Không có thực quyền, sao cứ bắt Bộ trưởng từ chức?
Bộ trưởng Tư pháp cho rằng không thể bắt bộ trưởng từ chức do những sai phạm không phải do họ gây ra.
Bên lề Quốc hội, chiều 3/11, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã trao đổi với báo chí xung quanh quy định từ chức.
- Nhiều ý kiến cho rằng nên quy định từ chức trong Luật tổ chức Chính phủ. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng không cần thiết phải đặt quy định từ chức trong Luật tổ chức Chính phủ bởi vấn đề này là văn hóa của cán bộ. Khi người lãnh đạo cảm thấy không hoàn thành nhiệm vụ thì việc từ chức là bình thường.
Nếu có quy định từ chức thì có thể đưa vào trong các luật khác. Ví dụ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân. Việc từ chức không nhất thiết phải quy định trong Luật tổ chức Chính phủ.
- Trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cho rằng quy định về từ chức đã đưa vào Luật cán bộ, công chức nên không đưa vào Luật tổ chức Chính phủ. Tuy nhiên từ khi Luật cán bộ, công chức ra đời năm 2008 đến nay vẫn chưa có cán bộ nào từ chức dù cũng đã có những sai phạm?
Trong Luật cán bộ, công chức đã quy định về từ chức là một điều tốt. Luật này mang tính bao quát, có độ phủ rộng tới tất cả các loại cán bộ có chức vụ, quyền hạn được giao.
Việc đưa ra nhận định từ 2008 đến nay không có cán bộ nào từ chức là đúng nhưng cũng cần nhìn rộng hơn. Tiến tới luật pháp phải quy định rõ, mỗi chức danh có chức năng nhiệm vụ thế nào. Lúc đó mọi việc chắc sẽ khác.
Khi chức trách rõ ràng thì bất kỳ một người nào có tự trọng, họ nhận nhiệm vụ gì cũng phải cân đong đo đếm cẩn thận.
Hiện nay việc phân công nhiệm vụ giữa cá nhân và tập thể không rõ ràng. Có thể, người đó phải thực hiện quyết định của người khác hoặc quyết định của cả một tập thể.
Như vậy, không thể quy trách nhiệm hoàn toàn cho một người được.
Thực tế từ 2008 đến nay chưa có cán bộ từ chức. Tuy nhiên, tôi hy vọng các quy định của Hiến pháp sẽ được quy định cụ thể trong các luật. Tôi nghĩ rằng tiến tới việc từ chức sẽ đến.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường
- Ông nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng nếu đưa quy định về từ chức trong Luật tổ chức Chính phủ thì sẽ kích thích trách nhiệm của cán bộ. Vừa qua, có những vụ việc nghiêm trọng xảy ra nhưng không tìm được ai chịu trách nhiệm?
Không chỉ nên xoáy sâu vào luật tổ chức Chính phủ. Ngay cả các đại biểu Quốc hội, không phải ai cũng làm tròn trách nhiệm của mình. Đại biểu Quốc hội chính là chính khách được nhân dân bầu ra để thực hiện quyền lực cao nhất.
Vì vậy, cần phải nói một cách công bằng. Chúng ta chỉ nên quy định chung chứ không nên xoáy vào luật tổ chức Chính phủ hay luật tổ chức Quốc hội.
- Vậy phải chăng là cần quy định về từ chức trong tất cả các luật liên quan?
Thực ra, tôi thấy ở các nước cũng không quy định từ chức trong luật. Đó là một phạm trù về đạo đức công vụ.
- Ở nước ngoài, quan chức có thể dễ dàng từ chức sau khi có những sai phạm còn ở Việt Nam tại sao lại không thực hiện được điều đó?
Ở nước ngoài có chế độ đa đảng. Chỉ cần người ta phát hiện ra trong hoạt động bầu cử có sử dụng tài chính bất minh thì cũng phải từ chức. Ví dụ như 2 nữ bộ trưởng của Nhật Bản phải từ chức sau khi có những thông tin sai phạm trong bầu cử.
Ở Việt Nam, Đảng lãnh đạo duy nhất và công tác cán bộ là công tác số một của Đảng. Đảng giao nhiệm vụ cho một người và khi người đó từ chức cũng phải báo cáo tổ chức. Trừ trường hợp người đó có những sai phạm nghiêm trọng và đã rõ ràng.
- Có ý kiến cho rằng, với những sai phạm trong bộ, ngành thì từ chức là cách các bộ trưởng cứu vãn danh dự, uy tín của mình nhưng tại sao ở Việt Nam không có bộ trưởng nào lựa chọn cách này?
Tôi cho rằng vấn đề này cần phải hiểu sâu thêm. Tôi ví dụ, nếu các bạn gọi tôi là Tư lệnh trong ngành Tư pháp thì không đúng. Tôi chỉ đứng đầu Bộ Tư pháp. Tư pháp ở địa phương không phải do tôi quản lý, việc pháp chế ở các Bộ không phải do tôi quản lý. Tôi nói nhưng họ có làm hay không là một câu chuyện khác.
Ở các nước khác, họ quản lý theo ngành dọc. Ở các nước, tư pháp là công việc của trung ương. Ngay cả hộ tịch viên ở các xã cũng là người của trung ương cử xuống đó làm nhiệm vụ. Vì vậy, nhất nhất người đó không thể làm sai lời Bộ trưởng.
Ở Việt Nam, cán bộ hộ tịch là người giúp việc cho ông chủ tịch. Ông chủ tịch nói thế nào thì phải theo thế đấy. Vậy thì tôi làm sao mà chịu trách nhiệm được?
