Không có vùng cấm trong vụ bắt Dương Chí Dũng
Ngay sau khi Dương Chí Dũng bỏ trốn, Thủ tướng đã trực tiếp nghiêm khắc nhắc nhở Bộ Công an và yêu cầu bộ tập trung chỉ đạo bắt bằng được Dương Chí Dũng. Như từ mà báo chí hay dùng là không có vùng cấm nào”.
Sau ba tháng rưỡi bỏ trốn, bị can Dương Chí Dũng – nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải VN – đã bị bắt ngày 4-9
Ông Vũ Đức Đam – bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – cho biết như vậy tại cuộc họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 5-9.
Ông Đam nói thêm: “Trong suốt quá trình này, Thủ tướng đã chỉ đạo rất sát sao, theo đúng quy định của pháp luật, đúng tinh thần của Đảng và Nhà nước là tất cả mọi người đều công bằng trước pháp luật, không có bất kỳ ngoại lệ nào. Như từ mà báo chí hay dùng là không có vùng cấm nào. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo làm rõ liệu có hay không hành vi bao che, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn”.
Tại cuộc họp báo, ông Đam còn cho biết quyết định khởi tố bị can và quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đặc biệt đối với Dương Chí Dũng được Thủ tướng chỉ đạo ban hành theo đúng quy định pháp luật, do việc thực hiện kế hoạch của Bộ Công an chưa chặt chẽ nên Dương Chí Dũng đã bỏ trốn. Cơ quan công an đã chỉ đạo kêu gọi Dương Chí Dũng đầu thú, sau đó phát lệnh truy nã trong nước và quốc tế và hiện đã bắt được bị can này.
Kêu gọi người tiếp tay Dương Chí Dũng bỏ trốn ra tự thú
Trước đó sáng 5-9, Bộ Công an cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt được ông Dương Chí Dũng (55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội, nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines).
Theo thông báo của Bộ Công an, ông Dương Chí Dũng bị khởi tố về tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ luật hình sự. Sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt, khám xét đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, trước khi cơ quan điều tra thi hành lệnh bắt, khám xét, chiều 17-5-2012 ông Dương Chí Dũng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Cơ quan điều tra đã kiên trì thuyết phục gia đình, thân nhân của ông Dũng vận động đầu thú nhưng không có kết quả.
Do đó, ngày 18-5-2012, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã phát lệnh truy nã đặc biệt trong toàn quốc, đồng thời phối hợp với Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế với bị can này. Sau một thời gian truy bắt, cơ quan điều tra đã bắt được bị can này và đang khẩn trương điều tra làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật. Sau khi bắt được Dương Chí Dũng, thượng tướng Trần Đại Quang – bộ trưởng Bộ Công an – đã khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích bắt giữ bị can này.
Video đang HOT
Đáng chú ý, Cơ quan điều tra Bộ Công an kêu gọi những ai có hành vi che giấu, tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốn, nếu ra tự thú sẽ được hưởng khoan hồng.
Ông Dương Chí Dũng khi còn là chủ tịch HĐQT Vinalines
Điều tra động cơ bỏ trốn
Trước đó, tại cuộc gặp gỡ một số cơ quan báo chí thông báo kết quả điều tra ban đầu vụ án tham ô tài sản mở rộng điều tra sai phạm trong việc lựa chọn nhà thầu mua ụ nổi 83M và lập, phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam xảy ra tại Vinalines, đại tá Trần Duy Thanh – cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an – đã thông tin về hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án.
Ông Thanh cho biết trước khi quyết định khởi tố bị can (vào 16g ngày 17-5), cơ quan điều tra đã nhiều lần triệu tập ông Dũng để ghi lời khai. Tuy nhiên, tại sao ông Dũng bỏ trốn vào ngày 17-5 sau khi làm việc bình thường vào buổi sáng thì cơ quan điều tra chưa có thông tin về nguyên nhân, động cơ nào thúc đẩy hành vi bỏ trốn của bị can. Việc có lộ thông tin hay không thì hiện nay chưa có thông tin phản ảnh. Động cơ ông Dũng bỏ trốn, ai thúc đẩy, có lộ lọt thông tin hay không đang được xem xét và sẽ làm sáng tỏ khi bắt được bị can – đại tá Thanh khẳng định.
Về hành vi phạm tội, các bị can này đã cố ý làm trái ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Cụ thể, theo đề nghị của Vinalines, Thủ tướng đã đồng ý về nguyên tắc cho phép triển khai lập dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam bằng nguồn vốn tự huy động theo đúng các quy định hiện hành. Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải cập nhật dự án này vào quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng xem xét, quyết định. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy này vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy.
