Không có vùng cấm trong chống tham nhũng
TAND các cấp đã đưa các vụ việc ra xét xử một cách nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo đảm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có vùng cấm, đặc quyền, ngoại lệ trong chống tham nhũng.
Tham nhũng len vào cơ quan bảo vệ pháp luật
Thời gian gần đây, tình hình vi phạm, tội phạm trong các cơ quan bảo vệ pháp luật diễn biến phức tạp. Từ năm 2006 đến nay, các cơ quan tư pháp đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử 312 vụ án với 374 bị can, bị cáo phạm các tội tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động tư pháp, chiếm tỷ lệ 7,56% trong tổng số vụ án tham nhũng, chức vụ được phát hiện, xử lý.
Theo ông Nguyễn Kim Sáu, Phó chánh thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ngoài việc khởi tố, điều tra xử lý về hình sự các vụ án tham nhũng, lạm quyền, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao còn kiến nghị đối với ngành công an xử lý kỷ luật 153 người vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự. Trong đó, 26 người giữ các chức vụ thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra… Một số vụ nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận.
Bị cáo Lê Thị Minh Trang trước vành móng ngựa
Đáng chú ý có vụ “làm sai lệch hồ sơ vụ án” xảy ra tại Công an huyện Chí Linh (Hải Dương). Trong vụ án này, Trần Nam Ninh, điều tra viên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Chí Linh, có hành vi lập biên bản hỏi cung khống nhằm tạo chứng cứ giả, làm sai lệch bản chất vụ án để giảm nhẹ tội cho bị can. Vụ án “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang.
Video đang HOT
Theo đó, các bị can sử dụng trái phép tiền vật chứng trong vụ án, thu lợi bất chính hơn 1,2 tỷ đồng. Vụ án “nhận hối lộ” xảy ra tại Đội cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, chức vụ Công an huyện Bạch Thông (Bắc Kạn). Trong quá trình điều tra vận chuyển lâm sản trái phép, các bị can đã đòi và nhận hối lộ 40 triệu đồng rồi hứa giải quyết vụ việc theo hướng có lợi cho đương sự.
Ngoài ra, còn có vụ Lê Thị Minh Trang “tham ô tài sản” và “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Khánh Hòa. Lê Hồng Duân và Nguyễn Thanh Hải, cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hoá nhận hối lộ khi thi hành nhiệm vụ…
Nhìn chung, những vụ án tham nhũng, lạm quyền trong hoạt động tư pháp nói chung, trong hoạt động điều tra tội phạm nói riêng do Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố, điều tra có giá trị tài sản không lớn. Nhưng, hậu quả về mặt xã hội lại rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật.
Người tố cáo tham nhũng có thể được thưởng đến 5 tỷ đồng
Công khai, minh bạch hoạt động điều tra
Thông thường, những hành vi tham nhũng, lạm quyền trong hoạt động điều tra hình sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, rất khó bị phát hiện. Bởi, những người có hành vi tiêu cực trong hoạt động điều tra hình sự rất am hiểu pháp luật, dễ dàng thiết lập chứng cứ nhằm che giấu các hành vi sai phạm…
Trong đó, chủ yếu là các hành vi: Ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự mặc dù tài liệu thẩm tra, xác minh có đầy đủ căn cứ để khởi tố; Chỉ xử lý hành chính, không xử lý hình sự đối với các hành vi đáng ra phải xử lý hình sự; Thay đổi tội danh nhẹ hơn hoặc bớt tội danh đối với những bị can phạm nhiều tội; Can thiệp vào hoạt động điều tra để trục lợi bằng việc tác động đến điều tra viên, lãnh đạo cơ quan điều tra không khởi tố vụ án, không khởi tố bị can; Không áp dụng biện pháp bắt người, tạm giữ, tạm giam.
Trước diễn biến có phần “ nóng” lên của loại hành vi này, TAND các cấp đã đưa các vụ việc ra xét xử một cách nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo đảm nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không có vùng cấm, đặc quyền, ngoại lệ trong chống tham nhũng.
Đấu tranh với loại tội phạm này, tại Hội thảo “Tăng cường liêm chính, trách nhiệm giải trình và minh bạch trong ngành hành pháp”, do Bộ Công an phối hợp với Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) vừa tổ chức tại TP. Đà Nẵng, một số đại biểu kiến nghị cần công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các hoạt động điều tra hình sự để nâng cao hiệu quả giáo dục, phòng ngừa tham nhũng, lạm quyền. Tạo điều kiện để nhân dân giám sát các hoạt động tư pháp, trong đó có điều tra hình sự.
Đặc biệt, phải xây dựng bộ tiêu chí về đạo đức công vụ của cán bộ thuộc cơ quan điều tra hình sự. Bà Zhuldyz Akisheva, Giám đốc UNODC tại Việt Nam cho rằng, lực lượng công an thường xuyên tiếp xúc với người dân, việc tạo nên mức độ, lòng tin của người dân với hoạt động hành pháp hay không xuất phát từ chính các hoạt động của họ. Cải cách tư pháp là trọng tâm của việc phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Liên quan đến việc tăng cường liêm chính, trách nhiệm giải trình và minh bạch trong hành pháp, Thiếu tướng Nguyễn Văn Lưu, Chánh thanh tra Bộ Công an cho biết, Bộ đã xây dựng Đề án “Tăng cường công tác phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp của lực lượng công an nhân dân”.
Mục tiêu của đề án nhằm đánh giá đúng thực trạng tình hình tiêu cực trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp của lực lượng công an nhân dân; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, khoa học, có tính khả thi và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp của lực lượng công an nhân dân.
Theo Thời báo Ngân hàng
14 năm tù cho nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông
Ngày 25/8, Tòa án nhân dân TP. Nha Trang đã tuyên phạt bị cáo Lê Thị Minh Trang (sinh năm 1984, trú Tân Lập, Nha Trang, nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông PC67, Công an tỉnh Khánh Hòa) tổng cộng 14 năm tù.
Cụ thể, bị cáo bị phạt 3 năm tù giam vì chiếm đoạt 41,6 triệu đồng, phạm tội Tham ô tài sản, 11 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 2,036 tỷ đồng. Ngoài ra, tòa cũng buộc bị cáo Trang phải bồi thường cho Công an tỉnh Khánh Hòa tổng cộng hơn 2,056 tỷ đồng, là số tiền bị cáo đã chiếm đoạt và gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, sau khi đã trừ phần tiền mà bị cáo đã khắc phục.
Bị cáo Lê Thị Minh Trang.
Theo hồ sơ, bị cáo Trang (nguyên cán bộ thu phí, lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số xe mô-tô) đã có những hành vi vi phạm kéo dài từ năm 2008 đến khi bị phát hiện (cuối tháng 5/2011).
Trước đó, trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP. Nha Trang đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo 2-3 năm tù giam về tội Tham ô tài sản, 6-8 năm tù giam về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đây là vụ án có số người triệu tập đông kỷ lục: 178 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 767 người làm chứng. Tuy nhiên, chỉ có 4 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng 15 nhân chứng đến tòa.
Theo Báo Khánh hòa
Nguyên cán bộ công an trục lợi khi thu phí đăng ký xe lãnh 14 năm tù Ngày 25/8, TAND TP Nha Trang đã tuyên án vụ "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67) Công an tỉnh Khánh Hòa. Bị cáo Lê Thị Minh Trang. Trong vụ án này, bị cáo duy nhất là Lê Thị Minh Trang (SN 1984,...