Không có rào cản trong hoạt động tôn giáo ở Việt Nam
Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền.
Luận điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt động.
Sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam
Họ nêu ra các vấn đề rằng, “nhiều văn bản pháp luật Việt Nam về tôn giáo, dân tộc không tương đồng với Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”. Thậm chí, họ còn trắng trợn phê phán, xuyên tạc “Luật tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là tạo ra cơ sở pháp lý để đàn áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “là bước thụt lùi về tự do tôn giáo”.
Đồng thời họ còn cho rằng, Việt Nam đề ra chính sách pháp luật nhưng không thực hiện. Trong các Báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế hàng năm do Cục Dân chủ, nhân quyền và lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố đều nêu nội dung: “ Hiến pháp Việt Nam quy định quyền tự do tôn giáo, tuy nhiên Chính phủ vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động có tổ chức của nhiều tôn giáo”. Trong các báo cáo này còn nêu ra “các biện pháp hạn chế tự do tôn giáo”, “các trường hợp lạm dụng tự do tôn giáo…, một số tín đồ tôn giáo tiếp tục bị đàn áp hoặc sách nhiễu…”.
Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Các đối tượng còn tuyên truyền, chỉ trích, vu cáo “ chính quyền Việt Nam cấm đoán nhiều tổ chức, hệ phái tôn giáo hoạt động” và “kiểm soát chặt chẽ” hoạt động của các tổ chức tôn giáo đã được Chính phủ công nhận, “cấm mục sư Tin lành đi lại truyền đạo, cấm con em những người theo đạo đến trường”, yêu cầu chính quyền “chấm dứt sự phủ quyết đối với việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo” (thực tế, Vatican đã thỏa thuận với Chính phủ Việt Nam về việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam phải được Nhà nước Việt Nam chấp thuận).
Video đang HOT
Trong vấn đề đào tạo chức sắc tôn giáo, các đối tượng vu cáo “chính quyền hạn chế một cách “độc đoán” về số lượng sinh viên được phép đào tạo thành linh mục”.
Một số tổ chức, cá nhân trên các danh nghĩa khác nhau đã gặp gỡ, tiếp xúc số chức sắc, tín đồ có tư tưởng cực đoan, quá khích trong các tôn giáo như: Thích Không Tánh (Phật giáo), Nguyễn Văn Lý (Công giáo), Nguyễn Hồng Quang (Tin lành), Hứa Phi (Cao Đài),… để hậu thuẫn, kích động, hỗ trợ cho số này tiến hành hoạt động vi phạm pháp luật.
Khi những đối tượng này có hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý (bắt, giam giữ, truy tố, tù giam), họ thường có phản ứng quyết liệt để bênh vực, bảo vệ họ như: Phản đối, lên án ta đàn áp tôn giáo, yêu cầu ta phải trả tự do cho những người mà họ gọi là “tù nhân tôn giáo”, “tù nhân lương tâm”.
Sự phát triển mạnh mẽ của tôn giáo ở Việt Nam
Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như Hiến pháp năm 2013, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, Nghị định số 162/NĐ-CP ngày 31/12/2017 về biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng tôn giáo… Trong các văn bản pháp luật này đều khẳng định Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Điều 24, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”.
Đại lễ Phật đản Vesak 2019 tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Tam Chúc, Kim Bảng, Hà Nam. (Nguồn: Ban Tôn giáo Chính phủ).
Cùng với sự mở cửa, phát triển của đất nước, tôn giáo ở Việt Nam có sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ, đa dạng hơn. Năm 1990, Việt Nam có 6 tôn giáo, 3 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, cùng với một số loại hình tín ngưỡng dân gian gắn với các dân tộc.
Từ năm 2003, thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, Nhà nước đã công nhận tư cách pháp nhân cho 15 tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo với khoảng 19 triệu tín đồ (chiếm 23,5% dân số). Đến năm 2020, đã có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, khoảng 26,5 triệu tín đồ, sinh hoạt tôn giáo ở 29.660 cơ sở thờ tự.
