“Không còn đàn bà” sau phẫu thuật phụ khoa?
Chính nỗi ám ảnh “không còn là đàn bà” mới là nguyên nhân chính khiến nhiều phụ nữ rơi vào cảnh chăn gối nguội lạnh sau những phẫu thuật phụ khoa.
Chị N.T.T.L. (35 tuổi) trong lần sinh thứ 2 bị băng huyết sau sinh khá nặng. Để cứu chị, các bác sĩ (BS) đã phải cắt bỏ tử cung để cầm máu. Theo các thầy thuốc, việc này không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này của chị vì vợ chồng chị đã có 2 con, “đủ nếp đủ tẻ”. Thế nhưng, vừa nghe bác sĩ nói mất tử cung, chị thấy như mọi thứ sụp đổ. Mối lo lớn nhất của chị là mình sẽ … không còn là đàn bà thực sự và chuyện gối chăn về sau sẽ ảnh hưởng.
Chỉ tại… cái đầu
Do ca sinh gặp tai biến, nên BS cũng dặn chị L. kiêng khem việc vợ chồng một thời gian. Thương vợ phải trải qua ca sinh kinh hoàng và cũng có đôi chút kiến thức, anh A. chồng chị cũng không “đòi hỏi” đến tận mấy tháng sau. Đến tháng thứ 2 sau sinh, tình cờ chị nghe mấy người bạn gái than vãn về “những ông chồng vô trách nhiệm”, vợ mới sinh được vài tuần đã “hăm he” cho dù các chị còn đang mệt mỏi vì con mọn.
Tư vấn cho một nữ bệnh nhân tại BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn
Nghĩ lại mình, chị L. bỗng thấy tủi thân và cho rằng chồng mình “ngoan hiền” bất thường cũng chỉ vì ca cắt tử cung vừa qua. Chị giữ nỗi lo lắng trong lòng, cả tháng sau mới dám thử gợi ý chồng. Tuy nhiên, lần gần gũi đầu tiên sau sinh ấy lại không hề ổn thỏa. Chị cảm thấy bản thân không thể hòa hợp với chồng được nữa và còn “có cảm giác như anh ấy không hài lòng”, nên từ đấy đâm ra mặc cảm và né luôn chồng.
Còn chị N.H.H.A. (40 tuổi) thì chia sẻ trên một diễn đàn rằng mình mới trải qua phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng sau khi được chẩn đoán ung thư và “không thể làm vợ được nữa”. Từ sau khi hồi phục và bắt đầu quan hệ lại với chồng, những lần gần gũi đã trở thành nỗi ám ảnh do chị liên tục đau đớn. Ban đầu, chị A. cắn răng chịu đựng, sau không chịu được nữa và “cấm vận” luôn. “Dẫu biết có thể anh sẽ có một người đàn bà khác, bởi anh vẫn trẻ trung với cái tuổi 42… nhưng tôi cũng đành chấp nhận. Tôi đã không còn là đàn bà”, chị A. thổn thức.
Chị N.S.A.N. (38 tuổi) thì rơi vào trạng thái trầm uất kể từ sau khi phải cắt tử cung vì bị u xơ. Hàng tháng không còn thấy kinh nguyệt, ý nghĩ mình không còn toàn vẹn cứ mãi đeo bám chị. Từ đó, lúc nào nhìn vào gương N. cũng thấy mình già, chồng có mệt mỏi mà nói cộc vài câu chị cũng cho rằng vì anh đã chán mình… Cho đến lúc được chồng đưa đến đơn vị tư vấn tình dục của một BV sản khoa vì thấy vợ có những triệu chứng trầm cảm, ám ảnh về ca phẫu thuật, chị mới ngỡ ngàng biết rằng, dẫu mất tử cung và không còn làm mẹ được nữa, chị vẫn còn hai buồng trứng. Chúng vẫn đảm bảo cho chị “điện nước đầy đủ” và mọi rối loạn tình dục chị gặp phải chỉ do… cái đầu
Video đang HOT
Mọi rối loạn tình dục chị gặp phải chỉ do… cái đầu.
Mất gì cũng có cách bổ sung
Theo BS chuyên khoa II Dương Phương Mai, Phó Giám đốc y khoa BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn, điều lớn nhất mà những người phụ nữ vừa trải qua phẫu thuật cắt tử cung, cắt buồng trứng… phải đối mặt chính là tâm lý không ổn định, hụt hẫng. Nhiều người sau cắt tử cung thấy mình không còn kinh nguyệt, tự cảm thấy hụt hẫng và cho rằng “thế là hết”, mà quên rằng âm đạo vẫn còn nguyên. Đôi buồng trứng vẫn không ngừng sản sinh ra các nội tiết tố cần thiết giúp họ có làn da, vóc dáng đặc trưng của phụ nữ, giúp họ duy trì đời sống tình dục mà không có bất kỳ trở ngại nào.