Việc phân cấp, phân quyền phải rõ thì mới đảm bảo người đứng đầu có toàn quyền trong công việc và sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tôi lấy ví dụ, vừa qua có những ý kiến phê bình Bộ trưởng Bộ Y tế nhưng lỗi không phải do Bộ trưởng Y tế mà do Ủy ban nhân dân địa phương sắp đặt. Như vậy, tại sao cứ bắt Bộ trưởng Y tế từ chức.
Theo VTC
Thẻ căn cước không thay thế được giấy khai sinh
Theo Bộ trưởng Tư pháp, giấy khai sinh có giá trị toàn cầu, mang ra nước ngoài vẫn có giá trị, còn thẻ căn cước công dân chỉ có giá trị trong nước là giấy thông hành khi đi lại.
- Ông có thể nói rõ hơn vì sao lại có sự vênh nhau lớn như thế khi mà các cơ quan soạn thảo đều thuộc Chính phủ. Và quan điểm chính thức của Chính phủ về vấn đề này trong hai dự thảo luật là như thế nào?
- Đúng là theo luật hộ tịch thì vẫn duy trì việc cấp giấy khai sinh (GKS)cho trẻ em đến năm 14 tuổi. Còn Luật căn cước công dân lại quy định cấp căn cước công dân cho trẻ em sau khi làm thủ tục khai sinh, chứ không cấp GKS.
Trước sự vênh này, Chính phủ đã có văn bản gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục chỉnh lý luật hộ tịch theo hướng cấp GKS cho trẻ em ngay từ khi sinh ra.
Sở dĩ Chính phủ đưa ra đề nghị trên vì việc cấp GKS là để chứng nhận sự kiện ra đời cho trẻ em, có thể là công dân Việt Nam và cũng có thể là công dân nước ngoài sinh ra tại Việt Nam. Đây là thông lệ quốc tế và hầu hết các nước đến nay đều duy trì.
Hơn nữa, việc cấp GKS ở Việt Nam cũng là truyền thống rồi. Ví như khi xảy ra sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa xảy ra, chúng ta cũng đã phát hiện ra GKS của người Việt Nam từ thời phong kiến cấp cho cư dân sinh ra ở Hoàng Sa.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường.
Một điều quan trọng nữa là GKS có giá trị toàn cầu. Nếu mang GKS ra nước ngoài vẫn có giá trị quốc tế. Trong khi thẻ căn cước công dân không có giá trị toàn cầu, chỉ có giá trị trong nước là giấy thông hành khi đi lại.
Ngoài ra, căn cước công dân cũng không thể hiện được nhận dạng của trẻ em trước đủ 14 tuổi. Chưa kể việc cấp căn cước cho trẻ em từ khi sinh rồi rồi đến 14 tuổi lại phải đổi lại sẽ gây ra phiền phức và tốn kém. Vì sản xuất ra một thẻ căn cước công dân chắc chắn sẽ tốn kém, phiền hà hơn GKS nhiều.
Vì những lý lẽ trên nên Chính phủ rất nhất quán đề nghị ủy ban Thường vụ QH xem xét thấu đáo trong hai dự án luật. Cho đến ngày hôm nay tôi được biết Luật hộ tịch đã chỉnh lý theo đúng hướng của Chính phủ. Còn luật căn cước công dân chưa được chỉnh lý, vẫn đề nghị cấp thẻ căn cước. Đây là trách nhiệm mà các đại biểu QH sẽ phải xem xét quyết định sao cho phù hợp.
Bộ Công an không có chủ trương dừng cấp CMND 12 số mà việc này tiếp tục triển khai, đến năm 2020 sẽ cấp toàn bộ CMND mới trên cả nước.
- Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, có thẻ căn cước rồi mà vẫn giữ lại GKS thì lại là phiền phức.
. GKS không chỉ có giá trị như tôi nói ở trên mà nó còn có giá trị là giấy thông hành. Bởi trẻ em trước 14 tuổi không ai yêu cầu giấy tờ nào khác ngoài GKS cả. Có điều sau khi các em đủ 14 tuổi, có thẻ căn cước công dân rồi, thì khi đó pháp luật không nên quy định có thẻ căn cước công dân rồi phải trình thêm giấy khai sinh bản sao nữa.
Đây là điều mà chúng tôi đang hướng đến. Và tới đây nếu chúng ta có cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân, về hộ tịch rồi thì người dân sẽ giảm đi được rất nhiều những thu tục hành chính phiền phức.
- Như vậy, chúng ta cùng lúc sẽ có hai cơ sở dữ liệu về dân cư và hộ tịch, điều này liệu có gây ra sự lãng phí?
. Đối với một con người khi sinh ra thì cái quan trọng đầu tiên phải là khai sinh và sẽ được đưa vào dữ liệu hộ tịch. Tất cả mọi diễn biến liên quan đến nhân thân từ khi sinh cho đến chết đều sẽ được lưu vào dữ liệu hộ tịch và được kết nối với dữ liệu dân cư, bảo đảm cung cấp những trường thông tin cho nhau nên sẽ không có chuyện lãng phí.
Tuy nhiên, giữa hai cơ sở dữ liệu trên có những điểm riêng, ví như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở chung để từ đó phục vụ cho tất cả các ngành khác như bảo hiểm, y tế, giấy phép lái xe... Còn dữ liệu hộ tịch có những cái riêng mà dữ liệu dân cư không cần đến ví dụ đứa trẻ em khi sinh ra có bố hay không có bố...
Theo_Zing News
Tòa làm khó báo chí, Bộ trưởng Tư pháp lên tiếng Bộ trưởng Tư pháp cho rằng thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đang hạn chế báo chí tác nghiệp tại tòa. Sáng 19/6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã chia sẻ với báo chí xung quanh Thông tư 01/2014 về nội quy phiên tòa của Chánh án Tòa án nhân dân...