Về chức sắc, năm 1990, nước ta có khoảng 38 nghìn chức sắc, nhà tu hành, đến nay tăng lên 61,2 nghìn chức sắc, 147,1 nghìn chức việc (tổng số chức sắc, chức việc khoảng 208,3 nghìn), trong đó tăng nhanh và nhiều nhất là chức sắc Phật giáo và đạo Tin lành.
Trước năm 2003, trung bình hằng năm có khoảng 7 nghìn lượt người tốt nghiệp hoặc hoàn thành các khóa đào tạo chức sắc do các tôn giáo tổ chức, nhưng từ 2003 đến năm 2018, trung bình hằng năm có khoảng 15 nghìn lượt người (tăng 215%).
Với 56 cơ sở đào tạo của các tôn giáo hiện có (gấp 3 lần so với năm 1990), cùng với nhiều hình thức đào tạo đa dạng, linh hoạt, tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn, cả ở trong nước và ở nước ngoài (đối với các tôn giáo ngoại nhập, có quan hệ quốc tế như Công giáo, đạo Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo) nên hàng ngũ chức sắc, chức việc tôn giáo ở Việt Nam ngày càng được đào tạo bài bản, nâng cao trình độ và uy tín, vai trò, ảnh hưởng đối với quần chúng tín đồ, không chỉ trong đời sống tinh thần mà cả trong đời sống xã hội.
Lợi dụng tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền là hoạt động xuyên suốt của những tổ chức, cá nhân và quốc gia thiếu thiện chí với Việt Nam. Trong khi thực tiễn là Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân; nỗ lực bảo đảm cho các tôn giáo được hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật.
Chuẩn bị xem xét, thông qua đề án thành lập TP Thủ Đức
Ngày 7/12, HĐND TP HCM Khóa IX tổ chức kỳ họp thứ 23 - kỳ họp thường kỳ cuối năm cuối cùng của nhiệm kỳ 2016-2021 để xem xét nhiều nội dung quan trọng. Kỳ họp dự kiến kéo dài đến hết ngày 9/12.
Một góc thành phố Thủ Đức dự kiến hình thành trong tương lai. Ảnh VOV.
Tham dự Kỳ họp thứ 23, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chia sẻ, dự kiến từ ngày 9 đến ngày 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc thành lập TP Thủ Đức thuộc TP HCM. Đây là những cơ sở pháp lý rất quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của TP HCM trong thời gian tới.
Về mô hình chính quyền đô thị, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, trọng trách của HĐND TP HCM sẽ tăng gấp 2-3 lần. Do đó, nhiệm vụ quan trọng của HĐND TP HCM là tham mưu cấp ủy, lựa chọn được người tiêu biểu, xứng đáng để giữ các vị trí hoạt động chuyên trách.
Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ yêu cầu, kỳ họp lần này là kỳ họp thường lệ cuối năm cuối cùng của nhiệm kỳ IX, 2016-2021. Đây là dịp để HĐND TP nhìn nhận lại những vấn đề đã khẳng định với cử tri trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chủ tịch HĐND TP đề nghị, các vị đại biểu tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, tập trung trí tuệ, dành thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, góp phần vào thành công của kỳ họp.
Về nội dung kỳ họp này, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ cho biết, HĐND TP sẽ tập trung xem xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020, nhiệm vụ và giải pháp năm 2021. HĐND TP sẽ tiến hành chất vấn đối với Chủ tịch UBND TP về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác điều hành của UBND TP và việc thực hiện các cam kết sau các Chương trình "Lắng nghe và trao đổi", "Đối thoại cùng chính quyền TP".
HĐND TP cũng sẽ nghe các báo cáo liên quan đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các cơ quan liên quan. Tiến hành công tác nhân sự và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội sẽ trả lời chất vấn 2 nội dung quan trọng nào? Kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội sẽ chất vấn và trả lời chất vấn 2 nhóm nội dung: công tác quản lý, khai thác cát, sỏi lòng sông và việc thực hiện 2 bộ Quy tắc ứng xử. Sáng 7/12, HĐND TP Hà Nội khóa XV tổ chức kỳ họp thứ 18, nhiệm kỳ 2016 -2021. Tại kỳ họp này, HĐND...