‘Không có ôtô, ngày lễ, Tết rất khổ tâm’
Bố tôi đứng ở ngã tư đường chờ gọi taxi, bộ vest ông mặc ướt sũng dưới trời mưa xuân ngày Tết.
Gia đình bên nội tôi có 6 người: bố, mẹ (đều đã gần 60 tuổi), em gái và gia đình nhỏ 3 người của tôi. Nhà tôi không phải không có điều kiện. Bố mẹ tôi có một căn nhà mặt tiền ở Hà Nội đang cho thuê, ông bà cũng sỡ hữu và đang sống ở một căn chung cư 3 phòng ngủ cao cấp. Hàng tháng hai người thu về khoảng 40 triệu tiền thuê nhà và lương hưu, chưa kể vài cuốn sổ tiết kiệm gửi lấy lời, nói chung chẳng phải lo nghĩ gì nhiều.
Một chiếc xe 7 chỗ phù hợp dành cho gia đình đông người
Tuy nhiên, nhà tôi chưa bao giờ sở hữu ôtô. Bố tôi đã có bằng lái xe, ông rất thích lái xe, nhưng lúc nào cũng bàn lùi về việc mua xe. Ông viện đủ thứ lý do, rằng đi đâu thì gọi taxi, lái xe ra phố cổ ăn phở mà phải đỗ xa hàng km nó khổ ra, cả năm chẳng có việc gì phải đi ôtô mà phải mất phí hàng tháng nuôi nó…
Mọi chuyện cũng chẳng có gì, cho tới khi tôi lấy vợ và có con nhỏ. Giờ đây với gia đình 6 người, muốn đi cùng một chiếc taxi phải gọi xe 7 chỗ. Khổ nỗi, ở Hà Nội xe 7 chỗ rất hiếm. Đặc biệt vào ngày Tết taxi rất “chảnh”, đi cuốc ngắn không đi, đặt trước cũng không được.
Mua ô tô nếu gia đình đông người là cách để giải quyết vấn đề đi lại của cả nhà
Video đang HOT
Đã 3 năm rồi, cứ vào sáng mùng một Tết, một không khí u ám và căng thẳng bao trùm lấy gia đình tôi. Tất cả chỉ xoay quanh một chuyện – gọi taxi.
Bố tôi ra đứng đầu ngã tư, đăm chiêu chờ đợi một chiếc taxi không có khách đi qua. Em gái tôi thì chăm chú theo dõi ứng dụng đặt taxi trên điện thoại – không có xe. Mẹ tôi bấm điện thoại gọi hết người này tới người khác (lần nào đi taxi cũng xin số điện thoại để gọi), không ai rảnh.
15 phút, 30 phút, 1 tiếng, 2 tiếng trôi qua.. những cái thở dài, sự thất vọng hiện rõ lên khuôn mặt mỗi người mỗi người. Hành trình chỉ khoảng 20 km quanh Hà Nội để chúc Tết bà con họ hàng của nhà tôi còn nhiều chông gai lắm. Ngay cả khi bắt được một chiếc taxi (4 chỗ, bố mẹ tôi vẫn sẽ đi xe máy đi cùng), liệu anh tài xế có “mủn lòng” chờ 15-20 phút tại mỗi điểm đến không?
Nếu có điều kiện, hãy mua ô tô đa dụng để phục vụ gia đình
Chúng tôi phải đi thăm bên nội, bên ngoại, nhà cô, dì, chú, bác, mỗi nhà cách nhau chừng 2 km – quãng đường đó, liệu có bác tài nào chịu đi. Mẹ tôi đã không ít lần khóc ra nước mắt, vì chứng kiến vợ tôi phải ôm con nhỏ đứng dưới trời mưa xuân ngày Tết cả tiếng đồng hồ mà không bắt được xe. Bao nhiêu lần lời qua tiếng lại, giận hờn, chỉ vì bác tài đã hứa sẽ đợi 15 phút, mà rồi vẫn bỏ đi.
Xung quanh, bao gia đình ăn mặc xúng xính, tươm tất đi du xuân trên những chiếc Morning hay i10. Những bản nhạc xuân rộn rã phát ra từ những bộ stereo mặc dù không đắt tiền nhưng cũng đủ khiến lòng người xao xuyến. Trong khi nhà tôi thừa sức mua một chiếc xe 7 chỗ 1-2 tỷ, nhưng vẫn chọn gửi tiền trong ngân hàng đế lấy tiền lời… đi taxi.
Theo Cartimes
Con gái bị mẹ chồng "trả về nhà ngoại giáo dục lại", mẹ đẻ nói một câu khiến bà thông gia sượng mặt
Biết con gái phải chịu cảnh tủi cực bấy lâu nay nhưng vẫn cố nhẫn nhịn, lần này, bà Hương không nhịn nữa mà làm cho ra ngô ra khoai.
Bà Hương có một cô con gái duy nhất tên Hoa. Hoa ngoan ngoãn, hiếu thảo, xinh xắn, học hành chăm chỉ, từ nhỏ cô đã là niềm tự hào của bố mẹ.