Mặc dù vậy, ngày 27-6-2007, chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt chủ trương lập Nhà máy sửa chữa tàu biển tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng mức đầu tư 3.854 tỉ đồng, rồi điều chỉnh dự án lên đến hơn 6.488 tỉ đồng. Sau đó, Vinalines giao cho Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines làm chủ đầu tư. Đến ngày 19-7-2011, Vinalines đã tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy nhưng chưa có tổ chức tài chính hoặc ngân hàng nào cam kết tài trợ. Đến thời điểm khởi công nhà máy này, phần vốn đầu tư của các bên liên quan chỉ có hơn 616 tỉ đồng. Phần lớn số tiền này được sử dụng để mua ụ nổi 83M từ Liên bang Nga về phục vụ cho dự án và gây lãng phí gần 514 tỉ đồng. Các bị can trong vụ án đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi 83M do Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Các bị can đã nâng khống giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt nhiều tỉ đồng của Nhà nước.
Bắt Dương Chí Dũng theo lệnh truy nã đỏ
- Ngày 1-2-2012, khởi tố vụ án tham ô tài sản, khởi tố và bắt tạm giam bốn bị can Trần Hải Sơn, tổng giám đốc Trần Văn Quang, trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines Trần Bá Hùng, cán bộ Hyundai Vinashin và Phạm Bá Giáp, giám đốc Công ty Nguyên Ân – Nha Trang, về hành vi “tham ô tài sản”.
- Tháng 5-2012, khởi tố bổ sung vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Ngày 17-5-2012, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc (phó vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ Giao thông vận tải, nguyên tổng giám đốc Vinalines), Trần Hữu Chiều (phó tổng giám đốc Vinalines) về hành vi “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
- Ngày 18-5-2012, truy nã đặc biệt đối với ông Dương Chí Dũng.
- Ngày 4-6-2012, ban tổng thư ký Tổ chức Interpol ban hành lệnh truy nã đỏ (truy nã quốc tế) đối với bị can Dương Chí Dũng.
- Ngày 24-7, khởi tố thêm sáu bị can liên quan đến vụ án này về hành vi “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, khởi tố bổ sung đối với bị can Trần Hải Sơn về tội danh trên.
Theo VNN
Nhân viên cây xăng thản nhiên alo trong 'vùng cấm'
Một nhân viên của Cửa hàng xăng dầu số 42 (thuộc Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu) trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) thản nhiên nghe điện thoại khi bơm xăng, phớt lờ quy định cấm.
Trong ảnh, nhân viên này đứng nói chuyện điện thoại chừng 10-15 phút, mặc người mua đứng đợi, rồi tiếp tục tiến về phía trước nghe thêm một lúc nữa. Ảnh được chụp vào sáng nay, 20/8/2012.
Nhân viên bơm xăng thản nhiên nghe điện thoại khi làm nhiệm vụ. (Ảnh chụp tại cây xăng trên đường Nguyễn Trãi, sáng 20/8)
Những ngày qua, báo chí cũng phản ánh hiện tượng rất nhiều người dân hồn nhiên nghe điện thoại trong cây xăng dù Nghị định 52/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đã có hiệu lực từ ngày 5/8, trong đó hành vi sử dụng điện thoại tại cây xăng có mức phạt ở mức 2-5 triệu đồng.
Đặc biệt, không chỉ người dân, nhân viên làm việc tại cây xăng cũng vô tư "alo" trong giờ làm việc, ngay bên cạnh cây xăng.
Nhân viên khác cũng phớt lờ lệnh cấm, "buôn" điện thoại trong lúc bơm xăng cho khách. (Ảnh: Zing)
Theo Nghị định 52, mức phạt cao nhất (2-5 triệu đồng) được áp dụng với các hành vi: Sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm; Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu là một trong những khu vực buộc phải đặt biển báo cấm sử dụng nguồn lửa, điện thoại di động và các thiết bị điện tử, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt theo quy định. Nghe điện thoại di động tại cây xăng là phạm vào điều cấm, thuộc nhóm hành vi có mức xử phạt "kịch khung" này.
Để an toàn người dân nên nghe, gọi điện thoại cách cây xăng ít nhất là 50m. (Ảnh: VTC)
Khi điện thoại hoạt động, công suất sóng phát ra từ điện thoại có thể lên đến 1W. Theo các chuyên gia đánh giá, đây là bước sóng mạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ.
Để giữ khoảng cách an toàn, người dân nên nghe, gọi điện thoại cách cây xăng ít nhất 50m.
"Mở khóa" cấm liên lạc di động trên máy bay 19 năm kể từ khi dịch vụ di động chính thức cung cấp tại Việt Nam thì máy bay luôn là vùng cấm bất di bất dịch. Thông tin đã có thể gọi điện, nhắn tin tại vùng cấm này lập tức gây ra một cơn "địa chấn". Xôn xao chuyện xài di động trên máy bay Lần đầu tiên tại Việt Nam,...