Không có thẻ nhà báo, phóng viên không được tác nghiệp tại phiên tòa
Ngoài giấy giới thiệu công tác, nếu phóng viên muốn tác nghiệp đưa tin xét xử tại tòa bắt buộc phải có thẻ nhà báo…
Phóng viên muốn tham dự phiên tòa, đưa tin, ngoài giấy giới thiệu công tác của tòa soạn bắt buộc phải có Thẻ nhà báo (Ảnh: Các phóng viên tác nghiệp tại phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Mạnh Tường)
Đây là điều kiện bắt buộc trong Thông tư số 03/TT-CA ngày 28-4-2014 của TAND tối cao ban hành về việc nội quy phiên tòa do Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình ký và có hiệu lực từ ngày 16-6-2014.
Video đang HOT
Tại điều 4 của thông tư này quy định, nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải xuất trình Thẻ nhà báo và giấy giới thiệu công tác cho Thư ký phiên tòa tại bàn Thư ký chậm nhất 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa.
Chấp hành đúng hướng dẫn của Thư ký phiên tòa hoặc lực lượng Cảnh sát bảo vệ phiên tòa về khu vực tác nghiệp; Chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa; Tuân thủ các quy định của pháp luật về nội quy phòng xử án
Đối với hoạt động thông tin báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Còn tại Điều 5 của thông tư này cũng nêu rõ việc thực hiện bảo vệ phiên tòa và các quyết định của Chủ tọa phiên tòa thì lực lượng Cảnh sát bảo vệ phiên tòa có nhiệm vụ bảo vệ trật tự phiên tòa và thi hành quyết định của Chủ tọa phiên tòa về việc buộc rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ người gây rối trật tự tại phiên tòa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với quy định tại thông tư này, phóng viên nếu chưa có Thẻ nhà báo sẽ không được quyền tác nghiệp tại tòa. Thông tư gồm 6 điều và có hiệu lực từ ngày 16-6.
Theo An Ninh Thủ Đô
Giả danh phóng viên truyền hình, chiếm đoạt tiền doanh nghiệp
Nhận "hợp đồng" với một doanh nghiệp, Bùi Xuân Hiệu đã từ tỉnh Ninh Bình mò vào tận tỉnh Quảng Nam để rung dọa doanh nghiệp khác, qua đó cùng đồng bọn chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
CQĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 3 bị can gồm: Bùi Xuân Hiệu, 41 tuổi, trú tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; Dương Kiều Trang, 23 tuổi, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội; và Phan Bùi Khang, 29 tuổi, trú tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Trong số này, bị can giữ vai trò chủ mưu là Bùi Xuân Hiệu, nguyên phóng viên một cơ quan báo chí tại tỉnh Ninh Bình.
Ngày 4-1-2014, tại trụ sở Công ty CP Kính nổi Chu Lai (địa chỉ tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), cơ quan công an bắt quả tang Hiệu, Khang và Trang đang "đóng vai" phóng viên Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện phóng sự tại công ty này nhằm chiếm đoạt 3.000 USD. Cơ quan công an thu giữ của Hiệu 3.000 USD, 1 thẻ nhà báo; thu của Phan Bùi Khang hơn 27 triệu đồng, 1 thẻ nhà báo, 1 thẻ ra vào cơ quan. Cùng ngày, CQĐT đã ra lệnh khám xét khẩn cấp đối với 3 đối tượng nêu trên, qua đó phát hiện thu giữ của Khang 2 con dấu "Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam" và "Trung tâm Tin học, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương", 1 bản in màu thẻ nhà báo mang tên Phan Bùi Khang (chưa hoàn chỉnh), 2 giấy giới thiệu giả chưa sử dụng.
Kết quả điều tra cho thấy, do mục đích cạnh tranh không lành mạnh nên giám đốc một doanh nghiệp có địa chỉ ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã thuê Hiệu làm một số phóng sự về việc nhà máy của Công ty CP Kính nổi Chu Lai gây ô nhiễm môi trường. Hiệu đã rủ Khang tham gia, và Khang kéo thêm Trang vào cuộc.
Sau khi tiếp xúc với lãnh đạo Công ty CP Kính nổi Chu Lai, trước thái độ trọng thị của doanh nghiệp, nhóm Hiệu đã đặt vấn đề với lãnh đạo công ty làm phóng sự quảng bá thương hiệu, thành tích. Sau đó Hiệu và Khang còn nhắn tin gửi thư mời và đề nghị lãnh đạo Công ty CP Kính nổi Chu Lai hỗ trợ tiền vé máy bay đi lại, hỗ trợ kinh phí để làm chương trình phát sóng trên truyền hình. Quá trình nhận tiền tại Công ty Kính nổi Chu Lai, nhóm "phóng viên truyền hình" này đã bị bắt quả tang.
CQĐT xác định Bùi Xuân Hiệu giữ vai trò chính trong vụ án. Hiệu đã trực tiếp nhận 150 triệu đồng của doanh nghiệp ở Ninh Bình, sau đó nhận 3.000 USD của Công ty CP Kính nổi Chu Lai. Khang và Trang giữ vai trò đồng phạm, đóng vai "phóng viên truyền hình". Ngoài ra, Phan Bùi Khang đã thuê người làm giả 2 con dấu "Trung tâm Phim tài liệu và phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam", và "Trung tâm Tin học, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương"; cùng 2 giấy giới thiệu giả, thẻ nhà báo giả mang tên Khang.
Theo ANTD
Trung Quốc hủy hơn 14.000 thẻ nhà báo Cục báo chí, xuất bản, phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc ngày 22-4 ra thông báo, kể từ đầu năm 2013, nước này đã hủy 14.455 thẻ nhà báo trong các cuộc trấn áp quy mô toàn quốc nhằm vào những nhà báo không có thật. Cũng theo cơ quan trên, tổng cộng 216 báo và tạp chí bất hợp...