việc diễn giải lại hiến pháp.
Bà cho rằng, việc gỡ bỏ lệnh cấm “phòng vệ tập thể” giúp quân đội Nhật Bản có nhiều phương án hành động hơn và phù hợp hơn với quân đội của các nền kinh tế phát triển khác.
Ngoài ra, bên cạnh việc bỏ lệnh cấm “phòng vệ tập thể”, chính phủ Nhật Bản cũng nới lỏng những hạn chế đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Do đó, ông Stephen Nagy, Phó Giáo sư tại Đại học Công giáo Quốc tế cho rằng mục đích của sự thay đổi này là nhằm phòng thủ và tăng cường mối quan hệ với các đồng minh.
Ông Nagy nói: “Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã khẳng định rõ ràng là Nhật Bản sẽ không baogiờ trở thành một đất nước khơi mào chiến tranh một lần nữa. Và có những hạn chế nhất định trong việc diễn giải lại hiến pháp, đó là không được đưa quân đội tới các vùng chiến sự. Vì vậy, đó không phải là một khái niệm về tấn công mà là một khái niệm về phòng thủ, hợp tác với các quốc gia khác”.
Ông Tony Nash, Phó Chủ tịch của Tổ chức nghiên cứu kinh tế Delta Economics, cũng có nhận định tương tự khi cho rằng, động thái trên nên được nhìn nhận trong bối cảnh ông Abe đang có kế hoạch hiện đại hóa Nhật Bản, cũng như muốn hỗ trợ đồng minh quan trọng là Mỹ.
Ông Nash nói: “Nhìn qua có thể thấy nó mang chủ nghĩa dân tộc, nhưng những gì mà ông Abe đang làm là tạo ra một bản sắc mới cho Nhật Bản khi ông đang hiện đại hóa đất nước”.
“Ngoài ra, nhìn vào những động lực của “trục châu Á” của Mỹ và việc quân đội Mỹ đang bị cắt giảm ngân sách, có thể thấy, động thái trên là điều không thể tránh khỏi”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, đây là một chủ đề nhạy cảm, không chỉ với người dân Nhật Bản mà còn với châu Á, nơi những kí ức về chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II vẫn còn rất sâu đậm.
Theo Phạm Khánh (Infonet.vn)
Báo chí Trung Quốc quan tâm đến các động thái quốc phòng của Việt Nam
Việt Nam có chính sách mua sắm vũ khí mới, cho Nga sử dụng Cam Ranh, nâng cấp tàu kiểm ngư, biên chế 2 tàu tên lửa, hợp tác sản xuất tên lửa với Nga...
Video đang HOT
"Việt Nam có chính sách mua sắm quốc phòng mới"
Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc dẫn tờ "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 30 tháng 6 đưa tin, Việt Nam se đưa ra chính sách mua sắm mới vào ngày 1 tháng 7, khuyến khích quan hệ hợp tác trong các chương trình đấu thầu quốc tế, tuy mua sắm quốc phòng chính vẫn có thể tránh công khai việc thực hiện đấu thầu.
Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Căn cứ vào chính sách mới, chinh phu Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên tiến hành mua sắm từ các nhà cung ứng nội địa. Nếu các sản phẩm không được sản xuất trong nước hoặc sản phẩm trong nước không đạt tiêu chuẩn thì sẽ bắt đầu đấu thầu quốc tế.
Các chương trình đấu thầu quốc tế sẽ sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Trong các chương trình quốc tế, nếu hợp tác với các doanh nghiệp trong nước thì đó phải là những nhà thầu nước ngoài đạt chuẩn.
Căn cứ vào chính sách, nhà thầu nước ngoài đạt chuẩn phải có quan hệ hợp tác với nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ trong nước, trừ phi các nhà thầu trong nước không có đủ khả năng tham gia bất cứ phương án đấu thầu nào.
Đối với chương trình mua sắm của Chính phủ Việt Nam, chính sách cũng đã khái quát 3 phương pháp đấu thầu, ký hợp đồng, lần lượt là: công khai đấu thầu, đấu thầu có hạn chế và trực tiếp bổ nhiệm nhà thầu.
Người tham gia đấu thầu công khai sẽ không bị hạn chế, trong khi đó các chương trình đấu thầu mang tính hạn chế sẽ có "yêu cầu cao về công nghệ". Phương pháp trực tiếp bổ nhiệm nhà thầu vận dụng cho các kế hoạch mua sắm để bảo đảm bí mật quốc gia và các cuộc đấu thầu trực tiếp để bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới và hải đảo.