25 tuổi, Hoa kết hôn với Dũng, một người bạn học từ thời cấp 3. Dũng là người đàn ông khá hiền lành, nếu không muốn nói là có chút nhu nhược, anh rất nghe lời bố mẹ, hoàn toàn không có quan điểm riêng của bản thân. Gia đình Dũng rất khá giả, tuy nhiên, bà Lan - mẹ của anh thì nổi tiếng ghê gớm. Gả con gái cho gia đình Dũng, mẹ Hoa cũng lo lắng lắm. Nhưng rồi, "ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên", bà tôn trọng sự lựa chọn của con gái và luôn mong con được sống một cuộc sống hạnh phúc.
Ngay từ những ngày đầu về làm dâu nhà bà Lan, Hoa đã gặp phải không ít khó khăn, áp lực, vừa phải đi làm kiếm tiền, vừa phải vun vén, chăm lo cho cuộc sống gia đình nhà chồng. Mỗi ngày, Hoa đều dậy từ rất sớm, đi chợ mua đồ tươi về nấu ăn sáng sau đó chuẩn bị đồ ăn trưa cho bố mẹ chồng mới đi làm. Đến chiều tan sở, Hoa lại tất bật đi chợ, mua thực phẩm về nấu cơm tối rồi lại rửa bát.
Hoa phải chịu cảnh khổ sở, tủi cực ở nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Nhà rộng thênh thang nhưng mỗi ngày phải lau một lần, rác đổ sạch sẽ. Xong xuôi, Hoa lại qua từng nhà vệ sinh thu dọn quần áo bẩn của mọi người đem giặt, quần áo khô thì thu xuống, gấp gọn gàng và trả về từng phòng... Nhà có một cô em chồng nhưng tuyệt đối không bao giờ động chân động tay vào việc gì, chỉ có mình Hoa làm hết.
Bà Lan thỉnh thoảng lại ốm đau, cũng chỉ có một tay Hoa đưa mẹ đi khám bệnh, cắt thuốc và chăm sóc tận tình cho bà. Hết lòng với nhà chồng là vậy, nhưng chẳng bao giờ Hoa được nhà chồng ghi nhận. Trong mắt họ, Hoa chỉ là một người dưng không hơn không kém. Họ cho rằng mình bỏ chút lễ vật ra đón cô về làm dâu thì muốn làm gì cũng được.
Bố mẹ chồng và cả em chồng xét nét Hoa từng chút một, đã không làm nhưng còn hay chê bai. Sống chung một nhà cũng lắm mâu thuẫn xảy ra, suốt bao lâu nay Hoa vẫn nhịn, nhưng ai cũng thế, cái gì cũng chỉ có giới hạn của nó, làm sao Hoa có thể chịu đựng mãi được. Trong một lần mâu thuẫn với mẹ chồng, Hoa có nói lại vài câu. Ngay lập tức, cô bị bà cho là láo, bà gọi điện luôn cho mẹ đẻ của Hoa rồi bảo: " Chị sang đón con về mà giáo dục lại".
Nhận được cuộc điện thoại của thông gia, bà Hương lập tức sang luôn. Nghe xong đầu đuôi câu chuyện, bà Hương bảo Hoa dọn dẹp đồ đạc rồi đi về với bố mẹ, không phải sống tiếp cảnh khổ cực thế này làm gì nữa. Thấy chị thông gia nói vậy, bà Lan lớn tiếng mỉa mai: " Cứ dạy con như thế bảo sao nó hư, đúng là con hư tại mẹ".
Bà Hương lên tiếng đối đáp lại với bà Lan, quyết kéo con gái về để thoát khỏi cuộc sống tăm tối. (Ảnh minh họa)
Nhìn thẳng vào mắt chị thông gia quý hóa, bà Hương bảo: " Con gái tôi về làm dâu nhà chị, chị từng bảo xem nó như con cái trong nhà, thế mà động tí chị đã đòi trả nó về cho bố mẹ giáo dục lại. Như thế là sao?".
- "Nó làm dâu nhà tôi nhưng nó vẫn là con đẻ của chị, chị phải có trách nhiệm với nó".
- "Vậy bao lâu nay nó phục vụ gia đình chị như một người giúp việc, sao chẳng bao giờ thấy chị bảo cho nó về chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ đẻ vài hôm?".
Nghe bà Hương nói vậy, bà Lan ngại ra mặt, không nói thêm được câu gì mà nguây nguẩy đi lên nhà. Còn bà Hương lập tức kéo Hoa về nhà mình. Biết con gái phải sống cảnh tủi nhục đã lâu nhưng bà Hương vẫn cố gắng động viên con, đến hôm nay bà nhận ra nếu cứ bắt Hoa phải sống cảnh như vậy mãi thì chỉ làm khổ cô thêm mà thôi.
Theo afamily.vn
Khi phụ nữ lui về làm 'lợi ích chìm' của chồng Chấp nhận tự "tụt hạng", vui vẻ nhận phần vai "lợi ích chìm" của chồng không phải là một quyết định dễ dàng đối với người phụ nữ có trình độ chuyên môn và nghề nghiệp ổn định. Trong bữa tối quây quần bên nhau như mọi hôm, Bu - con trai thứ của tôi hỏi: - Bố ơi, niềm đam mê của...