Nói chung, nếu chỉ cắt tử cung thì việc quan hệ tình dục không hề bị ảnh hưởng, nếu vấn đề ấy có xuống dốc thì thường chỉ do tâm lý. Trong một số trường hợp, cái ám ảnh ấy còn nằm ở cả người chồng, chính bản thân các anh cảm thấy… vợ không còn là đàn bà. Do vậy, khi có “trục trặc”, tốt nhất cả hai vợ chồng nên cùng tìm đến điểm tư vấn để khúc mắc được giải quyết ổn thỏa từ cả hai phía.
“Các bác sĩ thường rất nâng niu các phần phụ của người phụ nữ, đặc biệt là đôi buồng trứng nên thường sẽ làm mọi cách để không phải chọn giải pháp cắt bỏ. Trường hợp bị những vấn đề nặng như u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung… và có phải cắt bỏ tử cung thì bác sĩ cũng cố giữ lại buồng trứng. Còn nếu vì một bệnh lý nào phải cắt bỏ cả buồng trứng, ví dụ như u nang, u xơ ác tính ở buồn trứng, có nguy cơ gây xoắn, vỡ… cũng không có nghĩa là đời sống tình dục chấm hết. Có rất nhiều biện pháp nội tiết thay thế được y khoa sử dụng để những phụ nữ này vẫn có đời sống ổn định. Một số phụ nữ khác mất đi buồng trứng gặp phải tình trạng đau khi quan hệ do khô âm đạo, điều này thực ra rất dễ dàng khắc phục bằng gel bôi trơn hay một số biện pháp thông dụng khác…” – BS Mai khuyên.
Cẩn thận với biện pháp nội tiết thay thế
Theo BS Dương Phương Mai, nếu cần sử dụng đến các biện pháp nội tiết thay thế để duy trì sức khỏe cũng như đời sống tình dục, tốt nhất người phụ nữ nên tìm thấy những BV chuyên khoa, BV lớn có uy tín để thực hiện, bởi các biện pháp nội tiết nếu bị sử dụng bừa bãi, quá liều hay tùy tiện thì có thể trở thành con dao hai lưỡi và đưa đến những nguy cơ lớn về sức khỏe, ví dụ như một số loại ung thư.
Trái lại, nếu được sử dụng đúng mức và có sự theo dõi tốt của bác sĩ chuyên khoa, các biện pháp nội tiết hiện đại có thể được sử dụng rất an toàn. Ngoài ra, nếu vẫn bị ám ảnh bởi tâm lý “không còn là đàn bà”, người phụ nữ nên tìm đến các đơn vị tư vấn, có thể ngay tại BV sản khoa mình đã điều trị, để được hiểu rõ hơn về cuộc phẫu thuật cũng như cách “thắp lửa” trở lại.
Theo VNE
Viêm phụ khoa: Nguyên nhân và phương pháp điều trị.
Theo kết quả thống kê, tỷ lệ phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa thường gia tăng vào mùa đông - xuân. Vào mùa này độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi trùng.
Các tác nhân gây bệnh như nấm Candida, kí sinh trùng roi (Trichononas), vi khuẩn... xâm nhập gây viêm âm hộ, âm đạo,...
Theo kết quả thống kê, tỷ lệ phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa thường gia tăng vào mùa đông - xuân. Vào mùa này độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi trùng gây bệnh. Đồng thời thói quen mặc quần jeans bó sát, thậm chí mặc quần tất chất liệu nilon khiến cho dịch âm đạo tiết ra không thoát ra ngoài mà đọng lại, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn và nấm gây hại.
Ngoài ra, viêm nhiễm phụ khoa còn do các nguyên nhân sau:
- Vệ sinh chưa đúng cách: dùng băng vệ sinh chất lượng kém, vệ sinh không thường xuyên, nguồn nước để vệ sinh không sạch làm gia tăng lượng vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo dẫn đến viêm nhiễm. Tuy nhiên, có những người rất cẩn thận vệ sinh "sạch sẽ" quá như tự ý thụt rửa, lạm dụng xà bông rửa nhiều lần trong ngày, dùng giấy ướt để lau trong và lau ngoài khi đi vệ sinh sẽ làm mất độ cân bằng acid tự nhiên trong âm đạo, dẫn tới viêm nhiễm.
- Với phụ nữ ở tuổi mãn kinh, do sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng, môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, thiếu đi các chất dịch và axit lactic diệt khuẩn, vi khuẩn, nấm và tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ, âm đạo gây viêm nhiễm.
Phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách bằng nước sạch và nước rửa chuyên dụng. Không nên lạm dụng các sản phẩm sát khuẩn, tự ý thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton, tránh mặc quần quá chật và ẩm ướt. Sau khi giặt nên phơi quần lót ra ngoài nắng hoặc là trước khi sử dụng sẽ giúp diệt bớt vi khuẩn.
-- Phụ nữ đang mang thai, đang dùng thuốc kháng sinh, phụ nữ tiền mãn kinh có sự thay đổi hormone nên nguy cơ vi khuẩn xâm nhập cao. Vì vậy, cần tự giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh như: uống nhiều nước, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Thông thường, khi bị viêm nhiễm cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị bằng thuốc thuốc bôi, thuốc đặt âm đạo, thuốc rửa, thuốc uống kháng sinh, đốt điện,... tùy thuộc theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Điều đáng nói là viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất dễ tái nhiễm, tái phát.Để hạn chế bệnh tái phát nhiều lần, chị em cần có chế độ ăn nghỉ điều độ, thường xuyên vận động giúp cơ thể khỏe mạnh, máu ở vùng kín lưu thông.
Sau nhiều năm nghiên cứu, Công ty CP ĐT&PT Vinet đã bào chế ra VISKACIPY hoàn toàn từ thảo dược giúp phòng ngừa và điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả. Thành phần chủ đạo trong VISKACIPY là Kacip Fatimah, lá Trầu không, sữa ong chúa tươi, tinh chất mầm đậu nành. Đặc biệt, theo nghiên cứu của Bộ môn kí sinh Trường Đại học Y Dược Hà Nội cho thấy Trầu không, có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi trùng: Tụ cầu, Subtilit và trực trùng Coli. Năm 1961, Phòng Đông y thực nghiệm thuộc Viện vi trùng học cũng thí nghiệm lại và cũng xác định tính chất kháng sinh bay hơi của lá trầu không.
Ngoài công dụng dùng để ăn trầu, nhân dân nhiều nơi còn dùng lá Trầu không giã nhỏ, cho thêm nước sôi vào rồi dùng rửa vết loét, mẩn ngứa, viêm mạch hạch huyết. Nước pha lá trầu không còn được dùng làm thuốc nhỏ mắt chữa viêm kết mạc, chữa bệnh chàm mặt của trẻ. Lá trầu không còn được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi, vết thương nhiễm trùng, có mủ sưng đau, cảm mạo, mụn nhọt, hắc lào, mày đay, viêm họng, ghẻ ngứa, viêm quanh răng, viêm tai... Tại Thái Lan , Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,Việt Nam...lá trầu được dùng như một loại kháng sinh mạnh dùng điều trị bệnh viêm phụ khoa.
Tuy nhiên, với những chị em ở thành phố bận rộn hối hả, việc tìm mua lá trầu không và có thời gian hãm nước và ngâm rửa thường xuyên là chuyện không đơn giản.Vì vậy, sử dụng VISKACIPY có chứa thành phần lá trầu không được bào chế dưới dạng viên uống là tối ưu hơn cả.Dùng lá trầu không qua đường uống để tăng cường lượng kháng sinh, giúp tăng cường sức đề kháng cho vùng kín từ bên trong một cách tự nhiên, hạn chế tối đa khả năng bị tái nhiễm trở lại.
Vì sao dùng VISKACIPY là biện pháp tối ưu bảo vệ vùng kín khỏi viêm nhiễm?
- VISKACIPY chứa thành phần lá trầu không bổ sung kháng sinh cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng cho vùng kín.
- VISKACIPY chứa thành phần Kacip fatimah giúp co dãn cơ âm đạo, khử mùi, tránh đau bụng kinh, phòng ngừa bệnh lậu, viêm âm đạo, cân bằng nội tiết tố,
- VISKACIPY chứa sữa ong chúa có khả năng kìm hãm một số vi khuẩn gây bệnh, giảm hiện tượng "stress", cải thiện hệ thống miễn dịch, hạn chế lão hóa.
- VISKACIPY chứa mầm đậu nành giúp tăng tiết dịch,giảm đau rát, giảm cường độ bốc hỏa tuổi tiền mãn kinh.
Theo VNE
2 bệnh dễ gặp nếu không vệ sinh "vùng kín" đúng cách Cấu tạo âm đạo của phụ nữ gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu nên nếu không để ý sẽ rất dễ bị nhiễm bẩn nếu không vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ. Tôi đã nghe nhiều về việc cần chăm sóc "vùng kín" sạch sẽ, không lạm dụng dung dịch vệ sinh, không ngâm bằng nước muối hay bất kì...