Tàu tên lửa do Việt Nam chế tạo
Việt Nam ưu tiên cho Nga sử dụng vịnh Cam Ranh
Theo mạng china.com ngày 1 tháng 7, vào trung tuần tháng 6, người phát ngôn Việt Nam cho biết, Việt Nam tìm kiếm hợp tác quốc tế ở vịnh Cam Ranh, nhưng ưu tiên cho Nga, điều này cho thấy Nga sử dụng vịnh Cam Ranh đã có tiến triển mang tính thực chất.
Theo bài báo, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có vị trí quan trọng, trực tiếp kiểm soát eo biển Malacca, trước đây từng là căn cứ hải quân lớn của Mỹ và Nga. Lần này Nga quay trở lại, có ý đồ trỗi dậy, Việt Nam thể hiện thái độ tích cực với "gấu Nga"; trong đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam khéo léo "đánh con bài Mỹ" và "con bài Nga".
Ngoài Nga, Mỹ cũng có ý định tìm cách tiến quân vào vịnh Cam Ranh. Trong thời gian gần đây, có chuyên gia quân sự Trung Quốc đã phân tích, cho rằng, đóng quân ở vịnh Cam Ranh là một trong những mục tiêu khu vực của Mỹ, do đó Mỹ đã tích cực lôi kéo Việt Nam. Như vậy, một nước muốn làm trọng tài, còn một nước muốn hiện diện.
Tàu tên lửa do Việt Nam chế tạo
Việt Nam nâng cấp tàu kiểm ngư
Các tờ báo điện tử Trung Quốc và hãng tin CNA Đài Loan ngày 1 tháng 7 đưa tin, các nguồn tin cho biết, Việt Nam vừa bàn giao tàu kiểm ngư KN781 cho Cục Kiểm ngư sử dụng, tăng cường khả năng và hiệu quả chấp pháp trên biển.
Theo bài báo, tàu Kiểm ngư 781 do Công ty đóng tàu Hạ Long chế tạo, bắt đầu được chế tạo từ năm 2012 theo thiết kế và công nghệ của Tập đoàn đóng tàu DAMEN Hà Lan, được coi là tàu kiểm ngư tiên tiến nhất của Việt Nam.
Bài báo cho biết, tàu Kiểm ngư KN781 dài 90,5 m, rộng 14 m, lượng giãn nước trên 2.000 tấn, có thể chạy liên tục 5.000 hải lý trong môi trường bình thường, trên tàu có sàn cất hạ cánh máy bay trực thăng, trang bị các thiết bị như tìm kiếm cứu nạn và vòi rồng cao áp.
Theo nguồn tin, tàu Kiểm ngư KN781 có nhiều tính năng tiên tiến, ưu việt, phù hợp với nhu cầu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam, có lợi cho thực hiện các nhiệm vụ như chấp pháp và cứu viện trên biển, nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
Tàu kiểm ngư KN781 Việt Nam
Ngoài ra, nhà máy đóng tàu Hạ Long của Việt Nam hiện cũng đang thử nghiệm 1 tàu kiểm ngư cùng loại khác, dự kiến vào tháng 7 sẽ tiếp tục bàn giao cho Cục Kiểm ngư sử dụng.
Bài báo cho rằng, Việt Nam bàn giao tàu kiểm ngư mới, đưa vào sử dụng trong bối cảnh căng thẳng Việt-Trung hiện nay đã gây quan tâm cho dư luận, nhất là khi nhiều tàu Việt Nam trong đó có tàu kiểm ngư bị tàu Trung Quốc đâm hỏng.
Hải quân Việt Nam tiếp nhận 2 tàu tên lửa mới
Các tờ báo điện tử Trung Quốc, Đài Loan và Singapore gần đây đưa tin, ngày 27 tháng 6, Tổng công ty đóng tàu Ba Son, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã bàn giao 2 tàu tên lửa cho Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, nâng cao sức chiến đấu cho Hải quân Việt Nam.
Được biết, Tổng công ty đóng tàu Ba Son đã ký hợp đồng với Hải quân Việt Nam vào năm 2009, chế tạo 6 tàu tên lửa tấn công nhanh hiện đại theo công nghệ của Nga.
Theo hãng tin CNA Đài Loan, 2 tàu tên lửa mới này lần lượt được đặt tên là HQ377 và HQ378, trang bị các hệ thống như công nghệ cao, vũ khí, động lực, điều khiển bắn. Trải qua nhiều lần bắn đạn thật, 2 tàu tên lửa này được Bộ Quốc phòng Việt Nam đánh giá cao.
Vũ khí trên tàu tên lửa do Việt Nam chế tạo
Theo báo Trung Quốc, 2 tàu tên lửa này đã trang bị rất nhiều hệ thống công nghệ cao, có khả năng tấn công và phòng thủ, trang bị hệ thống vũ khí, khí tài, hệ thống động lực, hệ thống thiết bị điều khiển, hệ thống bảo vệ, có kết cấu bảo đảm sống sót, hoạt động độc lập...
2 tàu chiến này là 2 tàu tên lửa lớp 12418 đầu tiên do Tổng công ty đóng tàu Ba Son hoàn thành chế tạo và thử nghiệm. Điều này giúp hiện đại hóa Hải quân Việt Nam, thể hiện được khả năng của ngành đóng tàu quân sự, khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật, chế tạo tàu chiến của Tổng công ty đóng tàu Ba Son.
Theo báo Trung Quốc, loại tàu tên lửa này dài 51,7 m, rộng 10 m, mớn nước 2,56 m, trọng tải 550 tấn.
Tổng công ty đóng tàu Ba Son cho biết, đây là tàu tên lửa cơ động đa năng hiện đại nhất do Việt Nam tự chế tạo, là trang bị bổ sung kịp thời cho Hải quân Việt Nam.
Tổng công ty Ba Son còn cho biết, trong quá trình chế tạo loại tàu này, tuy đã gặp phải một số khó khăn, nhưng công ty đã tập trung mọi lực lượng, hoàn thành nhiệm vụ đóng tàu đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Tàu hộ vệ lớp Gepard Việt Nam mua của Nga
Việt-Nga dự định thành lập doanh nghiệp sửa chữa tàu liên doanh
Trang mạng tin tức khoa học công nghệ quốc phòng Trung Quốc ngày 27 tháng 6 dẫn các nguồn tin cho biết, chính phủ Việt Nam và Nga đang bàn bạc thành lập doanh nghiệp liên doanh để cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa cho Hải quân Việt Nam.
Nếu dự án này được thực hiện, doanh nghiệp liên doanh hải quân sẽ trở thành thỏa thuận công nghiệp quốc phòng lớn thứ ba của Việt Nam và Nga kể từ năm 2012 đến nay.
Tháng 8 năm 2013, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tuyên bố, hai nước đang bàn thành lập doanh nghiệp liên doanh để làm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu trang bị lục quân do Nga chế tạo.
Trước đó, tháng 3 năm 2012, Irkut và Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam đạt được thỏa thuận, phát triển và chế tạo máy bay không người lái dựa trên hệ thống Irkut-200 tầm trung của Nga tại Việt Nam.
Ngoài ra, năm 2013, hai nước đạt thỏa thuận, thành lập công ty có thể phát triển và chế tạo tên lửa tại Việt Nam, loại tên lửa này dựa trên hệ thống tên lửa Kh-35 do Công ty tên lửa chiến thuật JSC Nga thiết kế.
Loạt thỏa thuận này hỗ trợ cho Việt Nam phát triển khả năng của mình, bảo đảm cho thử nghiệm rất nhiều trang bị do Nga chế tạo. Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo phiên bản cải tiến, trị giá 2 tỷ USD, 20 máy bay chiến đấu Su-30MK2, tàu tấn công nhanh lớp Svetlya và 4 tàu hộ vệ lớp Gepard.
Tàu ngầm Hà Nội số hiệu HQ182 của Hải quân Việt Nam
Theo Giáo Dục
Bloomberg: Trung Quốc tăng cường sức mạnh "cơ bắp", Mỹ quan ngại vấn đề nội bộ Bắc Kinh Trang Bloomberg của Mỹ ngày 29/06/2014 đăng tải bài viết có tiêu đề: "Trong khi Trung Quốc tập trung tăng cường sức mạnh cơ bắp thì Obama lại quan ngại về điểm yếu của đối phương" cho biết, trong khi Trung Quốc triển khai nhiều máy bay đọ sức với Nhật, hành xử vô nhân đạo với tàu của Việt Nam trên Biển...